Wednesday, 5 April 2023

CHUYÊN GIA : VIỆT NAM NÊN NÂNG CẤP QUAN HỆ VỚI HOA KỲ CÀNG SỚM CÀNG TỐT (RFA)

 



Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

RFA

2023.04.03

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-us-should-upgrad-relationship-to-strategic-partnership-04032023144749.html

 

Năm nay là thời điểm thuận lợi nhất để Việt Nam có thể nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên tầm Đối tác chiến lược, trước khi bỏ lỡ nhiều lợi ích mà Hoa Kỳ có thể mang lại, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng.

 

Đó nhà nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu chính trị sau cuộc điện đàm của Tổng bí Thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/3 vừa qua.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-us-should-upgrad-relationship-to-strategic-partnership-04032023144749.html/@@images/70b16d4b-c3e4-4579-8c05-30ea773339d8.jpeg

TBT VN Nguyễn Phú Trọng và TT Joe Biden đã từng gặp nhau vào năm 2015 .  AFP

.

.

Khả năng nâng cấp mối quan hệ

 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore Lê Hồng Hiệp, cho biết hiện giờ vẫn chưa thể khẳng định được Việt Nam và Hoa Kỳ có nâng cấp mối quan hệ trong năm nay hay không. Tuy nhiên, theo ông, những chuyển động như cuộc điện đàm vừa rồi là những dấu hiệu tích cực cho mối quan hệ ngoại giao hai nước. 

 

“Tôi nghĩ là vẫn chưa khẳng định được, dù ít khả năng không có nghĩa là không thể xảy ra. Điều này còn phụ thuộc vào quyết tâm của hai bên, đặc biệt là phía Việt Nam như thế nào. Thứ hai là có dịp nào phù hợđể mà tiến hành nâng cấp hay không.”

 

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp dẫn ra ba mốc thời gian thích hợp để nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác chiến lược: thứ nhất là trong năm nay, đúng dịp kỷ niệm 10 năm thiết lp mối quan hệ Đối tác toàn diện; thứ hai kỷ niệm 30 năm Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam vào năm 2024, và một dịp nữa là năm 2025, đánh dấu 30 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt-Mỹ:

 

“Nếu nhìn vào ba mốc thời gian đó thì có lẽ là năm 2023 là năm phù hợp nhất.

Lý do là bởi vì năm 2024 là năm bầu cử của Mỹ thì nước Mỹ sẽ rất bận rộn với các vấn đề ở trong nước và có lẽ là sẽ không có đủ sự quan tâm cho quan hệ Việt-Mỹ, bản thân các quan chức cấp cao của Mỹ cũng không có thời gian để tiến hành các chuyến thăm hoặc tiếđón lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam để tiến hành việc nâng cấp. 

Còn năm 2025 thì (Mỹ - PV) có chính quyền mới, họ cũng sẽ bận rộn với việc thiết lp bộ máy và các vấn đề nghị sự trong nước.”

 

Từ Hoa Kỳ, trả lời RFA qua email, ông Vũ Xuân Khang, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành An ninh quốc tế tại Đại học Boston (Boston College) cũng cho rằng cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo đã làm tăng khả năng đó đáng kể, nhất là khi Mỹ đã bổ sung thêm một từ quan trọng trong chính sách với Việt Nam sau cuộc gọi:

 

“Thay vì đơn thuần là ủng hộ một Việt Nam "vững mạnh, độc lập, thịnh vượng" thì nay đã là một Việt Nam "vững mạnh, độc lập, kiên cường, và thịnh vượng." Tuy vậy, hiện giờ là quá sớm để kết luận về khả năng nâng cấp quan hệ khi hai nhà lãnh đạo vẫn chưa thống nhất thời gian Tổng thống Biden hay Tổng Bí Thư Trọng thăm viếng lẫn nhau.” 

 

Thạc sỹ Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về Quốc phòng và An ninh hàng hải, nhận định rằng, nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể sang Mỹ vào tháng Bảy, nhân dịp kỷ niệm 10 năm nâng cấp lên Đối tác toàn diện, thì khả năng nâng cấp lên Đối tác chiến lược là khoảng 80%.

 

Nếu ông Trọng vì vấn đề sức khoẻ không sang được Hoa Kỳ thì đến cuối năm, vẫn còn một cơ hội để nâng cấp mối quan hệ là khi tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sang Hoa Kỳ dự APEC vào cuối năm nay:

 

“Mà chuyện này cũng khá là bất ngờ bởi vì trong suốt năm năm qua Mỹ luôn luôn là nước thúc đẩy cho việc nâng cấp mối quan hệ giữa hai bên, Việt Nam lại chính là nước chưa muốn nâng cấp thì hiện tại có vẻ như rất nhiều điều kiện cho thấy Việt Nam thay đổi  cái tư duy đó rồi.”

 

.

Việt Nam thay đổi quan điểm

 

Theo thạc sỹ Thế Phương, Việt Nam hiện giờ đã muốn nâng cấp mối quan hệ với Mỹ, chứ không như trước đây, Việt Nam vẫn hay chần chừ trước đề nghị thúc đẩy quan hệ từ phía Hoa Kỳ.

 

Nguyên nhân, theo ông Phương thì có nhiều yếu tố. Thứ nhất là sau chuyến thăm Trung Quốc của TBT Trọng vào tháng 10/2022, Trung Quốc có thể đã không phản ứng mạnh chuyện Việt nam nâng cấp quan hệ với Mỹ:

 

“Về mặt quan hệ, đặc biệt là trong mối quan hệ tam giác Việt - Trung - Mỹ, trước khi thiết lp một mối quan hệ nào đó với Mỹ thì thường là Việt Nam phải thăm dò Trung Quốc trước.

Và sau chuyến thăm đó thì có vẻ như là Trung Quốc cũng không có bất kỳ phản đối nào lớn đối với việc Việt Nam có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ.”

 

Yếu tố thứ thứ hai khiến Việt Nam phải tính toán lại đó là do cuộc chiến Nga - Ukraine làm tắc nghẽn kế hoạch hiện đại hoá quân sự của Việt Nam:

“Có thể nguyên nhân là do cuộc chiến Nga - Ukraine đã làm đảo lộn khá nhiều tính toán, đặc biệt là về mặt an ninh và quốc phòng. Quan trọng nhất vẫn là chuyện Việt Nam không thể mua vũ khí của Nga trong hiện tại nữa.

Việc nâng cấp mối quan hệ với Mỹ một phần giúp cho Việt Nam đẩy mạnh hơn mối quan hệ về an ninh quốc phòng với các đồng minh của Mỹ như Nhật hay Hàn Quốc…”

 

Ngoài ra, ông Phương cũng chỉ ra một nguyên do khác khiến Việt Nam thay đổi ý định, mà ông gọi là “niềm tin chiến lược”. Có một bộ phận bên trong lãnh đạo Việt Nam không tin Mỹ bởi vì khác biệt về ý thức hệ. Bây giờ, người đứng đầu phe bảo thủ là TBT Trọng sang Mỹ để nâng cấp mối quan hệ, phần nào sẽ khiến cho phe bảo thủ tin rằng Mỹ không có ý định thay đổi chế độ ở Việt Nam: 

 

“Bây giờ, nếu nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác chiến lược thì có vẻ như nhóm bảo thủ nhất ở trong đảng họ phần nào cũng xuôi xuôi, niềm tin chính trị giữa Mỹ và Việt Nam nó tốt hơn trước đó.”

 

Kinh tế cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam thay đổi, ông Thế Phương dự đoán tình hình kinh tế Việt Nam trong năm nay sẽ rất căng thẳng. Do đó, Việt Nam cần cần phải có cú hích từ bên ngoài, đặc biệt là từ nhóm tư bản:

 

“Nó cũng có thể là sự thảo luận giữa các nhóm bên trong Đảng rằng nâng cấp mối quan hệ đi để còn có cái lực đẩy kinh tế lên và đẩy những thứ khác lên.”

 

.

Càng sớm càng tốt 

 

Theo quan điểm của tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, Việt Nam nên đồng ý nâng cấp mối quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt, trước khi mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng hơn:

 

“Năm nay, về mặt thời điểm thì nó cũng thuận lợi ở chỗ là những rào cản hay lo ngại của Việt Nam rằng là việc nâng cấp mối quan hệ với Mỹ có thể làm cho Trung Quốc phản ứng.

Lập luận của tôi lâu nay vẫn cho rằng Việt Nam nên nâng cấp mối quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt, khi mà mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chưa căng thẳng tới mức mà bất cứ hành động nào của Việt Nam đối với một bên, thì đều bị diễn dịch bởi bên còn lại là hành động chống nước đó.

Chính vì vậy mà để càng lâu thì cơ hội để Việt Nam tiến hành nâng cấp mối quan hệ một cách tương đối bình thường sẽ giảm xuống.”

 

Ngoài ra, theo tiến sỹ Hiệp, việc chậm trễ trong nâng cấp mối quan hệ còn khiến Việt Nam bỏ lỡ nhiều lợi ích từ Mỹ:

 

“Trong dài hạn, nếu Việt Nam không thể hiện sự nhiệt thành đáp lại thiện chí của Hoa Kỳ thì họ có thể nản lòng và họ sẽ chuyển sang các đối tác khác, để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của họ.

Bởi vì mục tiêu của họ thì họ phải theo đuổi và họ phải tìm những đối tác để cùng hướng tới những mục tiêu đó. Trong trường hợđối tác và họ mong muốn không có sự phản hồi lại thì bắt buộc họ phải tìm đối tác khác mà thôi. 

Tôi nghĩ đó sẽ là một điều nuối tiếc cho Việt Nam và sẽ khiến cho Việt Nam lỡ một dđể nâng cấp mối quan hệ với người Mỹ trong bối cảnh Mỹ là một đối tác càng ngày càng quan trọng đối với Việt Nam, không chỉ về kinh tế mà còn về chiến lược quân sự, quốc phòng…”

 

Đó là những nguyên do mà ông Hiệp cho rằng năm nay là năm phù hợp nhất và Việt Nam nên nâng cấmối quan hệ với Mỹ, trước khi quá trễ và trước khi để vuột mất cơ hội phù hợp nhất.

 

      *****

 

Phần 2: Lợi - hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ

RFA

2023.04.03

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/benefits-for-vietnam-if-upgrading-relations-with-us-04032023145438.html

 

Nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam sẽ có cơ hội nâng cao vị thế của mình và nâng cấp hệ thống quân đội. Bên cạnh đó, cũng có lo ngại rằng hành động này sẽ làm Trung Quốc không hài lòng, từ đó sẽ gia tăng các hành động gây hấn trên Biển Đông.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/benefits-for-vietnam-if-upgrading-relations-with-us-04032023145438.html/@@images/62508ebe-f449-44d9-a95b-8795efb4f468.jpeg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tiếp Ông Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07 tháng 4 năm 2015. AFP

 

Các chuyên gia về chính trị, quan hệ quốc tế và an ninh hàng hải, trong bài viết này, sẽ phân tích góc nhìn của họ về những mặt lợi và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi xích lại gần hơn với Mỹ. 

 

.

Hợp thức hoá mối quan hệ

 

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng khẳng định rằng dù chưa phải là Đối tác chiến lược, nhưng trên thực tế, “quan hệ Việt - Mỹ đã ở tầm chiến lược và nói rộng ra, mối quan hệ này mang cả tính toàn diện và tính chiến lược.

 

Tiến sỹ Hồng Hiệp cho rằng nếu như không có một khuôn khổ chính trị hay pháp lý để tạo điều kiện cho các hoạt động được thực hiện thì nhiều dự án hợp tác hai bên có thể sẽ không bao giờ được triển khai. Đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng…

 

Lấy ví dụ, khi Mỹ muốn chuyển giao một số trang thiết bị quốc phòng hay vũ khí cho Việt Nam, nếu như hai bên đã có một khuôn khổ Đối tác chiến lược thì việc thông qua các biện pháp hợp tác như vậy sẽ sẽ thuận lợi hơn:

 

“Tôi đồng ý ở một mức độ nào đó là cho dù không có tuyên bố hay là hiệđịnh Đối tác chiến lược thì quan hệ song phương vẫn sẽ tiếp tục phát triển như lâu nay, bởi vì hai bên vẫn cần nhau về mặt kinh tế chính trị và chiến lược.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển này có thể sẽ bị kìm hãm nếu không có những công cụ hay khuôn khổ chính trị - pháp lý để tạo điều kiện cho nó phát triển một cách nhanh chóng.”

 

Theo ông Thế Phương, rõ ràng là cái tên cũng rất quan trọng, bởi vì nó định hình bản chất và nó định hình “niềm tin chiến lược” khi Việt Nam đưa Mỹ lên ngang hàng với một số đối tác lớn khác:

 

“Cái quan trọng nhất là nó mở rộng hơn nữa tư duy hợp tác. Nó tạo ra thêm dư địa để hợp tác trong tương lai, chứ còn nội hàm hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ nó đã rất là tốt rồi, đặc biệt là những vấn đề phi an ninh như y tế, đầu tư, chuỗi cung ứng và vai trò của Việt Nam trong mạng lưới mà Mỹ dẫn dắt khu vực…

Nó sẽ giúp cho Việt Nam và Mỹ hợp tác được ở những lĩnh vực mà trước đây Mỹ và Việt Nam chưa hợp tác, ví dụ như là “không gian” và kết nối vào một số mạng lưới quan trọng, chuyển giao công nghệ và đặc biệt là an ninh quốc phòng.”

 

Ngoài ra, ông Phương cho rằng, khi mà đã nâng cấp mối quan hệ thì những nút thắt về niềm tin sẽ nới lỏng. Khi đó, hai nước sẽ có sự tin tưởng nhất định để phát triển hơn nữa mối quan hệ trong tương lai.

 

.

Lợi ích

 

Theo quan điểm của tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, việc nâng cấp mối quan hệ hai bên lên Đối tác chiến lược có hai lợi ích chính. Thứ nhất là nâng cao vị thế của Việt Nam, và thứ hai là tạo điều kiện để làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt - Mỹ trong bối cảnh mà Mỹ càng ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam trên mọi lĩnh vực:

 

“Về lợi ích thì nó thể hiện vai trò vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ được nâng lên và Việt Nam sẽ có cơ sở chính trị và pháp lý để tiến hành các hoạt động nâng cao hoặc là làm sâu sắc hơn quan hệ với Hoa Kỳ.”

 

Thạc sỹ Nguyễn Thế Phương cũng ủng hộ phát triển mối quan hệ Việt - Mỹ lên một tầm cao mới. Bởi, khi đó, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc hiện đại hoá quận đội:

 

“Nguyên nhân lớn nhất là tập trung quá nhiều vào vũ khí của Nga, mà thông qua cuộc chiến Nga Ukaine chúng ta có thể thấy là nó bộc lộ cực kỳ nhiều thứ và nhiều vấn đề.

Những thứ vũ khí vốn trước đây được Việt Nam tung hô thì giờ nó bộc lộ trên thực tế rất nhiều vấn đề. Cuộc chiến đó nó còn cho ta thấy là bây giờ dựa vào Nga là tiêu.

Trước cuộc chiến đó, 60 - 70% vũ khí của Việt Nam là nhập khẩu từ Nga. Mình nghĩ rằng nếu muốn thay đổi, đẩy mạnh đa dạng hóa về mặt trang thiết bị, hiện đại hóa thì bắt buộc phải tương tác nhiều hơn với phương Tây, và muốn tương tác được với phương Tây thì phải tương tác tốt với Mỹ.”

 

Ông Phương cảnh báo nếu bỏ lỡ cơ hội này thì quá trình hiện đại hóa sẽ chậm lại, kéo theo những lợi ích trên biển Đông sẽ bị ảnh hưởng. Tương quan trên Biển giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ chênh lệch ngày càng lớn hơn.

 

.

Rào cản từ Trung Quốc

 

Ông Vũ Xuân Khang cho biết rào cản lớn nhất vẫn là thái độ của Trung Quốc với các biến chuyển trong quan hệ Việt - Mỹ. Việt Nam được hưởng lợi từ sự ổn định trong quan hệ Việt - Trung nhiều hơn là nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ do Trung Quốc là nước có ảnh hưởng lớn nhất đến an ninh của Việt Nam:

 

“Quan hệ Việt - Trung ổn định trước hết sẽ giúp Việt Nam tránh bị Trung Quốc tạo các áp lực quân sự và chạy đua vũ trang không cần thiết.

Thứ hai, giữ vững quan hệ Việt - Trung cũng giúp Việt Nam duy trì quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam đang cần hồi phục kinh tế sau đại dịch.

Nếu Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ và làm Trung Quốc không hài lòng, có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ gia tăng các hành động gây hấn trên biển Đông để răn đe Việt Nam đừng tin tưởng vào lời hứa của Mỹ.”

 

Chưa kể, theo ông Khang, nếu Trung Quốc nhìn nhận Việt Nam thực sự đang cố hợp tác với Mỹ để kiềm tỏa Trung Quốc về lâu dài, họ sẽ lại dạy cho Việt Nam một bài học như cách họ đã làm vào năm 1979.

 

Ngược lại, tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cho rằng nếu không sớm tiến hành nâng cấp mối quan hệ với Mỹ, Việt Nam chỉ có thiệt chứ không có được lợi ích gì.

 

Trước giờ, Việt Nam luôn giả định rằng Trung Quốc sẽ có các hành động trả đũa hoặc là gây áp lực về kinh tế hay quân sự trên Biển Đông, trong trường hợp Việt Nam có mối quan hệ gần hơn với Mỹ:

 

“Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn ở chỗ là quan hệ Đối tác chiến lược của Việt Nam cũng là một điều rất bình thường, nó cũng chỉ là một tuyên bố chính trị chứ không phải là một liên minh quân sự, cho nên là khó có thể tạo ra một phản ứng quá mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.”

 

Trung Quốc tất nhiên là không muốn Việt Nam xích li gần với Mỹ. Tuy nhiên, theo ông Hiệp, việc nâng cấp mối quan hệ này không phải là một cái gì đó quá to tát hay thách thức đối với Trung Quốc đến mức khiến Trung Quốc phải tìm cách để gây sức éđối với Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh mà càng gây sức éđối với Việt Nam thì Việt Nam càng có lý do để rời xa Trung Quốc và xích li gần Mỹ. Đó cũng là điều mà Trung Quốc không mong muốn.

 

Về mối lo ngại rằng Việt Nam phát triển quan hệ với Mỹ thì sẽ bị Trung Quốc trừng phạt về mặt kinh tế, tiến sỹ Hiệp cho biết thực ra, vị thế  của Việt Nam bây giờ cũng đã khác rất xa so với thời 1970 - 1980, khi Việt Nam không có nhiều sự lựa chọn và phải phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Bây giờ Việt Nam đã có những đòn bẩy để có thể lựa chọn:

 

“Nhiều người lo ngại trong trường hợp Việt Nam phát triển quan hệ với Mỹ thì sẽ bị Trung Quốc trừng phạt về mặt kinh tế.

Tuy nhiên chúng ta phải nhìn thấy là quan hệ kinh tế là quan hệ hai chiều. Việt Nam nhập khẩu rất nhiều từ Trung Quốc, Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Việt Nam về mặt thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam mua nhiều từ Trung Quốc cũng có nghĩa là Trung Quốc bán sang cho Việt Nam rất nhiều.

Trong trường hợp mà họ có các biện pháđể cắt đứt hoặc hạn chế thương mại Việt Nam thì không chỉ Việt Nam thiệt hại mà Trung Quốc cũng chịu thiệt hại. Cho nên là Trung Quốc cũng sẽ phải rất cân nhắc.”

 

Về giả định Trung Quốc có thể sử dụng quân sự để gây sức ép với Việt Nam trên Biển Đông. Tiến sỹ Hồng Hiệp nói:

 

“Từ rất lâu nay rồi Việt Nam không có nâng cấp mối quan hệ với Mỹ thì Trung Quốc vẫn thường xuyên gây sức ép với Việt Nam ở trên Biển Đông.”

 

Bây giờ, nếu Việt Nam tiến hành một hoạt động ngoại giao, mà theo ông Hiệp là bình thường. Nó thể hiện chủ quyền, sự tự chủ và phục vụ rất là tốt cho lợi ích của Việt Nam, thì những sức ép như vậy đối với Việt Nam cũng là điều bình thường, không phải là cái giá quá đắt. Hơn nữa, hành động nâng cấp mối quan hệ với Mỹ nó cũng không nghiêm trọng tới mức khiến Trung Quốc tấn công quân sự Việt Nam, ông Hiệp kết luận.

·         







No comments:

Post a Comment

View My Stats