Monday, 2 January 2023

CHÀO 2023, NĂM ĐẦU TIÊN SAU ĐẠI DỊCH (Lê Tây Sơn / Saigon Nhỏ)

 



Chào 2023, năm đầu tiên sau đại dịch

Lê Tây Sơn  -  Saigon Nhỏ

1 tháng 1, 2023

https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/chao-2023-nam-dau-tien-sau-dai-dich/

 

Những gì đã thay đổi con người sau đại dịch? Hãy nghe ý kiến (trích) của nhà bình luận thời sự Megan McArdle trên tờ The Washington Post số cuối năm.

 

“Bình thường mới” thay cho “bình thường cũ”

 

Tôi biết coronavirus vẫn ở bên chúng ta và vẫn gây ra chết chóc, nhưng tương lai gần chúng sẽ biến mất hoàn toàn. Hiện nay, mọi người chỉ đơn giản là không còn sẵn sàng xem Covid-19 như một “trường hợp khẩn cấp” đòi hỏi các biện pháp phi thường để chống lại, đặc biệt là lockdown và bắt buộc tiêm vaccine. Dù tốt hay xấu (và bất chấp những nỗ lực tốt nhất của nhiều tổ chức có thiện chí) năm 2022 là năm chúng ta cùng nhau quyết định “đã đến lúc trở lại bình thường”.

 

Và hầu như không có gì đảo ngược được quyết tâm này sau những trải nghiệm đau thương ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, từ sức khoẻ thể xác, tâm thần đến sức khoẻ kinh tế. “Quay lại” không có nghĩa là trở lại bình thường như năm 2019 lúc Covid chưa xuất hiện. Đại dịch đã để lại dấu ấn vĩnh viễn, như điều virus thường làm, và sẽ không bao giờ có “bình thường cũ” mà là “bình thường mới”.

 

Tôi không cần phải nói với bạn cách chúng ta làm việc hiện nay không còn hoàn toàn giống như trước, bởi vì rất có thể bạn đang đọc bài này khi ngồi làm việc ở nhà hay từ xa. Theo Kastle, công ty cung cấp hệ thống an ninh cho nơi làm việc, lượng người có mặt hàng ngày tại văn phòng ở một số thành phố lớn nhất nước Mỹ hiện chỉ ở mức trung bình khoảng một nửa so với trước đại dịch. Riêng thủ đô Washington, D.C thấp hơn mức trung bình một chút.

 

Thay đổi môi trường làm việc không còn là chuyện của những người sợ bị nhiễm Covid nữa mà đó là kết quả của việc cả giới chủ lẫn người lao động đều khám phá ra cuộc sống thoải mái và ngọt ngào như thế nào khi chúng ta không phải đến nơi làm việc hàng ngày! Ngoài ra còn nhiều khoản tiết kiệm và ích lợi khác nhờ làm việc ở nhà. Tôi cũng không cần phải nhắc bạn còn có những thay đổi lớn khác tại các thành phố.

 

Tính bình quân, lưu lượng người đi bộ vào các ngày trong tuần ở trung tâm thành phố vẫn thấp hơn khoảng 1/3 so với năm 2019 và lượng hành khách sử dụng phương tiện công cộng chỉ bằng khoảng 2/3 so với trước đây. Điều này cho thấy có sự thay đổi vĩnh viễn trong nhịp sống và sinh hoạt hàng ngày tại các đô thị, với hoạt động kinh tế hàng ngày di chuyển ra các vùng ngoại vi, gồm cả vùng ngoại ô cách xa trung tâm thành phố để người quản lý có thể đến văn phòng chỉ một hoặc hai lần một tuần.

 

Thực tế này buộc chính quyền các thành phố phải thiết kế lại khu vực trung tâm theo hướng dành cho các hoạt động giải trí và cư trú nhiều hơn là cho không gian làm việc để các nhân viên văn phòng đến làm việc nhiều ngày mỗi tuần. Ngoài ra còn có các điều chỉnh khác đi kèm. Chính phủ liên bang cũng sẽ phải vất vả để điều chỉnh và thích nghi với một nền kinh tế “bình thường mới” khi nền kinh tế “bình thường cũ” dường như đã chính thức kết thúc.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/yoav-aziz-T4ciXluAvIE-unsplash-scaled.jpg

Minh họa: Unsplash

 

Đã có lúc các chính phủ tưởng họ có thể vay bất kỳ khoản tiền nào theo đúng nghĩa đen, dựa vào các ngân hàng trung ương (như FED) nhờ lãi suất thấp. Nay, khi lạm phát tăng vọt, loại tư duy đó đã bị dập tắt. Nhưng “tiền khó vay” cũng có cái hay của nó. Chính tiền vay dễ đã đẩy giá nhà lên cao, tạo nguồn tài trợ dồi dào cho các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon và giúp các chính trị gia khỏi phải thương lượng với “đối thủ” bằng những “đánh đổi” khó nhằn.

 

Giờ đây, do lãi suất cao, tiền “dễ” không còn, các công ty công nghệ phải thắt lưng buộc bụng, thị trường nhà ở gần như đóng băng và những cuộc thương lượng ngân sách tại nghị trường trở nên khó khăn hơn đối với các chính trị gia không muốn “đánh đổi” trên bàn thương lượng để có được những gì họ muốn. Chính trường không còn dễ dàng như trước khi cần thông qua các dự luật liên quan đến tiền bạc.

 

Dành cho gia đình, thu hẹp quan hệ

 

Nhìn lại, chúng ta thấy giai đoạn khốc liệt nhất của “cuộc sống tự do” trùng khớp với đỉnh điểm của đại dịch, khi mọi người không phải làm gì khác ngoài việc ngồi trong nhà và lao vào “đấu đá” trên mạng xã hội. Nay, khi chúng ta bước ra lại thế giới bên ngoài, những người từng giữ im lặng vì cảm thông hoặc vì sợ hãi bắt đầu suy nghĩ lại và không còn tránh né những chủ đề cấm kỵ, thậm chí tham gia vào một số hành động gây chú ý nơi công cộng như “quyền phá thai”, “quyền người đồng tính”.

 

Có vẻ chúng ta đang quá bận rộn để khám phá lại những điều chúng ta thích làm với những người khác trong thế giới thực nên không còn thời gian để tranh cãi về “những khác biệt ý thức hệ được phóng đại qua lăng kính của màn hình máy tính”. Dù các hoạt động giải trí, ngủ nghỉ và giao tiếp trong gia đình đều tăng lên đáng kể trong đại dịch, nhưng hoạt động giao tiếp xã hội giảm rất nhiều. Theo thống kê, ngay cả khi đại dịch không còn được quan tâm, những hoạt động ở bên ngoài vẫn ít hơn nhiều so với trước đây, dù chỉ là đi thư giãn.

 

Một phần đáng kể những người tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Morning Consult khẳng định họ không còn cảm thấy thoải mái với các hoạt động công cộng, từ đi máy bay đến hẹn hò. Đại dịch dường như đã biến chúng ta trở nên hướng nội hơn, nghiêng về gia đình hơn và số bạn thân cũng thu hẹp lại. Tôi không chắc liệu chúng ta có thể quay trở lại được hoàn toàn các mô hình quan hệ xã hội cũ với “những người chưa từng quen biết” nhưng rõ ràng chúng ta đang chứng kiến nhiều hành vi chống đối xã hội cực đoan hơn. Tỷ lệ giết người đã giảm trong năm 2019 nhưng không đủ bền vững để ngăn chặn mức tăng đột biến vào năm 2020 và 2021. Điều tương tự cũng xảy ra với các số ca tử vong do tai nạn giao thông và lái xe ẩu.

 

Trong khi đó, các tội phạm về tài sản, vốn bớt nhiều nhờ đại dịch, đang có xu hướng tăng trở lại. Tất cả dẫn đến hệ quả cuối cùng mà tất cả chúng ta sẽ phải sống chung trong một thời gian nữa: sự xói mòn quy mô lớn niềm tin của công chúng đối với nhau, đối với các chuyên gia tâm lý (cùng những lời khuyên của họ) và đối với các chính trị gia.

 

Hoài nghi và mất niềm tin

 

Một số hoài nghi và mất niềm tin là có cơ sở nhưng đa số đều phải trả giá. Ví dụ sự hoài nghi về vaccine Covid đã biến thành cảnh giác và ngần ngại lan rộng đối với những mũi tiêm phòng cần thiết cho trẻ em. Nói vậy để thấy, các chuyên gia rất cần phục hồi lại uy quyền và sự tôn trọng của công chúng, những người từng chứng kiến thất bại của họ. Điều này không dễ, nếu không muốn nói là không thể!

 

Nhưng xét cho cùng, một trong những điều tốt đẹp về trạng thái “bình thường mới” của chúng ta là phải làm mọi cách đổi mới y sinh (biomedical innovation). Đại dịch đã chứng minh có nhiều cách để cải thiện các hệ thống cũ, từ hợp tác trong thời gian thực đến các mô hình gây quỹ đổi mới; từ các thử nghiệm lâm sàng hợp lý đến đổi mới quy trình phê duyệt. Nếu cộng đồng khoa học có thể cung cấp cho công chúng nhiều hơn những thay đổi lề lối làm việc và bớt đi tính “chính trị bên lề” và những nỗ lực thao túng tham lam, tôi hy vọng rằng nó sẽ lấy lại được phần lớn niềm tin đã mất trong đại dịch, ngay cả khi phải bỏ ra một thời gian đáng kể.

 

Đổi lại chúng ta sẽ lấy lại được sự tự tin vào bản thân và khôi phục được niềm tin của công chúng giống như năm 2019. Đạt được mục tiêu này không hề dễ dàng, nhưng hãy nhớ chúng ta đã từng bị một cú sốc lớn là Covid nên mọi khát vọng đều có thể thành hiện thực dù phải mất một thời gian dài nữa chúng ta mới trút bỏ được nỗi hoang mang và sợ hãi.

_______________

 

2023 SẼ LÀ NĂM ĐAU THƯƠNG CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG BIẾT CẦN KIỆM

 

Các chuyên gia kinh tế tài chính dự báo 2023 là năm “economic pain” (nỗi đau kinh tế). Không ai biết nền kinh tế sẽ đi về đâu trong năm mới, vì vậy hãy tập trung tích trữ tiền mặt đủ cho tiêu dùng nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái và hãy thêm đầu tư dài hạn thay vì chỉ ngắn hạn trong danh mục đầu tư.





No comments:

Post a Comment

View My Stats