4
lý do Việt Nam không một dòng tin biểu tình ở Trung Quốc
VOA
Tiếng Việt
02/12/2022
https://www.voatiengviet.com/a/ly-do-viet-nam-khong-mot-dong-tin-bieu-tinh-o-trung-quoc/6858343.html
Có bốn
lý do: Thứ nhất, lãnh
đạo Việt Nam sợ chính quyền Trung Quốc phật ý. Thứ hai, sợ người dân Việt Nam
biết sự thật về Trung Quốc. Thứ ba, thật sự Ban Tuyên giáo đang lúng túng
không biết xử lý ra sao. Và thứ tư, nguyên nhân bao trùm nhất: Đấu tranh nội
bộ trên thượng tầng Ba Đình hiện đang vào hồi bung bét. Vì vậy,
ĐCSVN chủ trương không đưa tin về những vụ biểu tình trên “đất nước bạn”.
https://gdb.voanews.com/022a0000-0aff-0242-70aa-08dad2f40f10_w1023_r1_s.jpg
Dân Thượng Hải đụng độ giới y tế trong trang phục bảo hộ tại Thượng Hải,
30 tháng 11.
Lý do thứ nhất là hết sức thuyết phục.
Đảng trưởng ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến thăm “lịch sử”
Trung Quốc cách đây một tháng. Tại đấy, chắc hẳn ông Tập đã “dặn dò” ông Trọng,
về nhà phải hết sức nâng cao cảnh giác trước các “cuộc cách mạng màu”, đặc biệt
là phải hết sức canh chừng, không được để cho bất cứ ai can thiệp vào bước tiến
chung giữa hai đảng hoặc để bất kỳ thế lực nào làm lung lay “nền tảng thể chế”
trong sự phát triển giữa hai nước. Cho
dù cam kết này chỉ được tìm thấy trên Đài truyền hình Trung Quốc, chứ không có
trong các bản tin của TTXVN.
Không để truyền thông trong nước cho người dân Việt Nam biết, TBT Nguyễn
Phú Trọng hiểu thâm ý sâu xa “lời dặn” của Tập. Bằng chính sách “Zero Covid”,
ĐCSTQ muốn khẳng định với thế giới rằng, Bắc Kinh có một giải pháp “ưu việt
hơn” so với các giải pháp của Mỹ và các nước phương Tây về chống dịch. Kiểm
soát và phong tỏa là những công cụ hiệu quả nhất. Qua đó, Bắc Kinh muốn chứng
minh “thế thượng phong” của một chế độ “độc tài và toàn trị” đối lập với mô
hình “dân chủ và tự do”. Vậy, một khi công luận Trung Quốc không còn bị ru ngủ
nữa, thì làm thế nào elites lãnh đạo ở Trung Nam Hải có thể giữ được uy tín cho
ĐCSTQ và uy tín của chính Tập Cận Bình? Cho nên “đánh bài lờ” là cách tốt nhất!
Lý do thứ hai, liên quan rất chặt chẽ với
lý do thứ nhất.
ĐCSVN run sợ, nếu người dân Việt Nam biết hết mọi sự thật về Trung Quốc
của Tập Cận Bình sau Đại hội 20 ĐCSTQ. Khi Trung Nam Hải đón ông Trọng tại Bắc
Kinh hôm 1/11/2022, dường như cả hai TBT vẫn chưa
hết xúc động sau 21 loạt đại bác chào mừng. Xem cách TBT “khoe” với cử tri
Hà Nội về việc Trung Quốc đã nghênh tiếp ông như thế nào, cho thấy ông Trọng vẫn
còn choáng ngợp trước “bốn hướng mênh mông, bao la trời đất/… bánh xe
quay trong gió, bánh xe quay/ cuốn hồn ta như tỉnh như say/ như lịch sử chạy
nhanh trên đường thép/ đưa ta đến một ngày mai tuyệt đẹp…”*
Vì vậy, Hà Nội không bao giờ muốn – và cũng không bao giờ dám – lan
truyền những hình ảnh mang tính đoàn kết và chia sẻ sự phẫn nộ của người dân
Trung Quốc từ khắp 30 thành phố, với bối cảnh cũng rất quen thuộc như Việt Nam
vào một năm trước. Món nợ của chính quyền Bắc Kinh bất lực không thể đối phó được
với giải pháp chống dịch, chỉ có cách duy nhất là giam nhốt người dân, dường
như là một mô tả gián tiếp về sai lầm đang được chia đôi của hai nước có “vận mệnh
tương thông”. Nếu Việt Nam có một nền kinh tế dẻo dai và đủ mạnh, có thể “đóng
cửa” như Trung Quốc hiện nay, thì có lẽ giờ này, nhiều thành phố ở Việt Nam vẫn
đang tiếp tục trong tình cảnh phong tỏa tương tự. Với “metaphor” còn ngây ngất
trước những tụng ca dành cho nhau, “hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi/ chiến
thắng ôm nhau, biên cương mở hội...”**, Việt
Nam không thể đưa bất cứ tin tức gì bất lợi cho “nước lạ” là điều dễ hiểu.
Lý do thứ ba, hiện Ban Tuyên
giáo thật sự đang lúng túng không biết xử lý ra sao.
Từ trước tới nay cỗ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã hô hào nhiều về
những thành tích vượt bậc của các chiến dịch tiêm chủng, xét nghiệm về hiệu quả
của vắc-xin Trung Quốc… Vậy làm thế nào để đảo ngược thế cờ? Một thế khó nữa của
Trung Quốc đó là đích thân ông Tập Cận Bình đã mang hết uy tín của mình ra để
áp đặt chính sách “Zero Covid”, vậy làm thế nào để tìm được một ngõ thoát mà
tránh để “lãnh tụ tối cao” này phải nhìn nhận sai lầm. Trong những điều kiện
đó, giới phân tích cho rằng chế độ Trung Quốc không sợ những người biểu tình
trên 30 thành phố, vì Đảng và Nhà nước đang có trong tay nhiều công cụ đàn áp
khá hữu hiệu. Điều mà ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ lo sợ hơn cả, có lẽ là sự hoài
nghi, chán ngán ngấm ngầm lan rộng trong số gần 1,5 tỷ dân tại quốc gia này.
Ban Tuyên giáo của Hà Nội không hiểu được, tại một quốc gia với một bộ
máy kiểm duyệt và theo dõi công dân càng lúc càng chặt chẽ như ở Trung Quốc, động
cơ nào thúc đẩy người dân xuống đường, thanh niên tập hợp nơi các cư xá đại học?
Người biểu tình giương cao một tờ giấy trắng, họa hoằn lắm mới vang lên những
khẩu hiệu “đòi tự do”, hay khẩu hiệu “không cần xét nghiệm mà cần thức ăn”.
Cũng có những biểu ngữ thể hiện tình đoàn kết với người dân ở Tân Cương sau vụ
một chung cư bị hỏa hoạn. Nhân viên cứu hỏa chậm đến hiện trường do các biện
pháp “phong tỏa chống dịch”. Chỉ có một vài nơi hô hào đòi lãnh đạo Trung Quốc
“từ chức”. Cộng đồng quốc tế ngạc nhiên trước làn sóng phẫn nộ này từ một phần
công luận Trung Quốc và kèm theo là câu hỏi khát vọng “tự do” đó có là một mối
đe dọa đối với ĐCSTQ hay không? Theo chuyên gia về Trung Quốc Philippe Le
Corre, thuộc trường Cao đẳng Thương mại Pháp ESSEC và Harvard Kennedy School,
trước hết đây là tình trạng “bất mãn đã âm ỉ trong xã hội” từ cuối 2019 tới
nay. Chủ trương chống dịch triệt để của Bắc Kinh với người chịu trách nhiệm đầu
tiên là ông Tập Cận Bình, đã đẩy hàng chục triệu dân Trung Quốc vào
tình cảnh như “những tù nhân bị giam lỏng” và biến nhiều thành phố thành “những
nhà tù khổng lồ”.
Lý do thứ tư, và có thể đây là lý do
bao trùm, đấu tranh nội bộ trên thượng tầng Ba Đình hiện đang vào hồi bung bét.
Vì vậy, ĐCSVN chủ trương không “khuấy đảo” những vụ biểu tình trên “đất
nước bạn” làm gì cho thêm phần phức tạp. Đấu tranh nội bộ trên thượng tầng Ba
Đình không phải xuất hiện trong tuần này, tháng này. Nó như một cơn “địa chấn”
đang rung lắc cả bốn cái ghế trong “Tứ trụ” suốt cả một năm nay. Sáng sáng, người
dân trong cả nước thức dậy với câu hỏi đầu tiên là, hôm nay có vụ “té lầu” (hay
“đẩy té lầu” nào thêm không?) Lại có tin lan truyền khắp Hà Nội và TP. HCM, từ
nay đến cuối năm, hoặc cũng có thể trong tháng này, sẽ có họp Trung ương bất
thường, sau đó sẽ có họp Quốc hội bất thường. Cái
tin Quốc hội thì đã được kiểm chứng. Còn tin Trung ương họp bất thường thì
chưa, nhưng Quốc hội xử lý những vấn đề “cấp bách” nào thì dứt khoát phải do
Trung ương “cầm tay chỉ việc” chứ!
Một ngẫu nhiên của lịch sử, 25 năm sau sự biến Thái Bình (nổ ra năm
1997), năm nay, tổng kết của Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn về vụ “nổi dậy” ngày
ấy đang được ôn lại. Rằng, ngọn lửa của sự bất bình từ người dân đang cháy lên
ngay dưới những chiếc ghế của lãnh đạo. Và bây giờ, sự bất mãn ấy đã biến thành
những con mối. Chưa biểu hiện ra bên ngoài, nhưng chúng âm thầm ăn ruỗng nát trụ
đỡ của lòng dân, kể cả vào các thiết chế cao nhất. Nếu suốt 25 năm trời mà những
người cầm quyền vẫn hư hỏng, vẫn thoái hóa, biến chất, đè nén, áp bức… thì đó
không còn là lỗi thuộc về những cá nhân cụ thể nữa. Nó đã trở thành khiếm khuyết
trầm trọng của cả hệ thống. Ôi! Chỗ này thì Việt Nam và Trung Quốc quả thực
là “song song đôi mặt như gương với hình”***. Vậy
thì đưa tin tiêu cực về “nước lạ” làm gì cho rách việc.
---------------------
Chú
thích: *, ** và ***: Thơ Tố Hữu 1961: https://taodan.vn/tho/to-huu/duong-sang-nuoc-ban-to-huu-2563.html
------------------------
TIN LIÊN QUAN
Đụng độ ở Quảng Châu khi
Trung Quốc cố dập tắt các cuộc biểu tình về COVID - Bản tin VOA
Biểu
tình chống chính sách ‘zero COVID’ leo thang ở Quảng Châu
Trung
Quốc sắp nới lỏng các biện pháp chống dịch COVID-19
No comments:
Post a Comment