Saturday, 31 December 2022

COVID-19 BÙNG PHÁT DỮ DỘI, TRUNG QUỐC VẪN CỐ CHE GIẤU THỰC TẾ (RFI)




NỘI DUNG :

Covid-19 bùng phát dữ dội, Trung Quốc vẫn cố che giấu thực tế

Trọng Nghĩa  -  RFI

.

Covid-19: Bắc Kinh khẳng định không hề bưng bít thông tin

Trọng Nghĩa  -  RFI

.

Covid-19 : Mối đe dọa mới lại đến từ Trung Quốc

Anh Vũ  -  RFI

.

Covid-19 : Thế giới phản ứng khác nhau với dịch bùng phát ở Trung Quốc

Thu Hằng  -  RFI

.

Covid-19 : Đóng cửa với Trung Quốc không có tác dụng

Chi Phương  -  RFI

.

Liên Âu họp khẩn để "phối hợp đối phó" dịch Covid-19 ở Trung Quốc

Thu Hằng  -  RFI

.

================================================

.

.

Covid-19 bùng phát dữ dội, Trung Quốc vẫn cố che giấu thực tế

Trọng Nghĩa  -  RFI

Đăng ngày: 30/12/2022 - 13:55

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20221230-covid-19-b%C3%B9ng-ph%C3%A1t-d%E1%BB%AF-d%E1%BB%99i-trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BA%ABn-c%E1%BB%91-che-gi%E1%BA%A5u-th%E1%BB%B1c-t%E1%BA%BF

 

Mối lo ngại đang gia tăng trên toàn thế giới khi dịch Covid-19 có dấu hiệu vuột khỏi tầm kiểm soát ở Trung Quốc vào lúc chính quyền Bắc Kinh bị cho là vẫn tiếp tục che giấu sự thực, đặc biệt là về số người chết vì dịch bệnh. Trước thái độ hoài nghi của thế giới, Trung Quốc vào hôm qua, 29/12/2022 đã lên tiếng tái khẳng định hoàn toàn “minh bạch” thông tin về dịch bệnh.

 

https://s.rfi.fr/media/display/c7d9cabc-8387-11ed-a156-005056a97e36/w:980/p:16x9/000_33622ML.webp

Tại Bệnh viện Nhân dân số 5 tại thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, bệnh nhân Covid -19 phải nằm ở hành lang. Ảnh chụp ngày 23/12/2022. AFP - NOEL CELIS

 

Đúng vào lúc dịch bệnh Covid-19  được cho là đang hoành hành ở mức độ chưa từng có, chính quyền Bắc Kinh đã quyết định hủy bỏ việc thống kê các ca nhiễm mới hàng ngày, đồng thời không cung cấp bất kỳ dữ liệu đáng tin cậy nào cho các quốc gia khác. Hệ quả là không ai biết chính xác chuyện gì đang xảy ra ở Trung Quốc.

 

Ngay cả Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một tổ chức từng bị đánh giá là có thiện cảm với Bắc Kinh, cũng đã thể hiện thái độ mất kiên nhẫn trước sự thiếu minh bạch của chính quyền Trung Quốc. Trong một tuyên bố vào tuần trước, tổng giám đốc tổ chức này, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Tổ Chức Y Tế Thế Giới rất lo ngại về diễn biến tình hình tại Trung Quốc […]. Để có thể đánh giá đầy đủ về tình hình, cần phải có thông tin chi tiết hơn về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, số người nhập viện và các nhu cầu về chăm sóc đặc biệt”.

 

Kể từ khi dỡ bỏ chính sách Zero Covid từ đầu tháng 12, chính quyền Trung Quốc như đã thả lỏng cho virus corona hoành hành, loại virus mà họ không kềm chế được nữa. Yêu cầu xét nghiệm bắt buộc, được thực hiện gần như hàng ngày ở các thành phố lớn, đã được bãi bỏ, khiến cho chính quyền không còn khả năng cung cấp các số liệu thống kê, mà dẫu sao cũng đã bị người dân cho là không xác thực.

 

Cũng như vậy, cách định nghĩa các ca tử vong vì Covid-19 cũng đã bị sửa đổi, bằng cách chỉ ghi nhận những bệnh nhân tử vong trực tiếp do suy hô hấp liên quan đến Covid-19, chứ không còn tính đến những người chết vì các bệnh khác bị Covid làm cho nặng thêm. Đối với giới quan sát, cách thống kê hạn hẹp này có nguy cơ làm giảm mức độ nghiêm trọng của làn sóng dịch bệnh. Về mặt chính thức, chỉ có hơn 5.200 người chết vì Covid kể từ khi dịch bệnh bắt đầu ở Trung Quốc, một con số có vẻ thấp hơn rất nhiều so với thực tế.

 

Vào lúc các lò thiêu tại Trung Quốc đang chạy hết công suất, các hình ảnh về bệnh viện quá tải tràn ngập trên mạng, theo hãng tin Pháp AFP, một cơ quan chính thức vào hôm nay, 30/12, vẫn khẳng định là trên toàn quốc chỉ có thêm 5.500 ca nhiễm mới, và vỏn vẹn 1 ca tử vong.

 

Tuần trước, một thông tin, đăng trên một tờ báo do Đảng Cộng Sản Trung Quốc điều hành, sau đó nhanh chóng bị kiểm duyệt, cho biết là chỉ riêng ở thành phố Thanh Đảo (10 triệu dân, miền đông bắc), có đến 500.000 người bị nhiễm bệnh mỗi ngày. Còn theo Airfiniy, một công ty dữ liệu Anh Quốc, con số người chết vì Covid-19 tại Trung Quốc hiện có thể lên đến 9.000 người mỗi ngày, và tăng đến mức 1,7 triệu ca tử vong từ nay đến tháng 04/2023.

 

Theo Antoine Flahault, chuyên gia dịch tễ học, giám đốc Viện Y Tế Toàn Cầu tại Đại Học Genève (Thụy Sĩ), sau một thời gian dài tự nhận là đã chiến thắng được Covid-19, sự thay đổi đột ngột tình hình dường như một lần nữa khiến chính quyền Trung Quốc phải che giấu sự thật.

 

Trả lời tuần báo Pháp Marianne, chuyên gia Flahault giải thích: “Sau vụ Vũ Hán, chiến lược Zero Covid rất hiệu quả và có tác động, và chính quyền Trung Quốc đã rất muốn thể hiện một cách minh bạch nhất định thành công chống dịch của họ. Thế nhưng lúc này khi “đê bị vỡ”, họ bị bất ngờ, có lẽ cảm thấy bị sỉ nhục trước thế giới, và gặp khó khăn trong việc xây dựng lại một câu chuyện chính thức. Hệ quả là một sự thiếu minh bạch hoàn toàn ở mọi cấp độ thông tin chính thức.

 

------------------------------

.

Covid-19: Bắc Kinh khẳng định không hề bưng bít thông tin

Trọng Nghĩa  -  RFI

Đăng ngày: 30/12/2022 - 12:00

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20221230-covid-19-bi%E1%BA%BFn-th%E1%BB%83-bf-7-g%C3%A2y-lo-ng%E1%BA%A1i-b%E1%BA%AFc-kinh-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-kh%C3%B4ng-h%E1%BB%81-b%C6%B0ng-b%C3%ADt-th%C3%B4ng-tin

 

Tình trạng Covid-19 bùng phát dữ dội trở lại tại Trung Quốc được cho là bắt nguồn từ biến thể BF.7, một biến thể phụ của Omicron, có sức lây lan cực mạnh. Điều khiến quốc tế lo ngại là quyết định của Bắc Kinh không công bố dữ liệu liên quan đến dịch Covid-19 kể từ ngày 25/12/2022. Vào lúc thế giới ngày càng tỏ ra lo ngại, vào hôm qua, 29/12, chính quyền Trung Quốc lại khẳng định họ không hề bưng bít thông tin.

 

https://s.rfi.fr/media/display/5f8d2ad2-874f-11ed-829f-005056a90284/w:980/p:16x9/000_33674VM.webp

Bệnh nhân Covid trong bệnh viện Nam Khai - Thiên Tân ở Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 28/12/2022. AFP - NOEL CELIS

 

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường trình:

 

"Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, virus càng lan truyền mạnh thì càng biến đổi nhiều hơn. Và biến thể BF.7 hiện đang lây lan với tốc độ tối đa tại Trung Quốc. Kể từ khi Bắc Kinh từ bỏ chính sách Zero Covid vào đầu tháng, biến thể phụ này của Omicron đã nhanh chóng lây lan trên diện rộng tại các siêu đô thị của Trung Quốc.

 

Nhiều người rất lo lắng về những nguy cơ đối với nhóm dân số cao tuổi mà hệ miễn dịch đã bị suy yếu sau 3 năm Trung Quốc đóng cửa, và lo lắng trước tình trạng thiếu thông tin về dịch bệnh, vì lẽ kể từ ngày 25/12 vừa qua, Ủy Ban Y Tế Quốc Gia đã ngừng công bố số ca nhiễm hàng ngày.

 

Trong một buổi họp báo vào hôm qua, ông Ngô Tôn Hữu (Wu Zunyou), chuyên gia dịch tễ học thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) Trung Quốc đã phủ nhận việc chính quyền Trung Quốc thiếu minh bạch : “Mỗi lần chúng tôi phát hiện một chủng mới, chúng tôi đều công bố trên mạng càng sớm càng tốt, và chia sẻ thông tin trên nền tảng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, kể cả đối với đợt dịch lần này, khi chúng tôi đã phát hiện được 9 chủng Omicron hiện đang lây lan. Chúng tôi đã chia sẻ tất cả những kết quả này với Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Chúng tôi không hề giữ bất kỳ bí mật nào, mà chia sẻ mọi kết quả với thế giới.”

 

Vào tuần trước, bất chấp việc chính quyền đã bãi bỏ biện pháp xét nghiệm đại trà và công bố số liệu hàng ngày, một quan chức khác tại Trung Tâm CDC Trung Quốc đã khẳng định rằng 3 bệnh viện ở mỗi vùng và tỉnh có trách nhiệm thực hiện giải trình tự gen của 15 ca khẩn cấp, 10 ca bệnh nghiêm trọng và các ca tử vong để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dịch bệnh".

 

Biến thể BF.7 là gì ?

 

Biến thể BF.7 là gì mà lại gây ra nhiều lo ngại như vậy ? Theo một số chuyên gia Trung Quốc, BF.7 có chỉ số R0 (tỷ lệ sinh sản của virus) từ 10 đến 18,6. Điều đó có nghĩa là một người bị nhiễm sẽ truyền virus cho 10 đến 18,6 người khác. Đây là một tỷ lệ lây nhiễm cực cao, so với mức R0 từ 6 đến 7 của biến chủng Delta, 5,08 đối với biến thể Omicron hay 3 của chủng gốc SARS-CoV-2. Do đó, biến thể mới này rất đáng lo ngại vì tốc độ lây lan nhanh chóng, có thể gây ra mối đe dọa mới trên toàn thế giới, cho dù khả năng dẫn đến bệnh nặng hiện chưa được biết rõ.

 

Về triệu chứng, theo truyền thông Trung Quốc, biến thể BF.7 cũng gây ra sốt, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi..., tương tự như những biến thể đã được biết đến. 

 

Theo Reuters, dù được cho là biến thể chính của Omicron đang lan truyền mạnh tại Trung Quốc, nhưng theo nhật báo Pháp Les Echos, BF.7 không phải mới xuất hiện tại Trung Quốc mà đã bị phát hiện từ nhiều tháng qua ở một số nơi trên thế giới.

 

------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Biến thể Omicron xuất hiện ở Bắc Kinh thách thức chiến lược "Zero Covid" của Trung Quốc

16/01/2022 

Chống biến thể Omicron : Vac-xin Sinovac và Pfizer kém hiệu quả

16/12/2021

.

======================================

.

Covid-19 : Mối đe dọa mới lại đến từ Trung Quốc

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 29/12/2022 - 14:09

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20221229-covid-19-m%E1%BB%91i-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-m%E1%BB%9Bi-l%E1%BA%A1i-%C4%91%E1%BA%BFn-t%E1%BB%AB-trung-qu%E1%BB%91c

 

Cuộc chiến tranh tại Ukraina và nội tình chính quyền Putin, Trung Quốc mở rộng cửa giữa lúc làn sóng dịch Covid bùng lên dữ dội ở trong nước khiến phần còn lại của thế giới không khỏi lo ngại. Đó là những thời sự đáng chú ý của các báo Pháp ra hôm nay.

 

https://s.rfi.fr/media/display/4da98af6-8775-11ed-bde2-005056a90284/w:980/p:16x9/AP22363276533001.webp

Một khách du lịch tại sân bay quốc tế ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 29/12/2022. AP - Andy Wong

 

Các báo Pháp chú ý đến tình hình đầy lo ngại trước những diễn biến dịch Covid đang bùng lên trở lại ở Trung Quốc. Trong khi người dân Trung Quốc hân hoan đón nhận thông báo từ ngày 08/01, chính sách « zero Covid » cách ly đất nước với thế giới bên ngoài từ gần 3 năm qua, sẽ được xóa bỏ hoàn toàn, mọi người được đi lại tự do, thì phần còn lại của thế giới bắt đầu lo ngại. 

 

Nhìn vào đất nước 1,4 tỷ dân này từ ba tuần nay sau khi một loạt các biện pháp kiểm soát đại dịch được gỡ bỏ, một làn sóng lây nhiễm Covid-19 đã bùng lên dữ dội với biến thể Omicron, mỗi ngày cả triệu ca nhiễm làm các bệnh viện và cả các nhà thiêu quá tải. Hơn nữa kỳ nghỉ Tết âm lịch (22/01) đang tới gần, nhu cầu đi lại của người dân sẽ bùng nổ khiến người ta không thể không lo lắng dịch sẽ lan tràn trở lại ra ngoài biên giới nước này.

 

Từ ngày 27/12, một loạt các nước, từ châu Á sang đến châu Âu Mỹ bắt đầu phải kích hoạt trở lại các biện pháp kiểm soát y tế ở biên giới, trước mắt là áp dụng chứng nhận xét nghiệm PCR bắt buộc đối với khách đến từ Trung Quốc. Các nước đều đang theo dõi sát và chuẩn bị các kế hoạch phòng dịch đối phó với khả năng xuất hiện biến thể mới, làm bùng lên làn sóng lây nhiễm mới, được báo Les Echos ví như đợt « sóng thần ».

 

Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa trang nhất : « Covid : Mối đe dọa mới Trung Quốc ». Trước tiên, quan tâm đến khía cạnh kinh tế, tờ báo nhận thấy tình hình bùng nổ lây nhiễm ở Trung Quốc đang ngăn cản các xí nghiệp hoạt động bình thường. Đợt dịch bùng phát này không thể không gây tác động đến kinh tế toàn cầu đang trong nỗ lực phục hồi sau hơn hai năm chìm trong đại dịch.

 

Les Echos ghi nhận, những ngày qua, đường phố Thượng Hải, đô thị 23 triệu dân, vắng tanh, các nhà máy xung quanh thành phố Quảng Đông thiếu nhân công phải hoạt động cầm chừng, những khu cao ốc văn phòng ở Bắc Kinh cũng vắng bóng nhân viên ….Làn sóng dịch đang càn quét Trung Quốc làm tê liệt hoạt động của nền kinh tế thứ 2 thế giới, khiến dây chuyền cung ứng sản xuất toàn cầu trở nên căng thẳng.

 

Tờ báo nhận xét, việc từ bỏ chính sách « zero Covid » quá đột ngột làm cho các công ty và các nhà kinh tế không kịp trở tay. Trong khi đó, các chỉ số hoạt động kinh tế của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất. Đợt bùng phát dịch này càng làm trầm trọng thêm khó khăn kinh tế. Dự phóng GDP của Trung Quốc năm nay chỉ vào khoảng 3%, mức tồi tệ nhất kể từ khi nước này mở cửa với thế giới bên ngoài.

 

Châu Âu vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng lớn, nhưng trước mắt đó là tình trạng khan hiếm thuốc. Tiếp đó là chuỗi cung ứng trong một loạt các ngành công nghiệp khác.

 

Chế độ mất lòng tin

 

Vẫn theo Les Echos, với nội bộ Trung Quốc, đợt dịch Covid này là một thất bại làm lòng tin vào chế độ và lãnh đạo Tập Cận Bình bị suy giảm nghiêm trọng. Ba năm đóng cửa  chặt kín, kiểm soát dân chúng khắt khe đã khiến Trung Quốc phải trả cái giá kinh tế quá lớn, mà lại không tác dụng gì về mặt y tế, chỉ làm mất thời gian. Jean-François Huchet, giáo sư kinh tế, chủ tịch Viện Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông, được tờ báo trích dẫn nhận định : « Con số người nhiễm và tử vong có thể còn kinh khủng trong những tuần tới. Việc chuyển từ chiến lược « zero Covid » sang mở cửa hoàn toàn, không có chuẩn bị, chứng tỏ rõ thái độ ngạo mạn, thiếu tôn trọng dân của chính quyền Trung Quốc ».

 

Một bầu không khí cảnh giác, lo ngại đại dịch bùng phát trở lại bỗng phủ lên thế giới những ngày cuối năm 2022 này.

 

Chiến tranh Ukraina : Putin còn gì để nói với dân ?

 

Tờ Le Figaro dành nhiều sự chú ý đến tổng thống Vladimir Putin và nội bộ chính quyền nước Nga xung quanh cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. Le Figaro chạy tựa trên trang bìa : « Chiến tranh Ukraina, trấn áp bên trong… Vladimir Putin nhắm mắt làm liều ».

 

Thông tín viên của tờ báo tại Matxcơva có bài viết ghi nhận, « đối mặt với một loạt thất bại quân sự, chủ nhân điện Kremlin lên gân đe dọa hạt nhân nhưng lại lẩn tránh không xuất hiện trên truyền thông ».

 

Phóng viên của Le Figaro chú ý đến những chi tiết trong lịch hoạt động của tổng thống Nga dịp cuối năm này. Lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, cuộc họp báo hàng năm của ông Puitn, thành thông lệ vào dịp tháng 12, đã không diễn ra. Chương trình truyền hình có tên gọi « Đường thẳng » trong đó lãnh đạo Nga tham dự để trả lời các câu hỏi của người dân Nga trên khắp nước cũng đã bị hủy. Sự kiện nữa là phát biểu hàng năm của tổng thống trước Quốc Hội liên bang, đã được quy định trong Hiến pháp Nga, cũng đã bị lùi sang năm 2023. Tờ báo nhận xét mỉa mai « 10 tháng sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt » tại Ukraina, dường như ông Vladimir Putin đã cạn lời để nói với truyền thông.

« Tổng thống không còn khả năng để nói về viễn cảnh đất nước trong tổng thế, những mục tiêu dài hạn hay chiến lược hành động », theo nhận xét của nhà nghiên cứu chính trị Nga Abbas Galliamov.

 

Thay vào các cuộc tiếp xúc, giao lưu với dân chúng, tổng thống Nga liên tiếp gặp các nhóm giới chức quân sự để đưa ra thông điệp chính : Cuộc chiến còn kéo dài, nước Nga sẽ theo đuổi không giới hạn phương tiện nguồn lực, với việc hiện đại hóa vũ khí đáng sợ, kể cả vũ khí nguyên tử. Tổng thống Nga đang đứng trước một thực tế khó khăn là : Chiến thắng không chắc gì có được, còn thất bại thì không thể được. Đây cũng là bế tắc của tổng thống Nga, khiến ông giờ đây nhắm mắt lao theo cuộc chiến tranh không cần biết hậu quả ra sao.

 

Le Figaro nhận xét : Ngày 31/12 tới, vào sau thời khác giao thừa, người Nga chắc chắn sẽ phải được nghe tổng thống Vladimir Putin chúc mừng năm mới trên truyền hình. Nhiều người dân vẫn tin ở ông hy vọng sẽ được trấn an về tính « đúng đắn » của cuộc chiến tranh tại Ukraina. Nhưng cũng sẽ có không ít người sợ rằng tổng thống sẽ đẩy họ đến gần với hoàn cảnh hỗn loạn trong năm mới.

 

Nội bộ phân hóa

 

Vẫn liên quan đến chính quyền Nga và cuộc chiến tranh Ukraina. Le Figaro có bài « Những chia rẽ đầu tiên trong dải ngân hà quyền lực Nga ».

 

Bài báo trích dẫn thông tin về của nhật báo Anh Financial Times, cho thấy thành phần ưu tú Nga đã phân hóa ra sao trước các quyết định của ông Putin trong bối cảnh tấn công Ukraina.

 

Theo tờ báo, một tháng trước khi khởi sự cuộc chiến tại Ukraina, hai nhân vật thân cận nhất là ông Herman Gref, chủ tịch ngân hàng Sberbank của Nga và bà Elvira Nabioullina, thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, đã xin đến gặp ông Putin tại tư dinh ở Novo-Ogaryovo, để tìm cách can ngăn tổng thống không tiến hành chiến tranh. Hai nhà kinh tế đã báo cáo rằng các trừng phạt của phương Tây là không thể tránh được trong trường hợp Nga tấn công Ukraina. Trong cuộc gặp, theo báo Financial Times kể lại, ông Putin nhiều lần ngắt lời họ, hỏi có cách nào để tránh điều tồi tệ nhất của trừng phạt. Đây cũng là điểm mà hai vị khách không trả lời được.

 

Nhật báo Anh cho rằng, hai kinh tế gia hàng đầu của Nga này « đã có can đảm đề nghị cuộc gặp ông Putin, nhưng họ không dám nói với Putin rằng ông ta sẽ phải đối mặt với một tai họa địa chính trị ». Hôm đó, hai nhân vật tinh hoa của kinh tế Nga rời tư dinh của tổng thống mà không biết ông chủ của nước Nga có quan tâm đến thông điệp của họ hay không, hay là ông ta đã có dự định hết rồi. Chỉ đến sáng sớm ngày 24/02/2020 họ mới ngã ngửa khi biết được quyết định của tổng thống.

 

Theo nhật báo Anh, trong khoảng thời gian trên, có 3 nhân vật khác của chế độ đã thuyết phục được tổng thống hành động. Đó là giám đốc tình báo FSB, Alexandre Bortnikov, thư ký Hội Đồng An ninh Nikolai Patrouchevnhà tài phiệt thân cận nhất của tổng thống, Iouri Kovaltchouk. Ba nhân vật này đã khẳng định với tổng thống việc chiếm Kiev và Ukraina quy hàng là trong tầm tay. Còn các trừng phạt của phương Tây, nước Nga sẽ vượt qua. Và thế là ông Putin lựa chọn bấm nút hành động.

 

Phe chủ chiến vẫn áp đảo

 

Cho đến giờ, sau 10 tháng tiến hành chiến tranh không mang lại kết quả nào, trong vòng thân cận với Kremlin vẫn có hai phe : Những người « thực tế », cho rằng Nga không có được chiến thắng ngay được, cho nên cần phải tạm dừng, củng cố lực lượng quân đội và kinh tế hay thậm chí thay đổi đường lối….

 

Bên kia là phe cổ vũ leo thang chiến tranh theo họ nước Nga chỉ có thể tránh được thất bại khi quyết định động viên quy mô lớn, tập trung nguồn lực và tiến hành bắn phá tàn khốc hơn nữa Ukraina. Phe này chiếm số đông cho nên viễn ảnh đàm phán hay hòa bình hay chấm dứt chiến tranh vẫn còn là ảo tưởng. 

 

Pháp : Không thể bao cấp mãi

 

Trở lại với tình hình nước Pháp. Trước thềm năm mới 2023, vấn đề quan tâm lớn nhất của dư luận cũng như chính phủ Pháp là kinh tế.

 

 « Chấm dứt chủ trương 'bằng mọi giá', chính phủ đau đầu », tựa chính của Le Figaro. Theo tờ báo từ năm 2020 đến giờ, chính phủ Pháp đã chi ra 250 tỷ euro để đối phó với khủng hoảng Covid-19, liền sau đó là với khủng hoảng lạm phát. Ngân khoản trên chủ yếu để hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong và sau đại dịch. Đây là chủ trương được báo chí gắn cho tên gọi là « bằng mọi giá ». Đó là khoản tiền chính phủ Pháp đi vay nợ, nay đã đến lúc không thể tiếp tục được nữa, phải tìm giải pháp chấm dứt chính sách này, tìm nguồn thu mà không đâu khác là lấy từ thuế, cắt giảm các trợ cấp trong khi hoàn cảnh kinh tế đang khó khăn. Tờ báo lo ngại là những quyết định của chính phủ trong năm tới có thể sẽ lại gây thêm căng thẳng xã hội.

.

.

Covid-19 : Thế giới phản ứng khác nhau với dịch bùng phát ở Trung Quốc

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 30/12/2022 - 11:06

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20221230-covid-19-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-kh%C3%A1c-nhau-v%E1%BB%9Bi-d%E1%BB%8Bch-b%C3%B9ng-ph%C3%A1t-%E1%BB%9F-trung-qu%E1%BB%91c  

 

Ngoài Hoa Kỳ, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng với Trung Quốc, đã quyết định áp dụng nhiều biện pháp hạn chế để kiểm soát dòng người đến từ Trung Quốc. Ngày 29/12/2022, tổng giám đốc Tổ chức Y Tế Thế Giới, Tedros Adhanom, cho rằng các biện pháp đó là « dễ hiểu », vì Bắc Kinh không cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình dịch bệnh.

 

https://s.rfi.fr/media/display/2de7bd3e-8827-11ed-ba18-005056a90284/w:980/p:16x9/AP22363602325348.webp

Hành khách đến từ Trung Quốc được xét nghiệm Covid khi đến sân bay Milan Malpensa, Ý, ngày 29/12/2022. AP - Alessandro Bremec

 

Kể từ ngày 30/12, Nhật Bản bắt buộc xét nghiệm ở ngay cửa khẩu đối với người đến từ Trung Quốc. Những người nhiễm Covid có triệu chứng sẽ bị cách ly 7 ngày, còn những người không có triệu chứng thì cách ly 5 ngày. Hàn Quốc thì yêu cầu chứng nhận xét nghiệm âm tính đối với du khách đến từ Trung Quốc cho đến cuối tháng 02/2023. Trước đó, Mỹ, Ý, Đài Loan, Ấn Độ cũng thông báo áp dụng biện pháp tương tự. Malaysia cho biết sẽ theo dõi mọi trường hợp có biểu hiện sốt từ các chuyến bay quốc tế.

 

Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu vẫn chưa có biện pháp thống nhất. Trong một thông cáo ngày 29/12, Trung tâm Phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDE) cho rằng yêu cầu bắt buộc xét nghiệm Covid-19 trên quy mô toàn khối đối với du khách đến từ Trung Quốc là « không có cơ sở ». Theo cơ quan này, các nước Liên Âu « đã có độ miễn dịch và tỉ lệ tiêm chủng tương đối cao »  « các biến thể ở Trung Quốc đã có ở Liên Âu ».

 

Nếu như tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới tỏ ra thông cảm với « các nước muốn bảo vệ người dân » trước làn sóng dịch phức tạp ở Hoa lục, truyền thông Trung Quốc hôm 29/12 cáo buộc biện pháp hạn chế của nhiều nước đối với hành khách đến từ Trung Quốc là « không có cơ sở »  « phân biệt », trong khi Bắc Kinh sẽ dỡ bỏ cách ly bắt buộc những người nhập cảnh Trung Quốc kể từ ngày 08/01/2023. Tuy nhiên, hành khách vẫn phải trình chứng nhận xét nghiệm âm tính 48 giờ trước đó.

 

Dù dịch bùng phát mạnh, các nhà hỏa táng bị quá tải, nhưng Trung Quốc thông báo chỉ có thêm 5.000 ca nhiễm mới và 1 ca tử vong vì Covid-19 trong ngày 29/12.

.

-------------------------------

.

Covid-19 : Đóng cửa với Trung Quốc không có tác dụng

Chi Phương  -  RFI

Đăng ngày: 30/12/2022 - 14:35

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20221230-covid-19-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-t%C3%A1c-d%E1%BB%A5ng

 

Sau 3 năm đóng cửa phòng chống dịch Covid-19, Trung Quốc mở cửa trở lại với thế giới, nhưng vào lúc số ca nhiễm tăng vọt. Từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, các cơ sở y tế và các dịch vụ mai táng bị quá tải, đến mức mà chính quyền Trung Quốc ngừng cung cấp thông tin về số ca nhiễm thường nhật, hay nói cách khác là không thể kiểm soát được nữa. Trang nhất báo Le Figaro chạy tựa lớn « Số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc bùng nổ, thế giới tự bảo vệ ».  

 

https://s.rfi.fr/media/display/07140a4e-8842-11ed-a088-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP22363698978895.webp

Nhân viên y tế chờ hành khách đến từ Quảng Châu, Trung Quốc trên chuyến bay của Air China, trong khu vực xét nghiệm Covid tại sân bay quốc tế Leonardo da Vinci ở Fiumicino, Roma, ngày 29/11/2022. AP - Alessandra Tarantino

 

Người dân Trung Quốc tưởng chừng sẽ được hít thở bầu không khí tự do di chuyển, nhưng nhiều quốc gia lại bày tỏ quan ngại trước việc tiếp đón du khách Trung Quốc, từng là nguồn thu lớn cho du lịch. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia ngay lập tức yêu cầu hành khách đến từ Trung Quốc xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 hoặc chứng nhận vac-xin khi nhập cảnh.  

 

Trong bài đăng cùng hồ sơ, Le Figaro chỉ ra rằng cả thế giới lo ngại, nhưng châu Âu thì không. Tại Lục Địa Già, chỉ có Ý là yêu cầu xét nghiệm PCR đối với hành khách đến từ Trung Quốc. Trong chuyến bay Bắc Kinh - Milan ngày 26/12 vừa qua, một nửa hành khách được xét nghiệm dương tính với corona virus. Đức hay Ba Lan thì cho rằng lượng khách Trung Quốc vẫn còn ít. Áo thì nhắc đến những lợi ích kinh tế thu được từ khách du lịch Trung Quốc. 

 

Châu Âu thờ ơ 

 

Le Monde đặt câu hỏi « Có cần phải kiểm soát du khách đến từ Trung Quốc không ? ». Kể từ ngày 08/01/2023, Trung Quốc dỡ bỏ quy định cách ly bắt buộc khi nhập cảnh và cho phép người dân tự do di chuyển ra ngoài biên giới. Le Figaro nhắc lại rằng khối 27 nước đã ngừng các hạn chế kiểm soát dịch ở biên giới từ tháng 12. Một nhà ngoại giao châu Âu cho biết Liên Âu có thể kích hoạt lại cơ chế này nếu nhận thấy có nguy cơ. Đó là kịch bản nếu xuất hiện một loại biến thể mới, nguy hiểm hơn. Trong trường hợp này, Ủy Ban Châu Âu cần làm việc với từng quốc gia thành viên, để tránh cảnh « thân ai nấy lo » như hồi đầu dịch 

 

Le Figaro trích dẫn số liệu của Financial Times, chỉ ra rằng trong 20 ngày đầu của tháng 12/2022, 250 triệu người Trung Quốc đã bị nhiễm Covid-19. Biến thể phụ của Omicron, BF.7 dường như là chủng corona virus gây bệnh chủ yếu ở Trung Quốc hiện nay. BF.7 có thời gian ủ bệnh ngắn hơn và tốc độ lây lan nhanh hơn Omicron. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khó có thể xác định chính xác loại biến thể nào đang hoành hành tại Trung Quốc do thiếu dữ liệu từ chính quyền. Le Monde trích dẫn nhận định của phát ngôn viên Ủy Ban Châu Âu, cho biết BF.7 đã lây lan ở châu Âu và không phải là biến thể gây lây nhiễm chủ yếu. 

 

Đóng cửa với Trung Quốc có phải là giải pháp tối ưu ? 

 

Trong một diễn đàn đăng trên La Croix, giám đốc Ban Phòng chống Dịch bệnh và Đại dịch tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Sylvie Briand, cho rằng trên thực tế, hiệu quả của việc kiểm soát biên giới còn hạn chế. Như trường hợp với biến thể Omicron, nhiều nước đồng loạt đóng cửa biên giới với Nam Phi, nhưng Omicron vẫn nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Bà nhấn mạnh « siêu virus ‘khinh thường’ các đường biên giới vì chúng đã ở đó rồi. Điều quan trọng là cần phải chia sẻ thông tin theo thời gian thực để có sự chuẩn bị tốt hơn ». 

 

Cũng trong mục diễn đàn của La Croix, nhà sinh vật học di truyền, giáo sư tại Đại học Lille, ông Philippe Froguel, cũng có cùng quan điểm, cho rằng đóng cửa biên giới không có tác dụng, mà thay vào đó nên khuyến khích du khách Trung Quốc làm xét nghiệm. Ông Philippe cho rằng : « Nếu có ai dương tính với Covid-19, thì cần phải lấy ADN của virus để nghiên cứu sự tiến hóa của biến thể và có thể cho biết liệu một biến thể mới đã xuất hiện hay chưa, liệu nó có đang lan nhanh ở châu Âu và liệu nó có nguy hiểm hay không. »  

 

Xã luận Le Figaro thì kết luận rằng không cần phải quá lo lắng vì sau ba năm, châu Âu hiện đã được chuẩn bị kỹ hơn, đó là nhờ miễn dịch cộng đồng cũng như các loại vac-xin ARN hiệu quả, ngăn chặn được các chuyển biến xấu khi bị nhiễm Covid. 

 

Liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Hoa Lục, Le Figaro đặt câu hỏi, liệu có một ngày chúng ta có thể biết được số ca tử vong vì Covid-19 ở Trung Quốc ? Để trả lời câu hỏi này, Marie Holzman, nhà Hán học, chuyên gia về Trung Quốc, nhắc lại nạn đói xảy ra vào năm 1950 ở Hoa Lục. Thông tin về số người tử vong chỉ xuất hiện hơn 20 năm sau đó, vào năm 1978, sau khi Mao Trạch Đông qua đời, cho thấy vào thời gian đó, khoảng 30 đến 40 triệu người đã thiệt mạng. Mãi đến những năm 1990, những số liệu chính thức mới được công bố. Ngoài ra, về vụ thảm sát ở Thiên An Môn, cho đến nay vẫn chưa có thêm thông tin gì. Bà Holzman khẳng định rằng Bắc Kinh rất giỏi che giấu thông tin. Đại dịch đã làm suy giảm đáng kể niềm tin của người dân vào chính quyền. Bà nhấn mạnh : « Covid-19 giống như thảm họa Tchernobyl của Trung Quốc. Kể từ khi Tchernobyl xảy ra, niềm tin vào hệ thống Xô Viết đã biến mất và sự sụp đổ của khối này chỉ là vấn đề về thời gian, một vài năm sau đó ». 

.

----------------------------

.

Liên Âu họp khẩn để "phối hợp đối phó" dịch Covid-19 ở Trung Quốc

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 29/12/2022 - 10:49

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20221229-li%C3%AAn-%C3%A2u-h%E1%BB%8Dp-kh%E1%BA%A9n-%C4%91%E1%BB%83-ph%E1%BB%91i-h%E1%BB%A3p-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-d%E1%BB%8Bch-covid-19-%E1%BB%9F-trung-qu%E1%BB%91c 

 

Bắc Kinh đột ngột dỡ bỏ chiến lược « Zero Covid » khiến nhiều nước trên thế giới lo ngại, do số ca nhiễm tại Trung Quốc tăng mạnh và có nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn.

 

https://s.rfi.fr/media/display/0c2b13da-875a-11ed-9af7-005056a97e36/w:980/p:16x9/AP22028379839916.webp

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen nói chuyện với giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla tại nhà máy của Pfizer ở Puurs, Bỉ, ngày 23/04/2021. AP - John Thys

 

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp và người dân Trung Quốc không còn bị cấm xuất cảnh, Ủy Ban Châu Âu triệu tập phiên họp khẩn vào sáng 29/12/2022 để « thảo luận các biện pháp có phối hợp » giữa các nước thành viên Liên Âu và các cơ quan y tế của khối.

 

Bruxelles phải tìm cách làm sao để tránh tình trạng các nước thành viên đơn phương đưa ra các biện pháp hạn chế ở biên giới, như đã xảy ra hồi đầu đại dịch vào mùa xuân 2020.

 

Thông tín viên RFI Laxmi Lota tại Bruxelles cho biết thêm :

 

« Bộ trưởng Y Tế Ý đã quyết định bắt buộc xét nghiệm Covid-19 đối với tất cả hành khách đến từ Trung Quốc. Ông giải thích đó là « một biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân Ý ».

Tại Bỉ, thị trưởng Bruges, thành phố nổi tiếng du lịch nhất, muốn giám sát du khách Trung Quốc ra vào thông qua chứng nhận xét nghiệm hoặc tiêm chủng. Ông muốn có các quyết định ở cấp Liên Hiệp Châu Âu. Còn Pháp cho biết « sẵn sàng nghiên cứu mọi biện pháp cần thiết, tùy theo diễn biến tình hình ở Trung Quốc ».

 

Theo những khuyến nghị gần đây nhất của Hội Đồng Châu Âu, được công bố ngày 13/12, không một nước thành viên nào hạn chế việc nhập cảnh vào lãnh thổ vì lý do y tế cộng đồng, trừ trường hợp xuất hiện một loại biến thể mới hoặc tình hình dịch nghiêm trọng trở lại. Trường hợp này đã xảy ra hồi tháng 11/2021: khối 27 nước đã nhất trí đóng cửa biên giới bên ngoài Liên Âu đối với nhiều nước miền nam châu Phi sau khi biến thể Omicron xuất hiện ».

 

Trả lời đài phát thanh France Classique sáng 29/12, nhà dịch tễ học Pháp Brigitte Autran, chủ tịch Ủy ban theo dõi và dự đoán nguy cơ dịch tễ, cho rằng « hiện chưa cần phải thiết lập các biện pháp kiểm tra đặc biệt ở biên giới », vì « tình hình được kiểm soát » và « những thông tin khoa học mà chúng tôi có chưa cho thấy xuất hiện những biến thể đáng ngại ở Trung Quốc ».

 

----------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

ẤN ĐỘ - COVID-19

Ấn Độ sẵn sàng đối phó với làn sóng Covid-19 tại Trung Quốc

ĐIỂM BÁO

Covid-19 : Dân Trung Quốc được « tự do khóc thương cho người quá cố »

HỒNG KÔNG - TRUNG QUỐC - COVID-19

Covid-19: Hồng Kông ráo riết chuẩn bị mở cửa với Hoa lục

.

.

Nhân chứng ghi hình xe xếp hàng dài bên ngoài nhà tang lễ ở Bắc Kinh

31/12/2022

https://www.voatiengviet.com/a/nhan-chung-ghi-hinh-xe-xep-hang-dai-ben-ngoai-nha-tang-le-o-bac-kinh/6898335.html





No comments:

Post a Comment

View My Stats