Tuesday, 14 June 2022

LỜI KHUYÊN CỦA KISSINGER CÓ CÒN GIÁ TRỊ? (Đinh Hoàng Thắng / VOA News)

 



Lời khuyên của Kissinger có còn giá trị?

Đinh Hoàng Thắng

14/06/2022

https://www.voatiengviet.com/a/l%E1%BB%9Di-khuy%C3%AAn-c%E1%BB%A7a-kissinger-c%C3%B3-c%C3%B2n-gi%C3%A1-tr%E1%BB%8B-/6615871.html

 

https://gdb.voanews.com/f82d9c42-65f6-4e24-aa42-536ccd59f53d_w650_r1_s.jpg

Tiến sĩ Henry Kissinger.

 

Để không bỏ lỡ cuộc tranh luận lịch sử, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phản ứng ngay tức thì đối với với lời khuyên của Kissinger. Zelensky không chỉ phản đối Kissinger về mặt chính trị và chiến lược, mà còn về mặt chủng tộc.

 

Để phê phán Kissinger: Nếu theo lời khuyên của ông thì không chỉ Ukraine, mà trên địa cầu ngày nay khó có quốc gia nào đủ đất đổi lấy hòa bình, vì tham vọng của các thế lực bành trướng là không giới hạn. Nhưng chiến tranh Ukraine đang bước sang tháng thứ tư và thế giới đã quen với khái niệm “hậu Ukraine”. Đó là một thế giới biến đổi khó lường, một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Hơn nữa, kết thúc chiến tranh bao giờ cũng khó hơn nhiều so với khởi chiến. So, to be or not to be?

Đinh Hoàng Thắng

 

.

Ngày 11/6/2022, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore qua đường truyền video từ một địa điểm không được tiết lộ ở thủ đô Kiev, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, kết cục của cuộc chiến ở đất nước ông không chỉ ảnh hưởng đến Ukraine, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của trật tự quốc tế. Đất nước ông đang tìm cách đẩy lui quân Nga ra khỏi các khu vực mà họ đã kiểm soát kể từ đầu cuộc chiến và đang phòng thủ trước các cuộc tấn công dữ dội của Nga ở miền đông đất nước, đặc biệt là xung quanh thành phố Sievierodonetsk. Lưu ý sự ủng hộ cho đến nay từ các nước trên thế giới, ông Zelensky cho biết, điều hệ trọng là các quốc gia tiếp tục gửi viện trợ. “Tôi biết ơn sự hỗ trợ của quý vị... nhưng sự hỗ trợ này không chỉ dành cho Ukraine, mà còn cho cả quý vị nữa,” ông nói. “Các luật lệ của thế giới trong tương lai đang được quyết định trên chính các chiến trường của Ukraine, cùng với ranh giới của những điều có thể.

 

Kinh nghiệm từ “Chính trị thực dụng”

 

Ranh giới mà Tổng thống Ukraine đề cập ở đây phải chăng là làn ranh giữa tự do với nô lệ, giữa bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia với mất nước vào tay đế chế, giữa dân chủ pháp quyền với độc tài toàn trị. Đó là những điều đối nghịch nhau như nước với lửa, thật khó để tìm được đất để thỏa hiệp. Hơn ai hết, các nhà lãnh đạo Ukraine biết cái giá mà dân tộc quả cảm này đang hàng ngày hàng giờ phải chi trả cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Sự chống trả quyết liệt của Ukraine trên chiến trường làm nhiều cá nhân cũng như quốc gia bị kích động, muốn tranh thủ cơ hội giáng cho Nga một đòn quyết định. Trong khi đó, Tiến sỹ Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng/ Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Nixon đang bước sang tuổi bách niên, đã đưa ra một lời khuyên khác hẳn. Hôm 23/5/2022, từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Davos), ông đã một lần nữa làm dư luận dậy sóng khi khuyên Ukraine nên nhượng đất cho Nga để đổi lấy thỏa thuận hòa bình. Khi khuyên như thế, liệu Kissinger có còn minh mẫn hay đã lỗi thời? Phải chăng Kissinger định bắt chước Neville Chamberlain khi “nhân nhượng” Adolf Hitler (hồi tháng 9/1938)? Chamberlain đã ngây thơ tin rằng nếu đối xử với Hitler “một cách thực tế và nghiêm túc” thì có thể thuyết phục được Hitler về hiệu nghiệm của hòa bình.

 

Trên thực tế, từng có một thế hệ ngưỡng mộ Henry Kissinger với các tác phẩm kinh điển về ngoại giao và Realpolitik (Chính trị thực dụng). Nhưng sau khi biết rõ những hành xử của ông trong chiến tranh Việt Nam và nội chiến Bengalis, dư luận đã phải nhìn nhận lại. Kissinger đúng là một yếu nhân trong lịch sử ngoại giao từng làm đảo lộn thế giới, nhưng bàn tay ông ấy bị cáo buộc nhúng chàm diệt chủng. Sẽ nguy hiểm và ảo tưởng nếu giờ đây lại nghe theo ông ta với “trò chơi” Realpolitik để một lần nữa làm đảo lộn trật tự quốc tế hiện hành. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một sự thật lịch sử là Kissinger đã vận dụng thành công “Cấu trúc Quyền lực” (Concert of Powers) của châu Âu cũ vào trật tự thế giới những năm 70, để Nixon bắt tay Mao chơi “lá bài Trung Quốc”, rút quân Mỹ khỏi Việt Nam “trong danh dự” và tập trung đối phó với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

 

Giờ đây, lời khuyên của Kissinger đưa ra từ Davos thật ra không mới. Chính ông cũng thừa nhận, từ 8 năm trước đây, ông từng có ý tưởng về việc Ukraine nên được cấu thành như một nhà nước trung lập – một cầu nối giữa Nga và châu Âu chứ không phải là tuyến đầu của các nhóm kình địch nhau ở bên trong châu Âu. Theo quan điểm của Kissinger, các chuyển động hướng tới đàm phán về hòa bình cần phải bắt đầu trong hai tháng tới, trước khi nó có thể tạo ra những biến động và căng thẳng khó vượt qua hơn bao giờ hết, đặc biệt là giữa mối quan hệ cuối cùng của Nga, Gruzia và Ukraine đối với châu Âu… Lý tưởng nhất, theo Kissinger, đường phân chia nên trả lại nguyên trạng như trước đây. Cựu Ngoại trưởng cho rằng, việc tham gia cuộc chiến bên ngoài Ba Lan sẽ biến nó thành một cuộc chiến tranh, không phải vì quyền tự do của Ukraine, vốn đã được NATO thực hiện với sự gắn kết tuyệt vời, mà sẽ thành cuộc chiến chống lại chính Nga. Lời khuyên này của Kissinger về cách thức kết thúc cuộc chiến đã dấy lên cuộc tranh cãi về vai trò của ông trong chiến tranh Việt Nam. Với tư cách là Ngoại trưởng, Kissinger vừa leo thang chiến tranh, vừa tìm cách chấm dứt nó, không phải trên chiến trường, mà thông qua 68 lần tiếp xúc với chính khách Bắc Việt đầy quyền lực Lê Đức Thọ.

 

Theo Thomas Alan Schwartz, Giám đốc Nghiên cứu Lịch sử tại Đại học Vanderbilt và là tác giả cuốn “Henry Kissinger and American Power”, vào cuối thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Nixon muốn người của mình thực hiện các cuộc đàm phán để kết thúc cuộc chiến, chứ không phải là người từ Bộ Quốc phòng hay từ Chính quyền Mỹ. Điều mà bản thân Nixon không lường trước được là khả năng ông Cố vấn có thể làm lu mờ chính Tổng thống của mình. Schwartz viết: “Tổng thống đã tạo ra quái vật Frankenstein của riêng mình từ Kissinger”. Đối với các nhà phê bình, “hòa bình trong danh dự” xem ra chẳng khác gì với những lựa chọn đã có sẵn ngay khi Nixon lần đầu tiên lên nắm quyền: “Kissinger và Nixon đã lãng phí bốn năm đàm phán với những người cộng sản Việt Nam, để đồng ý với các điều khoản hòa bình năm 1973 mà hầu như đã có trên bàn từ 1969”. Kết quả vẫn là, từ 2,5 đến 3 triệu người Việt và những người Đông Dương khác và 58.000 người Mỹ đã bỏ mạng. Hàng trăm người khác đã mất tích trong chiến tranh.

 

Lời khuyên của Kissinger có “quá đát”?

 

Để không bỏ lỡ cuộc tranh luận lịch sử, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phản ứng ngay tức thì đối với với lời khuyên của Kissinger. Zelensky không chỉ phản đối Kissinger về mặt chính trị và chiến lược, mà còn về mặt chủng tộc. Tổng thống Ukraine, vốn là một người gốc Do Thái như Kissinger, đã nhắc lại rằng, “vào năm 1938, khi gia đình Kissinger chạy trốn Đức Quốc xã, ông mới 15 tuổi, và ông hiểu mọi thứ một cách khá hoàn hảo. Không ai nghe từ Kissinger lúc đó rằng cần phải thích nghi với Đức Quốc xã thay vì chạy trốn hoặc chiến đấu với chúng”. Zelensky nói thêm: “Với lời khuyên Ukraine nên trao thứ gì đó cho Nga, các 'nhân vật địa-chính trị vĩ đại' này đã không bao giờ thấu hiểu những người Ukraine bình thường, những người đang sống trên lãnh thổ của riêng mình, mà lại đề xuất đòi họ đổi lãnh thổ ấy để lấy một nền hòa bình viển vông…”

 

Lần này, chống lại luận điểm của Kissinger còn có thêm bỉnh bút Cal Thomas. Thomas đã viết trên phiên bản tiếng Anh của mạng majalla.com (mạng dành riêng cho thế giới nói tiếng Ả Rập): “Vừa qua là lần thứ ba kể từ khi trở thành Tổng thống, Joe Biden đã tuyên bố hồi tuần trước rằng, ông ấy sẽ cử lực lượng Mỹ đến bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc đại lục tiến hành một cuộc tấn công. Nhưng đây cũng chính là vị Tổng thống ấy đã nhanh chóng rút các lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan. Và hứa sẽ không gửi quân đến Ukraine để giúp chính phủ đó đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga”. Lý do được đưa ra là Nga là một cường quốc hạt nhân. Thế nhưng Trung Quốc cũng có hạt nhân. Vậy có gì khác biệt? Khác biệt ở đây là do vị trí địa-chiến lược của Đài Loan trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung, Mỹ không thể đánh mất Đài Loan. Biden dường như có sứ mệnh lịch sử là chuộc lại lỗi lầm cách đây ngót nửa thế kỷ của bộ đôi Nixon – Kissinger. Trong bài phát biểu ở Davos, Kissinger nói Ukraine phải nhường một số lãnh thổ cho Nga để kết thúc chiến tranh và tránh mở rộng xung đột. Kissinger đã sai! Nếu Ukraine nhượng bộ lãnh thổ cho Nga, điều đó có nghĩa là sẽ mời gọi Tổng thống Vladimir Putin chinh phạt tiếp các quốc gia khác từng nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô. Liệu Kissinger có đồng ý nhượng tiếp những vùng lãnh thổ ấy cho Mátxcơva để tránh “tình trạng mất ổn định” toàn cầu và tránh một cuộc xung đột có quy mô rộng lớn hơn không?

 

Dẫu sao, vào thời điểm hiện nay, phương Tây và thế giới nói chung vẫn bị chia thành (ít nhất) hai phe. Một, theo Reapolitik (của Kissinger), phe kia mang tính “diều hâu”, chủ chiến nhiều hơn. Lập trường của phe “Chính trị thực dụng” như Kissinger đã trình bày chi tiết từ Davos. Những người đi gần tới lập trường của Kissinger chủ yếu quan ngại các ảnh hưởng sâu rộng của việc kéo dài cuộc chiến. Đặc biệt xu hướng này lo lắng nhìn vào các tác động kinh tế (lạm phát ở Mỹ và Anh đều đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ) và nguy cơ còn leo thang tiếp. Tuy nhiên, xu hướng này cũng không hề chủ trương đổi đất lấy hòa bình! Phe “diều hâu”, dẫn đầu bởi London và Washington. Mặc dù không tuyên bố rõ ràng, nhưng lập trường Anh – Mỹ là tăng cường hỗ trợ Ukraine bằng các trang thiết bị quân sự và mạng lưới tình báo để giáng những đòn mạnh nhất có thể. Mục đích là vừa củng cố vị thế của Ukraine tại bàn đàm phán, vừa ngăn chặn Nga khỏi bất kỳ hành động gây hấn nào với các quốc gia châu Âu khác, đặc biệt là các nước Baltic.

 

Mẫu số chung của hai phe nói trên là niềm tin cuộc chiến sẽ phải kết thúc với một thỏa thuận được thương lượng, ngay cả khi tình trạng của thỏa thuận này đang bị tranh cãi gay gắt. Tuy nhiên, sau khi bước sang tháng thứ tư của cuộc chiến, “thỏa thuận được thương lượng” có vẻ xa vời hơn so với lúc bắt đầu xung đột. Thay vì đi vào kết thúc, điều có vẻ ngày càng nhiều khả năng là một cuộc xung đột âm ỉ lâu dài. Tại đó, Kiev rất khó giành lại đươc toàn bộ lãnh thổ của mình và quân đội Nga cũng sẽ không rời khỏi những vùng lãnh thổ họ vừa cưỡng chiếm được. Tổng thống Putin đặt cược uy tín chính trị của mình vào chiến thắng ở Ukraine, điều mà phương Tây muốn phủ nhận. Tuy nhiên, một cuộc chiến không có hồi kết có thể kéo phương Tây mất một vài năm – đặc biệt khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp đến gần – trước khi tiến tới một thỏa hiệp nào đó. Trong khi chính các quan chức ở Kiev hiện cũng đang bày tỏ quan ngại, tình trạng mệt mỏi vì chiến tranh dễ làm “xói mòn” quyết tâm của Mỹ và đồng minh giúp Ukraine đẩy lùi cuộc xâm lược.





No comments:

Post a Comment

View My Stats