Freedom
House: Chính phủ Việt Nam đàn áp cả những người đấu tranh đang lưu vong!
RFA
2022.06.03
Ông
Trương Duy Nhất bị đưa ra toà ngày 09/3/2020. AFP
Trong báo cáo mang tên “Bảo
vệ dân chủ trong khi lưu vong/Defending Democracy in Exile” công bố
ngày 2 tháng 6, tổ chức nhân quyền Freedom House có nhắc đến Việt Nam như là một
trong số các quốc gia độc tài thực hiện đàn áp xuyên quốc gia, nhằm bịt miệng
người đấu tranh ngay cả khi họ rời quê hương.
Báo cáo
dài 48 trang được xuất bản trực tuyến, tổng hợp việc đàn áp xuyên quốc gia trong
4 năm qua thông qua nhiều câu chuyện của những người đã từng bị chính quyền của
nước mình nhắm tới sau khi xuất cảnh và sống lưu vong ở quốc gia khác.
Báo cáo của Freedom
House nhắc đến việc tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Philippines chuyên hỗ
trợ người Việt tị nạn và thúc đẩy nhân quyền mang tên Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải
ngoại (VOICE), bị tấn công mạng nhiều lần trong khi cựu nhân viên và
tình nguyện viên của tổ chức phi chính phủ này bị quấy rối, bị cấm xuất
cảnh hoặc bị tịch thu hộ chiếu khi họ quay trở lại Việt Nam chỉ vì tổ chức này
báo cáo vi phạm nhân quyền của chính phủ lên các cơ chế nhân quyền Liên Hiệp quốc.
Ông
Lê Trung Khoa, chủ bút của tờ báo mạng Thoibao.de ở
Đức với nhiều bài viết
chỉ trích chính phủ và bình luận thời sự ở Việt Nam, nói ông bị đe dọa qua các
tin nhắn hay bình luận trên mạng xã hội. Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do,
ông nói:
“Việc
đe doạ tôi trên mạng xã hội diễn ra hàng ngày, đặc biệt gần đây khi tôi đăng
các bản tin về những hoạt động mà Việt Nam tìm cách xâm nhập vào Đức đã bị phát
giác hay những tin về xe VinFast giới thiệu và bán xe ở Đức cũng bị đe doạ rất
nhiều.
Họ nhắn
tin qua Messenger hay bình luận rất cực đoan ở dưới bản tin trên trang
Thoibao.de. Họ đe doạ giết, bắn chết, ám sát hoặc về Việt Nam sẽ bị tiêu diệt,
bỏ tù và bắt cóc nếu còn ở Đức.
Ngoài
ra họ còn gọi điện trực tiếp vào số điện thoại văn phòng từ Việt Nam hay từ một
số nước châu Âu với yêu cầu im lặng.”
Ông Khoa
cho rằng những lời đe dọa này có liên quan đến Chính phủ Việt Nam vì chúng xuất
hiện sau khi ông có những bài viết về hậu trường chính trị Việt Nam. RFA không
thể kiểm chứng độc lập các cáo buộc này.
Một trường
hợp mà báo cáo nhắc đến là mục sư A Ga, người đã
tị nạn ở Hoa Kỳ nhưng vẫn nhận được tin nhắn đe dọa qua Facebook mà ông nghi ngờ
là quan chức Việt Nam, trong đó đề cập đến khả năng bắt cóc ông như trường hợp ở
Berlin.
Cựu quan
chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh là người bị mật vụ bắt cóc ở thủ đô của Đức và
đưa về Việt Nam hồi năm 2017, dẫn đến căng thẳng ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội
trong một thời gian dài.
Blogger của Đài Á Châu Tự Do là ông Trương Duy Nhất cũng bị an ninh Việt Nam bắt cóc khi ông
đang xin quy chế tị nạn chính trị ở Bangkok, Thái Lan đầu năm 2019.
Cả hai bị
đưa về Việt Nam và tống vào tù với những bản án dài hạn về tội danh liên quan đến
quản lý kinh tế.
Ông Nguyễn Hoàng Ân, một người từng hoạt động về tự do
tôn giáo ở giáo xứ Kẻ Gai (Nghệ An) đang lưu vong ở Thái Lan cho hay:
“Các
hành động đe doạ, sách nhiễu của lực lượng an ninh Nghệ An diễn ra nhiều lần
trong thời gian dài sau khi tôi nhận được giấy triệu tập và truy nã để rồi tôi
buộc phải chạy sang Thái Lan lánh nạn.
Sau đó
(đại diện- PV) nhà cầm quyền địa phương cũng như an ninh tỉnh rồi cơ quan Viện
Kiểm sát và Tòa án tỉnh Nghệ An nhiều lần đến nhà và dùng các hình thức như gửi
thư kêu gọi đầu thú gây sức ép lên mẹ và gia đình tôi nhằm sách nhiễu đe
doạ khủng bố tinh thần của người thân trong gia đình tôi. Họ muốn tôi phải về đầu
thú và nhận những việc tôi không làm.”
Phóng viên
RFA gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại Sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đề
nghị họ bình luận về báo cáo này, tuy nhiên chúng tôi chưa lập tức nhận được
câu trả lời.
Bằng báo cáo “Bảo vệ dân chủ trong khi lưu
vong/Defending Democracy in Exile,” tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ đưa
ra lời cảnh báo việc đàn áp xuyên quốc gia đe doạ tự do toàn cầu.
Theo bà Yana Gorokhovskaia, thành viên của nhóm nghiên cứu thì
đàn áp xuyên quốc gia là một biểu hiện khác của chủ nghĩa độc tài toàn cầu. Sử
dụng các vụ ám sát, hành hung, trục xuất bất hợp pháp, kiểm soát sự di chuyển,
tấn công mạng, các chính phủ phi dân chủ đưa ra các chuẩn mực độc tài vượt ra
ngoài biên giới của chúng.
Đây là báo
cáo thứ 2 của tổ chức nhân quyền này về đàn áp xuyên biên giới với nội dung đưa
ra các khuyến nghị cho các chính phủ, tổ chức quốc tế và các công ty công nghệ
có thể bảo vệ tốt hơn cá nhân và cộng đồng lưu vong.
Ở báo cáo
thứ nhất mang tên “Out of Sight, Not Out
of Reach/Ngoài tầm nhìn, nhưng không xa tầm với” tổ chức này đã miêu tả quy
mô và phạm vi của mối đe dọa này đối với nhân quyền và dân chủ bằng cách xác định
các quốc gia thủ phạm, chiến thuật và mục tiêu của chúng.
Báo cáo
ghi nhận 3.5 triệu người trên thế giới bị đe doạ bởi đàn áp xuyên quốc gia, ghi
chép cụ thể 735 trường hợp xảy ra thực hiện bởi 40 quốc gia độc tài trong 84 quốc
gia nơi người hoạt động lưu vong trong 4 năm gần đây.
---------------------
Tin,
bài liên quan
Tù
chính trị/RFA blogger Trương Duy Nhất vẫn chưa được gặp thân nhân trong năm tháng
qua
Blogger
Trương Duy Nhất bị quản giáo bắt đi lao động mặc dù bị "thoát vị đĩa đệm”
Nhà
báo Trương Duy Nhất bị tuyên y án sơ thẩm 10 năm tù giam
Phiên
phúc thẩm blogger Trương Duy Nhất dự kiến vào ngày 14/8
Ba
luật sư gặp tù nhân chính trị Trương Duy Nhất để chuẩn bị cho phiên phúc thẩm
No comments:
Post a Comment