Chính
quyền Việt Nam tăng cường kiểm soát tôn giáo với dự thảo nghị định mới
RFA
2022.06.06
.
Bí thư Đảng ủy thị Trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn là Phạm
Hồng Đức (phải) đòi giải tán thánh lễ hôm 20/2/2022 ở giáo xứ Vụ Bản.
Ảnh chụp màn hình video
Với dự
thảo nghị định mới nếu được thông qua thì các tổ chức tôn giáo sẽ bị phạt tiền
lên đến 60 triệu đồng nếu vi phạm.
Cổng thông
tin điện tử của Chính phủ Việt Nam hôm 3 tháng 6 đăng tải thông tin Bộ Nội vụ
nước này đang tiến hành lấy ý kiến nhân dân về dự thảo của một nghị định mới.
Nghị định
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là văn
bản quy phạm pháp luật mới nhất trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam, hiện đang
trong quá trình xây dựng.
Đúng như
tên gọi, nghị định này được tạo ra nhằm cho phép nhà nước xứ phạt hành chính
(phạt tiền), đối với các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực tôn giáo nhằm cụ thể
hóa Luật Tín ngưỡng Tôn giáo ban hành năm 2016.
Theo nội
dung của nghị định này thì rất nhiều hành vi được thực hiện ở cả mức độ cá
nhân, lẫn tổ chức đều có thể bị cho là vi phạm hành chính, và có thể bị xử phạt.
Một điều
đáng lưu tâm nữa đó là nhiều điều khoản của nghị định này có nội dung không rõ
ràng, và khó định nghĩa.
Đơn cử, điều
6 của văn bản này quy định một cá nhân có thể bị phạt ba triệu đồng nếu “lợi dụng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc dưới mọi hình thức” đường lối của
nhà nước.
Hoạt động
của các tổ chức tôn giáo cũng bị kiểm soát gắt gao, từ việc đăng ký hoạt động,
tấn phong và điều chuyển chức sắc, tổ chức đào tạo, cho đến cử người đi học ở
nước ngoài đều phải được sự đồng ý của nhà nước.
Trao đổi với
Đài Á Châu Tự Do dưới điều kiện giấu tên vì lý do an toàn, một luật sư nhân quyền
ở Việt Nam bình luận về bản dự thảo nghị định trên như sau:
“Nội
dung của dự thảo của Nghị định có rất nhiều nội dung mơ hồ chưa được định
nghĩa, cụ thể, hành vi nào lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo; hành vi nào trục lợi;
hành vi nào là hành vi chia rẽ dân tộc; hành vi nào là xâm hại đạo đức xã hội?
Việc để
ngỏ các định nghĩa trên sẽ khiến cho người thực thi công vụ tuỳ ý diễn giải, xử
phạt người dân một cách tuỳ tiện mang tính áp đặt.”
Ngoài ra,
vị luật sư này cũng bình luận về quy định yêu cầu các tôn giáo phải đăng ký thì
mới được phép hoạt động, và các quy định can thiệp vào hoạt động nội bộ của các
tổ chức tôn giáo:
“Việc
quy định sinh hoạt tôn giáo phải đăng ký chính quyền sẽ dẫn tới tình trạng xin
cho, gây khó khăn cho việc thực hành quyền tự do tôn giáo.
Còn việc
tổ chức, phong phẩm, suy cử chức sắc trong tôn giáo vốn dĩ là hoạt động nội bộ
của mỗi tôn giáo, chính quyền lại nhúng tay vào can thiệp là thể hiện sự lạm
quyền, xâm phạm quyền tự do tôn giáo.”
Sau cùng,
luật sư này cho rằng chính quyền Việt Nam “đang muốn bóp nghẹt quyền tự do tôn
giáo, và muốn các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo chỉ được hoạt động theo ý muốn của
nhà cầm quyền”, thông qua việc ban hành nghị định mới.
Dự thảo
Nghị định cũng giao thẩm quyền xử phạt cho cấp thấp nhất là chiến sĩ công an, cảnh
sát biển, bộ đội biên phòng, thanh tra viên trong lĩnh vực tôn giáo hay Ban Tôn
giáo Chính phủ.
Chúng tôi
cũng phỏng vấn ông Lê Quang Hiển, Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Thuần
tuý và là thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, một tổ chức của các tôn
giáo độc lập không được Nhà nước công nhận.
Ông cho rằng
Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn
giáo này được đưa ra để nhắm đến các tôn giáo độc lập, không chịu sự quản lý của
nhà nước.
Tuy nhiên
ông Hiển cũng cho biết là sẽ không tuân thủ các quy định mà ông cho là mang
tính đàn áp này:
“Các chức
sắc tôn giáo tại Việt Nam, cũng như là đối với các tôn giáo độc lập không theo
hệ thống quốc doanh của nhà nước, thì dù nhà nước cho ra (luật-PV) như thế nào
nhưng mà chúng tôi là người có niềm tin tôn giáo, chúng tôi không tuân thủ những
gì mà nhà nước nói.
Chúng
tôi chỉ làm theo lẽ phải và lương tâm của mình thôi, theo cái đức tin của mình,
từ hồi trước tới bây giờ.
Chúng
tôi bất chấp tất cả, dù nhà nước muốn đối xử như thế nào cũng được. Nếu mà nhà
nước đối xử quá nghiệt ngã thì thế giới sẽ thấy rằng nước Việt Nam không có tự
do tôn giáo, những gì nhà nước nói hoàn toàn không đúng sự thật, không tự do
tôn giáo, không nhân quyền gì hết.”
Chính quyền
Việt Nam đến nay vẫn bị cáo buộc là có các chính sách đàn áp tôn giáo.
Ủy Ban Tự do
Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) hồi tháng 2 năm nay là năm thứ 15 liên tiếp đề
nghị Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về
tự do tôn giáo (CPC) vì những vi phạm một cách có hệ thống, liên tục
và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo.
Hôm 2
tháng 6, trong bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhân dịp công bố phúc
trình tự do tôn giáo năm 2021, Ngoại trưởng Antony Blinken đã nói rằng chính
quyền Việt Nam sách nhiễu các tín đồ thuộc các nhóm tôn giáo độc lập.
--------------------
Tin,
bài liên quan
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ: VN vẫn kiểm soát đáng kể tôn giáo
Tỉnh
uỷ Kon Tum nói cơ bản đã xóa sạch đạo Hà Mòn
Uỷ
ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ: Việt Nam tiếp tục chính sách đàn áp tôn giáo
Bộ Công an đưa các ấn phẩm tôn giáo, chủ trương của Đảng về tôn giáo đến các trại giam
No comments:
Post a Comment