Bà
ngoại Nga và các ông ngoại Việt Nam
Jackhammer
Nguyễn
21/06/2022
https://baotiengdan.com/2022/06/21/ba-ngoai-nga-va-cac-ong-ngoai-viet-nam/
Có những hình ảnh rất cụ thể, có thể mô tả hiện
trạng của một xã hội, hay là cho biết rằng xã hội đó có đang chuyển biến hoặc
đang bị tù hãm trong những định kiến nào đó. Những hình ảnh ấy cho thấy xã hội
đang bí lối, hay tệ hơn là bị tầng lớp cai trị kềm hãm một cách có chủ đích.
Bà ngoại Nga
Mới đây, giữa cuộc xâm lăng của nước Nga Putin
vào Ukraine, bộ máy tuyên truyền của Moscow hùng hục khuếch tán hình ảnh Bà ngoại
Z, Babushka Z (бабушка Z). Một cụ già giương cao lá cờ mồ ma Liên Xô cũ, “thách
thức” các đội quân Ukraine mà nước Nga Putin gọi là phát xít.
Sự thật không phải “thách thức” đến mức
độ đó, nhưng kết quả điều tra về bà ngoại Nga, của các phóng viên BBC cho ta thấy,
hiện thực không phải lúc nào cũng rõ ràng đen trắng.
Câu chuyện là như thế này. Bà Anna Ivanovna
69 tuổi, sống gần thành phố Kharkiv, miền đông bắc Ukraine. Khi bắt đầu cuộc
xâm lăng, quân Nga chiếm đóng một số vùng ngoại ô Kharkiv. Ngôi làng của bà
Anna cũng bị pháo kích. Khi quân đội Ukraine tái chiếm các khu vực này, họ mang
thức ăn đến cứu trợ dân chúng.
Bà Anna tưởng nhầm những người lính Ukraine là
lính Nga và vui mừng vì họ đến cho thức ăn chứ không phải đánh nhau.
Bà mang một lá cờ Liên Xô cũ, màu đỏ, trên góc
trên bên trái có hình búa liềm và ngôi sao ra chào đón những người lính. Những
người lính đưa thức ăn cho bà Anna và lấy lá cờ rồi vứt đi và giẫm lên.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/06/2-8-696x392.jpg
Babushka
Z: Người phụ nữ trở thành biểu tượng tuyên truyền của Nga. Nguồn: BBC
Bà Anna trả
lại thức ăn và lấy lại lá cờ, nói rằng trong gia đình bà có nhiều người chiến đấu
vì lá cờ ấy hồi thế chiến thứ hai.
Bộ máy
tuyên truyền của ông Putin, không khác mấy thời mồ ma Liên Xô, lập tức chạy hết
công suất, nào là hình vẽ, bích chương dán tường, rồi cả tượng đài Rусская
бабушка (Bà ngoại Nga) nữa.
Theo các
phóng viên BBC, khi họ tiếp xúc với bà Anna, bà có vẻ rất bối rối về chuyện bà
được truyền thông Nga đưa bà lên thành ngôi sao như vậy. Bà nói với họ rằng
quân Nga chả quan tâm gì tới người Ukraine cả, mà chỉ lo chiếm đất của họ thôi.
Tuy vậy, bà kính trọng ông Putin, cho rằng ông ta là một vị tổng thống, một sa
hoàng.
Về lá cờ
Liên Xô, bà Anna nói rằng, lá cờ đó là một biểu ngữ của tình yêu và hạnh phúc.
Tuy nhiên khi kết thúc buổi nói chuyện với BBC, bà muốn đưa cho họ lá cờ, vì nó
gây phiền lòng cho bà, những người láng giềng của bà xem đó là biểu hiện của sự
phản bội.
Ông ngoại Việt Nam
Năm ngoái,
khi vaccine phương Tây mới vào Việt Nam, đã xuất hiện hiện tượng “ông ngoại”, tức
là các quan chức cao cấp giành những liều thuốc hiếm hoi quý giá cho gia đình
mình. Hiện tượng ông ngoại đấy là một chỉ báo rằng cấu trúc xã hội, tinh thần
xã hội Việt Nam không thay đổi bao nhiêu sau hơn 30 năm của cái gọi là “đổi mới”.
Khi tôi đề
cập đến ông ngoại Việt Nam để so với bà ngoại Nga chỉ là sự chơi chữ cho vui,
chứ các ông ngoại Việt Nam trong vụ vaccine thì quyền uy tới trời, bà ngoại Nga
Anna chỉ là một người nông dân không hiểu biết nhiều.
Nhưng tôi
chắc chắn trong xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều ông ngoại Việt Nam giống giống
bà ngoại Nga, ở cái chỗ họ có thể “giương cao ngọn cờ” mà chẳng hiểu cờ đó là
cái gì.
Ta hãy cứ
cho là cờ đỏ sao vàng, đại diện chính thức nước Việt Nam ngày nay, là cờ quốc
gia. Nhưng lá cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản thì đâu phải như vậy, thế mà nhiều
ông ngoại Việt Nam, ở tuổi ông ngoại, vẫn cứ đinh ninh cờ đỏ búa liềm là cái gì
đó rất “thân thương”, rất … Việt Nam. Các ông ngoại này thường sống ở các làng
quê xa xôi của Việt Nam, nơi hàng ngày vẫn ra rả cái radio tuyên truyền của Đảng
mỗi sáng, và lá cờ đỏ búa liềm bay phấp phới ở trụ sở ủy ban xã.
Mà không
chỉ có các ông ngoại ở tuổi ông ngoại, có cả những ông ngoại trẻ ở thành thị,
kéo cờ đỏ búa liềm đi … bão sau khi đội bóng đá Việt Nam thắng một trận banh.
Các ông ngoại trẻ này cứ ngỡ rằng cờ đỏ búa liềm ấy là cái gì đó rất “thân
thương” và rất Việt Nam.
Tôi từng
chứng kiến cảnh các cổ động viên đội banh Việt Nam kéo cờ đỏ búa liềm trong sân
vận động Jakarta, báo hại anh trưởng đoàn (là người tôi quen), cuống quít kéo
xuống.
Lá cờ đỏ
búa liềm là một dấu hiệu đại kỵ tại thủ đô Jakarta sau vụ có khoảng nửa triệu
người Indonesia gốc Hoa bị thảm sát vào năm 1965, trong đó có hàng ngàn đảng
viên cộng sản.
Một điểm
tôi cũng rất chắc chắn là các ông ngoại trẻ Việt Nam, ngày hôm trước kéo cờ đỏ
búa liềm đi bão bóng đá, ngày hôm sau có thể vui vẻ hồn nhiên lên máy bay sang
Mỹ du học, nơi mà những người cổ xúy lá cờ đỏ búa liềm gọi là một xã hội tư bản
“xấu xa” đang “giãy chết”.
Có ông ngoại
trẻ Việt Nam còn đi xa hơn, khi sang đến Úc, một xã hội “tư bản xấu xa” khác,
công khai giật cờ vàng ba sọc đỏ đại diện cộng đồng người Việt hải ngoại.
Tôi không
rõ hình ảnh “bà ngoại Nga” này được hoan hô ra sao trong giới mạng xã hội “thân
Nga” ở Việt Nam, nhưng không thấy truyền thông nhà nước Việt Nam hồ hởi phấn khởi
đưa tin bà ngoại Nga.
Câu chuyện
bà ngoại Nga và các ông ngoại Việt Nam, già lẫn trẻ, cho chúng ta một bài học rằng
chế độ toàn trị, với hệ thống truyền thông bất đối xứng đã, đang, và sẽ tiếp tục
tạo nên những người như bà Anna, các ông ngoại vừa già vừa trẻ ở Việt Nam, những
người lẫn lộn hết mọi thứ.
Mà một dân
tộc bao gồm một tập hợp những người lẫn lộn hết mọi thứ, thì không có tương lai
nào sáng sủa cho dân tộc ấy cả.
No comments:
Post a Comment