Bá Tân
08/12/2018
Thủ tướng Campuchia Hunsen vừa có chuyến thăm Việt
Nam và để lại ấn tượng rất đặc biệt.
Nghi thức đón tiếp, nội dung hội đàm, ký kết các văn
bản… đã được báo chí quốc doanh phô diễn khá chi tiết.
Ấn tượng đặc
biệt của thủ tướng Campuchia trong chuyến thăm Việt Nam không phải nội dung
chính trị, mà là hình thức diễn đạt trong bài phát biểu của ông Hunsen.
Sau hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà, theo
thông lệ quốc tế, thủ tướng Hunsen và ông Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu trước
sự chứng kiến của giới quan chức và báo chí. Thủ tướng nước chủ nhà đứng trên bục
đọc bài viết dài lê thê, ngữ điệu trơn trượt, nhạt nhòa.
Bài phát biểu của thủ tướng Hunsen là sự khác biệt
hoàn toàn. Thủ tướng Hunsen nói chứ không đọc. Ông Hunsen nói mạch lạc, khúc
chiết, ngữ điệu lúc trầm, lúc bổng.
Trong một nghi lễ mang tính quốc tế,
là khách mời, khi phát biểu trước đám đông, thủ tướng Hunsen thể hiện đẳng cấp
vượt trội so với người đồng cấp nước chủ nhà. Giỏi, dốt, tốt, xấu không thể che
đậy, không cần tô vẽ, tự nó có cách lên tiếng đúng bản chất.
Phát biểu bằng văn bản với “nói bo” là hai cách hoàn
toàn khác nhau. Văn bản soạn sẵn là do người khác (thậm chí cả nhóm) viết hộ,
người đọc chỉ đơn thuần làm cái việc… phát âm. Việc đó ai cũng làm được, chỉ cần
yêu cầu duy nhất là biết chữ.
Phát biểu bằng “nói bo”, tự mình thể hiện, chủ thể
là tác giả chính hiệu của cả nội dung cũng như hình thức diễn đạt. Phải có đẳng
cấp cả về trí tuệ và bản lĩnh chính trị mới có thể phát biểu bằng ngôn ngữ nói.
Thủ tướng Hunsen “đáp lễ” bằng cách như vậy, sau khi nghe thủ tướng Việt Nam đọc
bài phát biểu do người khác soạn sẵn.
Không chỉ khác biệt trong bài phát biểu, thủ tướng
Campuchia và thủ tướng Việt Nam còn có sự khác biệt mang tính gốc rễ (nguyên
nhân của mọi nguyên nhân): ông Hunsen trở thành thủ tướng thông qua tranh cử, Việt Nam chưa
có tranh cử để tìm ra thủ tướng theo kiểu Campuchia. Cách làm và kết quả là
hai vấn đề, nhưng trong rất nhiều trường hợp, cách làm trở thành nguyên nhân
quyết định kết quả.
Ai cũng vậy, nhất là lãnh đạo cấp cao, phát biểu bằng
nói sẽ hấp dẫn hơn, có sức thu phục gấp bội so với đọc một mạch văn bản do người
khác viết hộ. Biên chế vẫn cứ phình to, không hề giảm, có cả rừng nguyên nhân,
trong đó có việc lãnh đạo các cấp không chịu nghĩ ra để nói, việc gì cũng giao
cho nhóm giúp việc soạn thành văn bản và họ chỉ việc đọc như cái máy.
No comments:
Post a Comment