Thursday, 31 May 2018

BIỂN ĐÔNG TỪ TRÊN KHÔNG (Phan Trinh dịch và tổng hợp từ nguồn AMTI/CSIS)




Phan Trinh dịch và tổng hợp từ nguồn AMTI/CSIS
01/06/2018

Xin ông Trọng và toàn bộ BCT ĐCS Việt Nam hãy mở to mắt mà nhìn cho thật tỏ tường món quà “4 tốt” và “16 chữ” đầy đủ lệ bộ của lão họ Tập đem tặng nhân dân Việt Nam trong hơn chục năm nay, với sự thỏa thuận của ông và đám tiền bối của ông kể từ Nguyễn Văn Linh – kẻ dẫn đầu một đoàn CS sang Thành Đô (trong đó có ông trong đám thư ký tùy tòng) rạp đầu ký vào văn bản thỏa thuận tốt đẹp này.
Bauxite Việt Nam

------------------------------------------------------------------

Những không ảnh trong bài này giúp độc giả thấy rõ hơn Trung Quốc đã quân sự hoá Biển Đông ra sao trong vài năm gần đây. Để tiện xem, hình ảnh được gom lại theo từng thực thể: Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập và Đảo Phú Lâm (Bài này đi kèm bài “CHÚNG QUẪY BIỂN ĐÔNG” đăng cùng kỳ).

ĐÁ VÀNH KHĂN (Mischief Reef):
Hai máy bay quân sự Xian Y-7 cạnh đường băng sân bay Đá Vành Khăn, 6/1/2018. Ảnh do Philippines Daily Inquirer cung cấp.
Tàu chở dầu Fubai AOT tại Đá Vành Khăn, 6/5/2018.
Hai tàu hộ tống Jiangdao, loại 056, dài 90 m, neo tại Đá Vành Khăn, 28/6/2017.
A Type 073A landing ship medium at port in Mischief Reef, May 6, 2018.
Tàu đổ bộ tầm trung, loại 073A, dài 87 m, neo tại Đá Vành Khăn, 5/6/2018.
Thiết bị gây nhiễu sóng, được che phủ, tại Đá Vành Khăn, 6/5/2018.

ĐÁ XU BI (Subi Reef):
Máy bay vận tải và thám thính quân sự Shaanxi Y-8, tại sân bay Đá Xu Bi, 28/4/2018.
Tàu tuần duyên mới loại 718B, #46122, tại Đá Xu Bi, 7/12/2017.
Tàu tuần tra Lớp Zhongyang, dài 108 m, neo tại Đá Xu Bi, 28/4/2018.

ĐÁ CHỮ THẬP (Fiery Cross Reef):
Một chiếc tàu, được cho là tàu hỗ trợ, Loại 904B Danyao AF, neo tại Đá Chữ Thập, 3/9/2017.
Tàu vận tải Lớp Dayun, Loại 904, bên trái, đi kèm tàu kéo Lớp Hujiu, neo tại Đá Chữ Thập, 15/4/2017.
Tàu Đổ bộ tăng, Loại 072A, dài 121 m, có thể chở 10 xe tăng, 250 lính trang bị đầy đủ, 4 thuyền đổ bộ, một trực thăng cỡ trung, và các xuồng đệm hơi, neo tại Đá Chữ Thập, 8/4/2017.

ĐẢO PHÚ LÂM (Woody Island):
Chiến đấu cơ J-11 trên sân bay Đảo Phú Lâm, 12/5/2018.
Máy bay vận tải và thám thính quân sự Shaanxi Y-8 tại Đảo Phú Lâm, 15/11/2017.
Chiến đấu cơ J11B tại Đảo Phú Lâm, 26/4/2016.
Máy bay trực thăng và máy bay không người lái tại Đảo Phú Lâm, 26/4/2016.
Trung Quốc triển khai các trang thiết bị quân sự mới tại Đảo Phú Lâm, toàn ảnh, 12/5/2018.
Chi tiết của ảnh trên, cho thấy các trang thiết bị được che phủ bằng bạt, 12/5/2018.
Các ụ trang thiết bị được che bạt tại một góc khác của Đảo Phú Lâm, 12/5/2018.
Những triển khai trang thiết bị quân sự mới tại Đảo Phú Lâm, 20/5/2018.
Những triển khai trang thiết bị quân sự mới tại Đảo Phú Lâm, 20/5/2018.

Nguồn bản gốc: amti.csis.org (Website của Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Washington. Xem thêm tại link này.

Dịch giả gửi BVN








NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH TUYỆT THỰC MỘT TUẦN - MONG BẠN BÈ GỬI THƯ TRÒ CHUYỆN (FB Trịnh Kim Tiến)





Quỳnh nói với mẹ: “Mẹ về nói với bạn bè con, có thương con thì viết thư gửi vào trại cho con, gửi qua đường bưu điện đến phân trại k4, phân đội 40, trại 5 Thanh Hoá”.

Đó là cách mà chị phản ứng lại việc trại giam “giam giữ” thư từ của chị một cách vô lý. Những bức thư chị viết về cho các con đều không đến được tay gia đình cho đến hôm nay.

Quỳnh muốn bạn bè gửi thư vào vì chị thương và rất nhớ mọi người, chị muốn biết anh chị em mình ở ngoài cuộc sống ra sao, có khỏe không? Việc gửi và nhận thư pháp luật hiện hành cũng không cấm, ai cho họ cái quyền nhốt thư của chị lại trong từng ấy ngày không gửi?

Mẹ của Nấm và Gấu muốn đọc thư của mọi người và sẽ đấu tranh trong trại giam để nhận được những bức thư ấy.

Trưa này, Gấu sau hai năm xa cách đã được gặp mẹ Tý Quỳnh. Mẹ nó hỏi là lần sau Gấu có đi thăm mẹ nữa không? Nó trả lời “không, ói nhiều lắm Tý Quỳnh”.

Nấm thì khác, “người lớn” rồi, dù ói xanh xao mặt mày nhưng vẫn luôn hy vọng được ra thăm mẹ tiếp.

Buồn cho hai con, không được ăn cùng mẹ bữa cơm. Khi bà hỏi thì cán bộ trại giam từ chối. Họ nói chỉ cho người cải tạo tốt được hưởng đặc ân đó. Còn Quỳnh, được biết trước đó chỉ hơn chục ngày thôi, chị còn tuyệt thực một tuần liền để phản đối họ.

Quỳnh nói với mẹ chị rằng “con đã tuyệt thực từ ngày 05 – 11/05 vì con không đồng ý với một số hành động, cách đối xử của trại giam”. Quỳnh cho biết thêm, chị hiện không nhận thức ăn của trại giam để ăn nữa vì mỗi lần ăn xong chị cảm thấy cơ thể lạ lạ và rất mệt. Quỳnh chỉ ăn những đồ khô như mỳ gói, đồ mẹ chị gửi vào hay trái cây.

Cho đến giờ, họ vẫn muốn Quỳnh phải viết bản nhận tội, kiểm điểm nhưng chị kiên quyết không viết. Chị tuyệt thực để phản đối bất công và mong muốn mọi người viết thư cho mình để đòi lại quyền thư tín.

Bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng hai cháu ngoại Nấm, Gấu đi thăm con gái. Ảnh: Trịnh Kim Tiến








SÓNG NGẦM DƯỚI BIỂN ĐÔNG (Bùi Văn Phú)




Posted on May 29, 2018

Vì những hành động mang tính bành trướng của Trung Quốc trong vùng biển này mà Hoa Kỳ, từ thời Tổng thống Barack Obama, đã có chính sách xoay trục để đối đầu với Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã mang chiến hạm vào tuần tra trong khu vực thường xuyên hơn và tàu chiến, máy bay quân sự Mỹ đã nhiều lần đi vào gần các đảo trong quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát, với ý định xác minh quyền tự do lưu thông trên biển cũng như trên không theo công ước quốc tế hiện hành.

Biển Đông, theo cách gọi của người Việt, hay Biển Nam Trung Hoa (South China Sea), trong hơn một thập niên qua đã trở thành điểm nóng trong quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines.

Đến nay, vì Hoa Kỳ không có định hướng cho chính sách cứng rắn với Trung Quốc liên quan đến Biển Đông nên Bắc Kinh tiếp tục bành trướng quân sự trên các hòn đảo đã được tôn tạo trong những năm qua.

Chính sách đường lưỡi bò, còn gọi là đường 9 đoạn, của Bắc Kinh trong vùng biển Đông Nam Á đã khiến lãnh đạo thế giới, đặc biệt là Mỹ, quan ngại.

Chủ trương này của Trung Quốc cũng gây chú ý cho giới nghiên cứu chính trị và lịch sử. Trung Quốc nay có còn là con hổ giấy hay đã thực sự trổi dậy để trở thành một cường quốc trên thế giới?

Trong một hội thảo mới đây do Institute of East Asian Studies, Đại học Berkeley tổ chức, nhiều học giả đã nhận định rằng Trung Quốc nay đã trở lại vị trí cường quốc, ít nhất là trong khu vực, như đất nước này đã có thời thống trị châu Á trong lịch sử.

Mười tám bài nghiên cứu đã được trình bày tại hội nghị và chiều ngày 15/5 ban tổ chức mở ra diễn đàn công chúng có chủ đề “Maritime Asia: Securitization of the China Seas” để các học giả tóm lược tham luận đã được trình bày trong hai ngày hội nghị. Điều hợp diễn đàn là Giáo sư Wen-hsin Yeh thuộc khoa sử của Đại học Berkeley.

Giáo sư Par Cassel từ University of Michigan nhận xét rằng Trung Quốc đã từng là một đế quốc, đi xâm lăng nhiều nước trong vùng từ Mongolia xuống Việt Nam vào nhiều thế kỷ trước. Vài thế kỷ gần đây tàu chiến cũng như thương thuyền Trung Quốc đã cập bến các quốc gia Đông Nam Á và người Hoa đã định cư ở nhiều nơi trong khu vực. Giáo sư Cassel đặt vấn đề là lãnh đạo Trung Hoa vào những thế kỷ 16, 17 có đầu óc đế quốc xâm lăng hay đầu óc tư bản đi tìm thị trường buôn bán và những chính sách hiện tại của Bắc Kinh là phản ánh tham vọng đế quốc hay tư bản?

Theo Giáo sư Cassel, đối với Bắc Kinh ngày nay vấn đề chủ quyền là quan trọng nhất. Những biến động xảy ra ở Biển Đông, Hong Kong hay Đài Loan nếu gây bất lợi, giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ nhân danh chủ quyền để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc.

Giáo sư Kun-Chin Lin của Đại học Cambridge so sánh sự phát triển của hải quân Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Lúc đó với sức mạnh của hải quân nên Mỹ đã làm chủ được nhiều đảo, từ Puerto Rico trong vùng biển Caribê đến những đảo Guam, Wake, Marshall Islands ở Thái Bình Dương để ngày nay những đảo đó được đặt dưới sự bảo hộ của Mỹ.

Sức mạnh quân sự Trung Quốc nay đã vươn lên, với vũ khí hiện đại, với hàng không mẫu hạm nên trong những tranh chấp ở Biển Đông, là khu vực chiến lược, giới lãnh đạo Bắc Kinh không tôn trọng Công ước Quốc tế về Luật Biển với phán quyết của Toà án Trọng tài Quốc tế bất lợi cho Trung Quốc năm 2016.

Các diễn giả của chương trình hội thảo liên quan đến an ninh Biển Đông (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Giáo sư Yann-huei Song của Academia Sinica tỏ ra lạc quan trước những xung đột đang có vì ông nhìn vào khía cạnh hợp tác giữa các nước trong vùng biển tranh chấp, từ Biển Đông Trung Hoa (giữa Trung Quốc và Nhật) xuống Biển Nam Trung Hoa (giữa một số nước ĐNÁ và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines). Ông lạc quan vì dù có những căng thẳng trên bề mặt, nhưng phía sau là những hợp tác kinh tế, là những ký kết để phát triển du lịch đến các đảo trong vùng tranh chấp. Ông gọi đó là “Peace through Tourism”.

Giáo sư Wen-cheng Li từ National Sun-Yat Sen University, Đài Loan bàn đến chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình trong quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh. Theo ông, Bắc Kinh sẽ không đặt ưu tiên thống nhất Đài Loan mà ông Tập chú trọng đến phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho dân. Ông đưa nhận xét là Đài Loan không muốn đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh mậu dịch, nhưng chính Trung Quốc đã đẩy Đài Loan về phía Hoa Kỳ.

Giáo sư Yuan-kang Wang từ Western Michigan University nhìn nhận ngày nay Trung Quốc đã trở thành cường quốc, nhờ Mỹ, bắt đầu từ thời Tổng thống Bill Clinton với chính sách toàn cầu hóa vào đầu thập nên 1990, giúp cho kinh tế Trung Quốc phát triển, với hy vọng đất nước này sẽ trở thành một nền dân chủ. Ông nói chính sách đó đã thất bại vì Trung Quốc không thay đổi chính trị và đó là một thực tế mà thế giới phải nhìn vào và chính sách hiện thời của Mỹ đã không ngăn chặn được kế hoạch quân sự hoá trên Biển Đông của Bắc Kinh.

Giáo sư Sarah Kirchberger thuộc Institute for Security Policy đưa ra những quan sát là ngoài căng thẳng trên mặt nổi ở Biển Đông, bên trong là một cuộc chạy đua trên nhiều mặt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cùng các đồng minh của Mỹ.

Bắc Kinh muốn xây dựng một lực lượng hải quân và không quân hùng mạnh, phát triển kỹ thuật không gian, chiến tranh mạng, nghiên cứu khai thác đáy biển để trong trường hợp có chiến tranh và dùng tàu ngầm. Cùng lúc Trung Quốc cho xây dựng những căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo đã được bồi đắp trong những năm qua, với ra-đa và các trang thiết bị quân sự, sân bay, hoả tiễn phòng không với mục đích kiểm soát biển và vùng trời.

Theo Giáo sư Kirchberger Trung Quốc sẽ không rút lại các hoạt động quân sự trên đảo ở Trường Sa. Chỉ có chiến tranh mới làm cho Trung Quốc chùn chân.

Những nhận định của các học giả phản ánh chủ trương của Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại, là nhất định giành quyền kiểm soát khu vực Biển Đông về mọi mặt, từ kinh tế đến quân sự.

Năm ngoái, công ti dầu khí của Tây Ban Nha Repsol đã rút lại hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam và bỏ khoan dầu trên Biển Đông do áp lực từ phía Trung Quốc.

Bản tin Reuters hôm 17/5/2018 cho biết gần đây công ti dầu khí Rosneft chi nhánh Việt Nam của Nga Sô đã bắt đầu khoan giếng dầu LD-3P trong khu vực Lan Đỏ, cách bờ biển Việt Nam 370 km, thì có quan ngại hoạt động này sẽ làm Bắc Kinh bực bội.

Trước sự việc này, một lần nữa người phát ngôn của bộ ngoại giao Bắc Kinh nói rằng những việc làm như thế phải được sự chấp thuận của Trung Quốc vì nằm trong đường lưỡi bò, thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Còn Hà Nội lại lập lại quan điểm rằng việc khai thác dầu của Rosneft là trong khu vực chủ quyền của Việt Nam.

Những dự án khoan và khai thác dầu của công ti Nga Rosneft, cũng như của các công ti Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Mỹ trong vùng biển của Việt Nam có được tiến hành hay không, điều này sẽ cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc giành chủ quyền và quyền kiểm soát trên Biển Đông.

© 2018 Buivanphu
[Bài đã đăng trên bbcvietnamese.com 26.05.2018, vietbao.com 28.05.2018, danchimviet.info 29.05.2018]

Sóng ngầm bên dưới Biển Đông * Giáo sư Yuan-kang Wang từ Western Michigan University nhìn nhận ngày nay Trung Quốc đã trở thành cường quốc, nhờ Mỹ, bắt đầu từ thời Tổng thống Bill Clinton với chính sách toàn cầu hóa vào đầu thập nên 1990, giúp cho kinh tế Trung Quốc phát triển, với hy vọng đất nước này sẽ trở thành một nền dân chủ. Ông nói chính sách đó đã thất bại vì Trung Quốc không thay đổi chính trị và đó là một thực tế mà thế giới phải nhìn vào và chính sách hiện thời của Mỹ đã không ngăn chặn được kế hoạch quân sự hoá trên Biển Đông của Bắc Kinh.







MAU CỨU NƯỚC KHỎI HỌA BÀNH TRƯỚNG CỦA TÀU CỘNG ! (Hà Sĩ Phu)




Hà Sĩ Phu
31-5-2018

Kính gửi tất cả quý vị trên các Diễn đàn “Dân chủ – Cứu nước

1/ Thưa quý vị, một kẻ ngu độn nhất cũng biết “chủ trương cho người nước ngoài thuê đất tới 99 năm” chính là tiếp tay cho mưu đồ bành trướng của Tàu Cộng, củng cố thêm một bước quan trọng để biến Việt Nam chính thức thành một chư hầu nô lệ của họ. Chủ trương như vậy là phản quốc một cách có ý thức, dù ngụy trang bằng mục đích kinh tế.

2/ Trước tình hình Hán hóa và Bắc thuộc đã trầm trọng và khẩn thiết như thế, nếu làm ba việc sau đây chính là mắc tội phản quốc, phải bị loại ngay ra khỏi hàng ngũ Dân tộc và trừng trị kịp thời:

– Tiếp tay cho Trung quốc lấn thêm những bước vào lãnh thổ, nhân sự, kinh tế, văn hóa.

– Bày ra những cuộc vận động rùm beng (dù có vẻ chính đáng và hợp lòng dân như vụ “nhóm lò vĩ đại” chống Tham nhũng) để làm lu mờ hoặc quên đi quốc nạn Bắc thuộc đang rất khẩn trương và nhu cầu đoàn kết chống giặc. Chắc hẳn Tập Cận Bình của Trung quốc cũng chỉ mong Việt Nam làm những việc như vậy.

– Làm suy yếu sức đề kháng của Dân tộc bằng những cuộc đàn áp tinh thần Dân chủ hóa và tinh thần chống Tàu cứu nước, đồng thời tô vẽ cho tình hữu nghị Việt-Trung.

3/ Nếu Quốc hội thông qua chủ trương “cho người nước ngoài thuê đất làm đặc khu dài hạn” (chắc chắn sẽ được Tàu Cộng lợi dụng) thì tôi xin phép kết luận một cách khẩn thiết như sau:

Hiện nay không biết đặt mối lo Bắc thuộc lên hàng đầu thì hoàn toàn không xứng đáng là một người Việt NamNếu đa số đại biểu Quốc hội mà đồng tình với chủ trương tai hại như vậy thì cũng có nghĩa tuyệt đại đa số trong Quốc hội VIỆT NAM CS bây giờ ‘không phải, không đáng là người VIỆT NAM’!? Vậy thực chất nó là một Quốc hội của người nước nào vậy?! Ôi, nghĩ thế mà đau lòng! (Hữu ý hay vô tình đã biến “của dân, do dân và vì dân” thành “của Tàu, do Tàu và vì Tàu?).

Không lo cứu nước một cách thích đáng lúc này là uổng công giữ nước của Tiền nhân và có tội với sinh mệnh muôn đời con cháu sau này.

Với những Thư yêu cầu hay Tuyên bố mang tinh thần Cứu nước như vậy tôi xin ký tên!

Kính thư
Hà Sĩ Phu

-----------------------------


29-5-2018

Sự việc và nhận định

Tại kỳ họp thứ 5 diễn ra từ ngày 21/5/2018 đến ngày 15/6/2018, Quốc hội khóa XIV đang thảo luận đề án Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu).  Theo dự luật này, ngoài các ưu đãi về thuế và chính sách dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, thời hạn cho thuê đất có thể được Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận đến 99 năm.

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại của thời đại công nghệ thông tin và Internet, các đặc khu hành chính-kinh tế đã là mô hình lỗi thời trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, việc cho thuê đất 99 năm là vết tích từ những nền kinh tế của các nước thuộc địa thời tiền công nghiệp hóa ở thế kỷ trước, mà ngày nay chỉ vài nước còn áp dụng.

Theo luật đất đai được ban hành và sửa đổi qua các thời kỳ thu hút vốn đầu tư khác nhau, thời hạn cho thuê đất tối đa chỉ là 50 năm, tuy nhiên đối với những dự án đầu tư sản xuất đặc biệt quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, thời hạn thuê đất cũng không vượt quá 70 năm.  Thời hạn như thế đã là quá dài nếu so sánh với nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á và trên thế giới, cũng như quá dài đối với bất kỳ dự án sản xuất hoặc kinh doanh nào, huống chi 99 năm.

Thời hạn thuê đất 99 năm dấy lên mối lo ngại của công luận về an ninh quốc phòng, nhất là khi ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc chiếm diện tích tổng cộng hàng chục ngàn cây số vuông trên biển và đất liền, lại nằm gần những vị trí chiến lược về phòng thủ quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc tiến hành chính sách gây hấn trên Biển Đông, chiếm giữ hải đảo và ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự áp sát bờ biển nước ta.

Yêu cầu

Trước việc những ý kiến phản biện về đề án Luật Đặc khu chỉ chiếm thiểu số trên diễn đàn Quốc hội, chúng tôi – các thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và cảm tình viên của Câu lạc bộ – đồng lòng yêu cầu Quốc hội, Ban Thường vụ Quốc hội, và các vị Đại biểu Quốc hội, hãy vì quyền lợi quốc gia và tiền đồ của dân tộc, HOÃN và BÃI BỎ việc thảo luận và thông qua Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, với những lý do sau đây:

Thứ nhất, Việt Nam đã có kinh nghiệm hơn 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài kể từ khi chính sách đổi mới kinh tế được triển khai vào năm 1986. Nếu trong thời kỳ đầu tiên đó chúng ta còn chưa cần đến mô hình đặc khu hành chính-kinh tế với quá nhiều ưu đãi bất thường như thế, thì vì lý do nào ngày nay chúng ta lại cần đến một mô hình lỗi thời để thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa thời đại công nghệ thông tin và Internet toàn cầu hóa?

Thứ hai, việc cho thuê đất 99 năm hoàn toàn không cần thiết đối với bất kỳ dự án đầu tư kinh doanh hiệu quả nào. Trong hơn 30 năm áp dụng chính sách cho thuê đất tối đa 70 năm, chỉ vài dự án đủ điều kiện hưởng thời hạn thuê đất dài như vậy, nhưng chưa có dự án nào chứng minh sự cần thiết phải cần thời hạn thuê đất kéo dài hơn đến 99 năm. Do vậy, đề xuất kéo dài thời hạn cho thuê đất đến 99 năm rõ ràng thiếu cơ sở khoa học và thực tế.

Thứ ba, thời hạn thuê đất 99 năm thực sự đặt ra mối quan ngại về an ninh quốc phòng mà chúng ta không thể phớt lờ, vì nó hoàn toàn có thể bị lợi dụng để thực hiện các kế hoạch chiếm giữ những vị trí xung yếu về quân sự tại ba vùng đất và biển chiến lược ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, nhất là trước hiểm họa thôn tính biển đảo và đất liền thường trực của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay.  Bài học người Trung Quốc mua đất đai hàng loạt với diện tích lớn ở Đà Nẵng vẫn còn nóng hổi tính thời sự, xét dưới góc độ và mưu toan mở rộng “biên giới mềm” mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang thực hiện.

Chúng tôi rất mong Quốc hội và các vị Đại biểu Quốc hội đáp ứng nguyện vọng của toàn dân trong vấn đề hệ trọng này, để xứng đáng là một Quốc hội đại diện nhân dân, chứ không phải là con rối của bất kỳ thế lực nào.

Lập ngày 29 tháng 5 năm 2018
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng










TỪNG BƯỚC ĐI CỦA SÓI (FB Châu Đoàn)





Lãnh đạo Trung Quốc đã định làm gì là làm đến cùng. Người Trung Quốc coi trọng việc dùng mưu và từng bước đi của họ rất bài bản, được bước một sẽ tiếp bước 2, bước 3, bước trước là bàn đạp cho bước sau và cứ thế mà làm. Họ phân tích rất kĩ tình hình chính trị của đối phương và sẽ lợi dụng những điểm yếu của đối phương để thực hiện mưu đồ của mình.

Có thể nói rằng Biển Đông đã trở thành ao nhà của Trung Quốc. Tất cả những hòn đảo được xây dựng với nhiều mục đích. Vừa quân sự hoá để trở thành những cơ sở quân sự, sân bay, cảng, trạm chứa nhiên liệu, trạm ra-đa và tôi tin rằng trong tương lai sẽ có những thành phố trên đảo, thành những trung tâm du lịch của người Trung Quốc.

Trung Quốc đang xây dựng 10 nhà máy điện nguyên tử nổi trên biển để cung cấp năng lượng cho tất cả những hòn đảo ở Biển Đông. Điều này, báo NY Times đã viết cách đây mấy năm.

Kinh tế Trung Quốc đang mạnh, khoa học kĩ thuật tuy là một thứ khoa học kỹ thuật ăn cắp, ăn theo của Phương Tây giai đoạn đầu nhưng giờ đây họ đã có những bước tiến rất dài, đã có những thành tựu riêng về khoa học ứng dụng. Việc xây dựng các đảo với tốc độ chóng mặt chứng tỏ điều ấy.

Vậy những bước tiếp theo của con sói sẽ là gì?

Trong khi đang tiếp tục xây dựng những căn cứ trên Biển Đông, tiếp tục khẳng định chủ quyền, bằng cách cấm Việt Nam khai thác dầu trên ngay chính lãnh hải của Việt Nam, đánh đuổi tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam, cho khách du lịch mặc áo in hình lưỡi bò để khiêu khích và thực chất là để nắn gân Việt Nam, một phép thử xem tinh thần phản kháng của chính quyền và người dân ra sao. Với đầu óc của một con sói với hàng nghìn năm mài dũa mưu mô thì động tác nào cũng có ẩn ý đằng sau. Hãy nhớ Trung Quốc là đất nước của Tào Tháo, Gia Cát Lượng, của Tôn Tử… những bậc thầy về mưu ma chước quỷ.

Quốc hội đang bàn về việc cho thuê 99 năm ba đặc khu kinh tế ở Bắc, Trung, Nam. Ai cũng biết là mô hình cho thuê đất là lỗi thời, đóng góp rất ít cho sự phát triển của đất nước. Nó cũng giống như cầm một cục tiền và để mặc người thuê muốn làm gì thì làm và đây chính là một bước tiếp theo của con sói.

Khi đã nắm Biển Đông trong lòng bàn tay, có thêm được 3 nơi được gọi là “đặc khu kinh tế”, bàn tay lông lá sẽ lại khép lại một chút, yết hầu của thằng em tiểu nhược sẽ bị thít chặt thêm một chút nữa.

Đừng ai ảo tưởng mà trông chờ vào cộng đồng thế giới, đặc biệt là Mỹ. Trong bàn cờ quốc tế thì nước lớn nào cũng chỉ coi trọng đối thủ xứng tầm, nước nhỏ chỉ là những quân cờ của chúng mà thôi và nước lớn nào cũng đặt lợi ích của chúng lên cao nhất.

Có những điều rất đáng buồn, đáng lo ngại chúng ta nhìn thấy mà không thể làm được gì bởi ở Việt Nam, tiếng nói của những người có chính kiến độc lập ngoài đảng rất yếu đuối. Trong khi ấy, quốc hội thì chỉ đa phần là toàn nghị gật, nhân cách, trí tuệ thấp kém và có thể nhiều người trong số ấy chịu sự tác động từ Trung Quốc. Hãy nghe nghị Nguyễn Đức Kiên phát biểu: “Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ… đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không?”.

Theo các bạn thì Kiên ngu thật hay ngu giả vờ? Nếu các đặc khu ấy rơi vào tay nhà đầu tư Mỹ, Pháp hay Nhật thì không đáng lo nhưng vào tay Trung Quốc thì là đại hoạ. Kiên vô tình hay cố ý tiếp tay cho những nước cờ của con sói Trung Cộng?

Xin nhắc lại, từng bước đi của chúng đều được tính toán kĩ. Chẳng phải nhiều khu đất giá trị và có vị thế trọng yếu ở Đà Nẵng đã thuộc về Trung Quốc rồi sao? Chẳng phải người Việt Nam đã ngán ngẩm không muốn đi Nha Trang, Đà Nẵng bởi tiếng Tầu đã xủng xoảng khắp nơi, biển quảng cáo với tiếng Tầu đã nhan nhản trên các khách sạn và nhà hàng rồi sao? Người Việt đã bắt đầu cảm thấy lạc lõng và lép vế trên ngay chính đất nước mình. Quan chức, doanh nhân thành đạt đều đang lo tìm con đường ra nước ngoài sinh sống.

Điều đau khổ là dân trí thì còn thấp và đa phần người Việt cũng vẫn chỉ loanh quanh với miếng cơm manh áo, cả ngày chỉ lo kiếm tiền rồi cuối ngày thì cười tít mắt với chén rượu và đĩa lòng lợn trước mặt. Đau khổ hơn nữa là đa phần tầng lớp được gọi là trí thức thì cũng chỉ là bọn hèn nhát, phát ngôn theo nghị quyết, luôn thấm nhuần những gì được cấp trên dạy bảo.

Những nhà hoạch định chiến lược của Trung Cộng nắm vững những đặc tính này và chúng tận dụng triệt để điều ấy để bước những bước tiếp theo. Cũng giống như khi chơi cờ, khi đối phương đã quá giỏi, thế cờ đã được bày đặt công phu thì việc thua là tất yếu.

Những con người có lương tri và nhìn thấy đại hoạ thì lòng đau xót, bất lực và cũng chỉ viết những điều ấy ra với hy vọng có được vài người đồng cảm, nhưng viết đến đâu thì cảm giác tuyệt vọng vẫn cứ nghẹn cứng cổ. Nhưng mà thôi, nghẹn để mà chết sớm, để đất nước này được “sạch sẽ”, các nhà tù khỏi cần phải chứa những nhà bất đồng chính kiến và toàn bộ dân chúng sẽ đồng lòng mà làm nô lệ. Rồi sẽ chỉ còn lũ sói và những con nhặng ăn cứt của sói.










VACLAV HAVEL PRIZE - GIẢI THƯỞNG DÀNH CHO NGHỆ SỸ (FB Đỗ Nguyễn Mai Khôi)





Tôi phải chờ đến hôm nay, sau khi nhận giải thưởng, ngủ một giấc ngủ ngon, thức dậy, nhìn lại mình cẩn thận, nghĩ về tất cả những chuyện đã và đang xảy ra… để tin rằng đây là sự thật, không phải giấc mơ. Tôi hoàn toàn không ngờ rằng mình được nhận giải thưởng lớn như thế. Bộ ngoại giao Na-Uy đã ủng hộ và tài trợ cho giải thưởng này.

Những việc tôi làm cũng rất bình thường, tôi chỉ là một NGHỆ SỸ dám hát lên những gì mình cảm thấy, dám viết những gì mình nghĩ, dám lên tiếng trước những bất công, sai trái, SÁNG TÁC mà không cần phải trải qua bất kỳ một sự kiểm duyệt nào. Có lẽ, những bài hát của tôi, từng lời hát, từng note nhạc…vì đã được vang lên từ trái tim này, đến từ những cảm xúc thật này, giờ đây, đang từ từ được lan tỏa đến những trái tim khác.

Tôi muốn chia sẻ niềm vui này với cha mẹ tôi, các bạn tôi, những người tôi luôn ủng hộ và yêu thương tôi vô điều kiện. Tôi muốn chia sẻ và cảm ơn vô cùng đến chú Nguyễn Nhất Lý, anh Nguyễn Đức Minh, anh Quyền Thiện Đắc, chú Ngọc Đại, anh Nguyễn Quang Sự, anh Trần Kim Ngọc, anh Đinh Anh Tuấn, anh Nguyễn Đức Phương, anh Thịnh Nguyễn, em Nguyễn Bình Thường, anh Benito Del Sur, những người này đã đứng cạnh tôi, hỗ trợ tinh thần cho tôi những khi công an đến phạt, khi tôi bị đuổi ra khỏi nhà, khi tôi bị tạm giữ…

Trải qua mọi trở ngại, đĩa nhạc DISSENT (MAI KHOI CHEM GIO) đã được Grappa phát hành trên Spotify và ITunes (qua sự giới thiệu của Safemuse) cho tất cả mọi người cùng được nghe, và nhờ đó tôi đã nhận được giải thưởng này.

Cảm ơn Human Rights Foundation và Bộ Ngoại Giao Na-Uy đã tổ chức sự kiện này. Cảm ơn người đã trao giải cho tôi bằng một cử chỉ rất trân trọng, Srdja Popovic, huyền thoại của các phong trào đấu tranh bất bạo động của thế giới và của người Serbian.

Tôi sẽ trở về Việt Nam trong vài ngày nữa, tôi hy vọng tôi không bị bắt giữ chỉ vì tôi nhận được giải thưởng này. Chính phủ Việt Nam đã đến lúc phải cởi mở và nên ủng hộ cho các hoạt động nghệ thuật và nhân quyền để giữ thể diện của đất nước trong chính trường quốc tế.

Hình ảnh:
(1 và 2) Bộ trường Bộ Ngoại Giao Na Uy, Bà Ine Eriksen Søreide

(3) Cựu tổng thống Ukraina, Viktor Yuschenko

(4) Buổi họp báo tại Oslo Freedom Forum

(5) Cờ vua thể giới Gary Kasparov




Họp báo quốc tế tại Oslo thủ đô Na Uy hôm thứ Hai 28.05.2018 (từ phía phải):
- Mai Khôi,
- Vua cờ người Nga Garry Garry Kasparov hiện là Chủ tịch Quỹ Nhân quyền HRF (Human Rights Foundation) có trụ sở chính tại Thành phố New York...Xem thêm

----------------------------------------------

30/05/2018

Mai Khôi, nữ ca sĩ bất đồng chính kiến của Việt Nam, vừa được trao Giải thưởng Nhân Quyền Quốc tế Vaclav Havel 2018 tại thủ đô Oslo của Na Uy hôm nay, ngày 30/5/2018.

Ca sĩ Mai Khôi nhận Giải thưởng Quốc tế Havel 2018 tại Oslo, Na Uy, ngày 30/5/2018. Ảnh Facebook Olso Freedom Forum.

Tổ chức Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation - HRF) chính thức vinh danh và trao giải Nhân Quyền Quốc tế Havel 2018 dành cho những người bất đồng chính kiến sáng tạo cho ngôi sao nhạc pop Việt Nam, tên đầy đủ là Đỗ Nguyễn Mai Khôi.

Tại buổi lễ ở nhà hát Latter được HRF phát hình trực tiếp trên Facebook hôm 30/5, ca sĩ Mai Khôi phát biểu trước khi biểu diễn một ca khúc trong album có tựa đề Mai Khôi Chém gió – Bất Đồng:

“Sau buổi lễ trao giải này, tôi sẽ quay về Việt Nam và sẽ tiếp tục những công việc tôi đang làm. Tôi sẽ viết những gì tôi chứng kiến và sẽ tiếp tục cất tiếng hát…”

Ca sĩ Mai Khôi biểu diễn tại lễ trao giải thưởng Quốc tế Havel 2018, 30/5/2018.

Trong một thông cáo hôm 27/5, HRF cho biết đã trì hoãn thông báo trao giải vì e rằng chính phủ Việt Nam sẽ cấm Mai Khôi xuất cảnh do những hoạt động ủng hộ dân chủ của cô.

Ông Thor Halvorssen, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Havel, nói: “Mai Khôi thật xuất sắc trong cam kết đối với nhân quyền. Thông qua âm nhạc và các hoạt động của mình, cô đã đưa các quyền tự do dân sự và dân chủ lên hàng đầu trong các cuộc tranh luận trong công chúng tại Việt Nam.”

HRF nhận định Mai Khôi là một nghệ sĩ dũng cảm, độc lập, người đang định hình tranh luận công chúng ở Việt Nam. Cô trở thành một ngôi sao vào năm 2010 sau khi giành được giải thưởng cao nhất về sáng tác tại Việt Nam. Là một người nổi tiếng, Mai Khôi ủng hộ quyền phụ nữ, quyền của những người đồng tính, chuyển giới (LGBT) và tranh đấu để chấm dứt bạo hành đối với phụ nữ.

Gần đây, vào tháng 3/2018, cô bị công an cửa khẩu sân bay Nội Bài ở Hà Nội tạm giữ 8 tiếng khi vừa về nước sau một chuyến lưu diễn ở châu Âu.

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA sau khi bị câu lưu, Mai Khôi nói:

“Phần lớn người dân Việt bị tẩy não, nhồi sọ. Rất khó để thay đổi điều đó, nhưng chúng tôi đang cố hết sức. Chúng tôi có âm nhạc, thứ có thể đi rất xa, và thức tỉnh con người.”

Nữ ca sĩ Mai Khôi trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận công khai sau khi tham dự cuộc bầu cử quốc hội năm 2016 với tư cách một ứng cử viên độc lập và được mời tham dự một buổi gặp gỡ với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khi ông sang thăm Việt Nam vào tháng 5/ 2016.

Mai Khôi, người nghệ sĩ trực ngôn, được coi như một cái gai trong mắt chính quyền Việt Nam. Bất chấp bị sách nhiễu, cô vẫn tiếp tục tìm ra những cách sáng tạo để châm ngòi cho tranh luận về nghệ thuật, nhân quyền và dân chủ.

VIDEO :

Vào đầu năm nay, cô phát hành album “Mai Khôi Chém Gió- Bất đồng,” khi cô trình diễn trên sân khấu, những giai điệu, ca từ “nhạy cảm chính trị” của cô đã thu hút những vị khách không mời, thuộc lực lượng an ninh nhà nước.

Hai giải Nhân Quyền Quốc tế Havel 2018 còn lại được trao cho nhóm nhạc Belarus Free Theatre, nhóm nhạc châu Âu duy nhất bị chính phủ cấm hoạt động vì lý do chính trị, và Emmanuel Jal, nhà hoạt động chính trị người Canada gốc Nam Sudan, cũng là một nhạc sĩ, diễn viên, cựu binh sĩ trẻ.

Giải thưởng Havel là một biểu tượng “Nữ thần dân chủ,” được thiết kế bởi các sinh viên Trung Quốc tham gia các cuộc biểu tình Thiên An Môn vào tháng 6/1989. Mỗi tác phẩm điêu khắc thể hiện tinh thần của sự sáng tạo thể hiện cuộc đấu tranh cho sự thật và vẻ đẹp chống lại cái xấu.

Giải thưởng Havel được thành lập năm 2012 nhằm tôn vinh những người đấu tranh cho tự do và dân chủ với sự sáng tạo khi đối mặt với một hệ thống cai trị độc đoán.

VIDEO :









TS TRẦN KIÊM ĐOÀN GỬI TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN về việc CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM (Trần Kiêm Đoàn)





Đặc khu là khu vực đặc biệt. Những ai từng quan tâm phim Hongkong thập niên 90 sẽ thấy cách hành xử giữa chính quyền với người dân và giữa người dân với nhau khá đặc biệt.

“Nói gì phải có chứng cứ đó nha. Nếu không là tôi kiện anh/chị/ông/ bà tội vu khống đó!” Câu thoại Việt ngữ giọng nhừa nhựa này xuất hiện trong rất nhiều bộ phim. Người dân có thể nói với nhau như vậy và nói với đại diện chính quyền như vậy.

Hongkong là đặc khu từ tô giới mà Từ Hy Thái Hậu nhà Thanh đã cắt đất cho nước Anh để đổi lấy hòa bình vào 1897 và “đế quốc” Anh trả lại vào 1997. Vấn đề là cách hành xử Ăng-lê ngấm sâu nên người Hongkong đòi hỏi quyền tự trị và các nhân quyền khác mà chính quyền Trung Quốc muốn áp đặt. Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và phong trào “dù vàng” là điển hình cho khao khát tự do của Hongkong.

Có một đặc khu khác, ngay trong lòng Trung Hoa đại lục: Thâm Quyến. Đặc khu này hình thành từ câu nói của Đặng Tiểu Bình “Đừng tranh luận nữa. Hãy làm đi!”. Và có người đem dẫn chứng về số tiền 400 tỉ đô GDP mà đặc khu này mang lại để dẫn chứng về việc nên làm đặc khu. (Đây chỉ là góc nhìn cơ học không thuyết phục. Tôi sẽ viết về sự khác biệt các đặc khu trong bài khác.)

Tại Việt Nam, đặc khu kinh tế Vũng Tàu – Côn Đảo ra đời năm 1979 và giải thể năm 1991 cho thấy Việt Nam chưa đủ cơ sở để vận hành đặc khu. Chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế vẫn được đưa vào Hiến pháp năm 1992 nhưng đến 26 năm sau mới được ồn ào trở lại với việc nên làm 3 đặc khu Phú Quốc, Bắc Vân Phong, Vân Đồn bằng cách giao đất 99 năm hay không?

99 năm là gần 10% của thời gian “nghìn năm Bắc Thuộc”. 99 năm cũng là lời đề nghị sở hữu đất nếu đầu tư vào đặc khu của Trung Quốc. Nghĩa là dòng tiền chủ đạo sẽ là nhân dân tệ. Đã có cảnh báo về “đặc quyền, đặc lợi” ở các đặc khu. Đã có phân tích về việc ưu đãi làm casino ở đặc khu là không đáng. Cũng có luôn nỗi lo “nhượng địa” (bao gồm địa kinh tế lẫn địa chính trị) nếu làm đặc khu.v.v..

Tôi là một phó thường dân ham đi đây đó và thấy rằng với nội lực Việt Nam thì chỉ cần nhà nước giảm tối đa sự can thiệp vào doanh nghiệp Việt, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện cho nhân tài thực sự phát triển thì không cần phải có đặc khu nào cả.

Vì so với cái được về tiền sử dụng đất và thuế đặc khu thì cái mất nếu đặc khu trở thành một “tô giới mang màu sắc Trung Quốc” sẽ nguy hại hơn nhiều. Nếu nhìn từ Formosa, đến cả ông Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường muốn vào kiểm tra phải thông báo thì nguy cơ người Việt không được tự do ở đặc khu Việt nam.là có thật. Dòng người di cư (từ Trung Quốc) và hệ lụy “gieo giống” với hậu quả là các đứa trẻ hai quốc tịch Việt- Trung cũng là thứ cần cảnh báo.v.v..

Nhìn Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, biên giới 1979 và nhìn Biển Đông nhiều năm nay mà không thấy dã tâm của “bạn vàng” thì hết sức khó hiểu. Ngư dân bị đưa khỏi bờ biển bởi du lịch và công nghiệp nặng có “dòng tiền Trung Quốc” đầu tư chủ đạo để gom đất chưa đủ nỗi lo hay sao mà còn giao thêm trọng địa cho kẻ chỉ muốn thôn tính mình?

Đặc khu có màu gì khi giao 99 năm thì cứ nhìn 20 năm (1407-1427), từ lúc kết thúc nhà Hậu Trần (và nhà Hồ ngắn ngủi) đến khi khởi nghĩa Lam Sơn của nhà Hậu Lê. 20 năm ấy là đỉnh cao của tủi nhục và đớn đau của Việt Nam dưới ách thống trị nhà Minh. Mọi quyền cơ bản của người dân đều bị tước đoạt không thương tiếc. Muốn có 1 ví dụ gần hơn, hãy tìm hiểu cách Chính quyền Trung Quốc ứng xử với Tây Tạng.

Đặc khu thành công mang màu sắc Việt Nam đến giờ vẫn chưa phải là suy nghĩ của các lãnh đạo? Hay màu đỏ của nhân dân tệ mới ánh lên “tin ở hoa hồng”? Tôi không biết đặc khu có màu gì nhưng với kinh nghiệm của hơn nghìn năm Bắc thuộc và nghìn năm chống xâm lăng mới thấy chỉ có màu máu đỏ mới rửa được căm hờn mất nước.

Lịch sử. Luôn có những chương nói về lòng ái quốc. Nhưng có những trang sử cũng chỉ dành riêng để nhắc tên bọn bán nước, kể cả bán nước bằng nút bấm biểu quyết. Và lịch sử của mai sau luôn bắt đầu từ hôm nay…




--------------------------



Thư gửi: Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội Việt Nam

Kính thưa TS. Nguyễn Đức Kiên,

Trả lời câu hỏi : “Về vấn đề an ninh – quốc phòng, ông có lo ngại khi thời gian thuê đất dài và các đặc khu nằm ở vị trí khá nhạy cảm?”

TS. Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã nói: “Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ… đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không?”

Là một người Việt có song tịch (Mỹ -Việt), đã sống nửa đời ở Việt Nam và nửa đời ở Mỹ, tôi thấy có trách nhiệm góp ý với ông và các quan chức đang ở vị thế lãnh đạo trong nước nhằm làm sáng tỏ sự so sánh hời hợt và suy luận quá đơn giản của quý vị về vấn đề ở tầm mức quốc gia như thế nầy.

Khi nói đến những Khu Vực Đặc Biệt – Đặc khu (Special Zones) của một đất nước thì cần phải hiểu ngay rằng đấy là những khu vực nằm trên một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của riêng đất nước đó. Tuyệt nhiên không có ảnh hưởng hay sự nhúng tay làm áp lực của nước ngoài bất cứ từ đâu đến. Từ năm 1934, Mỹ đã có những Đặc khu Thương mãi với Nước ngoài (Foreign Trade Zone – FTZ) và Trung Quốc mới bắt đầu thành lập các Đặc khu Kinh tế (Special Economic Zone – SEZ) từ năm 1980. Trong chiến tranh Việt Nam, miền Nam đã có những Đặc khu Quân sự như năm 1962 có Đặc khu Rừng Sát, Đặc khu Quảng Đà nhưng ở vào một vị thế và yêu cầu chiến lược cấp thời.

Các khu dân cư và buôn bán ở tại Pháp, Úc, Canada, Hoa Kỳ của các nhóm nước ngoài như Phố Tàu (China Town – Quartier Chinois), Phố Hàn (Korean Town), Phố Việt (Little Saigon) là hoàn toàn khác với những “Đặc khu” như Ts. Kiên đã nêu ra làm ví dụ để so sánh và suy diễn với những “Đặc khu” của người Trung Quốc trên đất nước Việt Nam.

Tôi đã đi qua và đã tận mắt chứng kiến cũng như tìm hiểu trong quần chúng và chính mình nếm trải sự xa lạ, vong thân, vong quốc khi tiếp cận với những “Đặc khu” Trung Quốc tại Huế (Tân Mỹ), Đà Nẵng (Bãi biển Sơn Chà), Nha Trang (Đường Duy Tân dọc biển). Những nơi đó, người Trung Quốc đã ngang nhiên biến những mảnh đất thân yêu Việt Nam thành những “Tử cấm Thành” đại Hán của riêng họ. Họ che chắn bịt bùng như một sào huyệt riêng tư, người Việt Nam không có quyền lai vãng đến đó. Ngoài ra, những nhân sự người Trung Quốc là những kẻ mang sẵn tinh thần kiêu căng nước lớn, giàu có. Chúng nghênh ngang sẵn sàng khiêu chiến, gây sự với người Việt Nam ló mặt tới căn cứ địạ của họ. Và cũng đã có tin đồn phát tán rộng rãi trong quần chúng rằng, có những tình huống éo le và mỉa mai hơn nữa là các quan chức Việt Nam cũng bị cấm không được bước chân vào đặc khu nhượng địa của người Trung Quốc trên đất nước Việt Nam.

Trong khi đó, những khu Phố Tàu, Phố Hàn, Little Saigon… tại Hoa Kỳ và các nơi khác chỉ là một hình thức văn hóa chủng tộc trong một quốc gia hợp chủng. Nếu Ts. Nguyễn Đức Kiên dụng công tìm hiểu cẩn thận hơn thì đã không làm một sự so sánh khập khiễng và phiến diện “đau lòng dân Việt” đến như thế.

Những nơi đó không phải là một quốc gia trong một quốc gia như các Đặc khu Trung quốc trên đất nước Việt Nam hiện nay. Như khu Little Saigon lớn nhất ở Santa Ana chẳng hạn là một ví dụ điển hình phân biệt giữa cái gọi là đặc khu và khu phố thương mãi bình thường.

Toàn khu phố Little Saigòn là sở hữu của nhiều chủ nhân, nhưng địa bàn đất đai, kiến trúc là tài sản quốc gia Hoa Kỳ. Giới chủ nhân kinh doanh hay sở hữu địa ốc hầu hết là công dân Hoa Kỳ. Tất cả đều phải tuyệt đối tuân thủ luật pháp quốc gia từ thượng vàng đến hạ cám. Tiếng Anh là ngôn ngữ hành chánh chính thức (official language) mà từ một cái hóa đơn bán lẻ đến những văn tự giao dịch hàng ngày hay các văn kiện quan trọng đều phải dùng tiếng Anh. Những chủ nhân kinh doanh thương mãi hầu hết sử dụng song ngữ Anh-Việt mà tiếng Việt thì tùy nghi (optional), nhưng tiếng Anh là bắt buộc (mandatory). Không biết nói tiếng Anh thì phải dùng thông dịch viên chứ không phải như phường ú ớ chỉ biết rặt tiếng Tàu trên xứ Việt. Mọi nguyên tắc và quy trình sinh hoạt đều phải theo đúng tinh thần văn hóa, xã hội và pháp luật của Hoa Kỳ. Bất cứ một biểu hiện hay sự việc xảy ra lớn nhỏ nào đều do cơ quan an ninh Hoa Kỳ đảm trách. Mọi sự gian dối, phá rối, bạo hành, phạm pháp, tình nghi… dù ở mức độ lớn nhỏ nào đều do cơ quan công quyền xử trị tức khắc.

Thưa Ts. Nguyễn Đức Kiên,

Là người có chút học vị, chắc ông khó có thể phủ nhận được thực trạng Việt Nam hôm nay là đang nắm trong chiến dịch “Chinh phục bằng vũ khí mềm” của Trung Quốc đang diễn ra quyết liệt tại Phi Châu, Nam Mỹ và Đông Nam Á mà nước Việt Nam chúng ta đã và đang bị lún sâu vào con đường “bán nước” theo nghĩa thật, nghĩa đen, nghĩa minh xác nhất của nó. Đó là sự kiện (không còn là hiện tượng nữa) diễn ra quá rõ ràng rằng: đất nước Việt Nam, từ sông núi, biển trời tới đền đài, phố chợ… từ Bắc chí Nam đã bị bán và đang bị bán từng phần cho đạo quân vũ khí mềm Trung Quốc được trang bị và tiềm ẩn dưới nhiều danh nghĩa khác nhau. Nghĩa là họ chở tiền chứ không phải chở xe tăng, đại bác đi chinh phục Việt Nam và thế giới nữa. Bất hạnh thay cho vận nước là đồng tiền chinh phục của Trung Quốc gặp đạo hùng binh tham nhũng Việt Nam kẻ tung người hứng thì còn chi là gia tài tổ quốc!

Hệ lụy của đất nước Việt Nam trước nạn xâm lăng của Trung Quốc còn dài. Vai trò kẻ sĩ ngày xưa hay trí thức ngày nay đã được đặt định: “Đất nước an nguy, người thường phải gánh” huống chi là thành phần trí thức và quan chức như quý ngài. Có một đại biểu trong Quốc Hội quý vị thuộc đơn vị Quảng Nam đã lên tiếng xác định với đồng viện rằng: “Có đặt vấn đề đúng, mới đưa ra cách giải quyết đúng!” Quả nhiên là vậy. Cách đặt vấn đề của Ts. Nguyễn Đức Kiên về những Đặc khu đang hiện hữu của người Tàu trên đất Việt là rõ ràng chủ quan và tùy tiện; nếu không muốn nói là mỵ dân và sai lầm. Một nhà khoa bảng giữ chức vụ trọng trách trong Quốc Hội của một nước 95 triệu dân như ông mà nhìn sự thoái trào của đất nước như là một chuyện qua đường bâng quơ và đơn giản như vậy thì làm sao tìm ra một con đường khả thi để giúp dân, giữ nước.

Đây không chỉ là sự góp ý riêng đối với trường hợp Ts. Nguyễn Đức Kiên mà là chung với các quan chức đang nằm trong vị thế lãnh đạo Việt Nam. Rằng là: Cần đặt vấn đề đúng đối với sự xâm lăng quân sự trên các vùng biển đảo đến cuộc vạn lý trường chinh bằng vũ khí mềm của Trung Quốc vào Việt Nam. Cần bạch hóa những Đặc khu nhượng địa để thế hệ con cháu mai sau không thống hận, nguyền rủa thế hệ đàn anh bất tài, tham bạo. Đất nước là đất nước chung, một thế lực có thể nhất thời giữ độc quyền cai trị; nhưng không ai là kẻ độc quyền yêu nước. Mong thay.

Đồng thời với đôi điều góp ý trên đây, tôi cũng đã viết và trình bày về nạn du lịch của du khách Trung Quốc tại Việt Nam và trên thế giới để có thêm thông tin về quan hệ nhân văn và văn hóa ứng xử của người Trung Quốc nội địa và thế giới bên ngoài trong thời hiện đại.

Là một người con dân Việt sống xa quê hương, tôi chỉ xin có đôi điều góp ý chân thành.
Xin cám ơn quý vị.

Trân trọng,
Trần Kiêm Đoàn, MSW; Ph.D
California. USA & Huế. VN









VIỆT NAM MẤT ĐỊNH HƯỚNG Ở BIỂN ĐÔNG (Phạm Trần)





Rõ ràng là Quốc Hội Việt Nam, cơ quan đại diện dân và đảng Cộng sản cầm quyền đã cúi đầu khuất phục trước sức mạnh quân sự của Trung Hoa ở Biển Đông và để mặc cho lính Tầu tự do đàn áp ngư dân Việt Nam.

Thái độ nhu nhược này đã lộ rõ mỗi ngày từ đầu năm 2018, khi Trung Hoa hầu như đã hoàn tất kế hoạch bồi đắp thành đảo lớn kiên cố và quân sự hóa 7 bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.

Căn cứ vào hình chụp vệ tinh thì các viện nghiện cứu quân sự Tây phương, kể cả Hoa Kỳ và Anh cho biết Trung Hoa đã xây dựng căn cứ quân sự, xây sân bay, bãi đáp trực thăng, thiết lập các dàn phóng phòng không, dựng đài Radar, đài khí tượng và lập nhiều bến tầu đổ bộ, tiếp vận tại 7 vị trí.

Về phương diện chiến lược thì Subi, Gaven và Chữ Thập gần Việt Nam nhất. Gạc Ma và Châu Viên nằm ở vị trí có thể ngăn chặn các tầu tiếp viện và lương thực từ Tỉnh Khánh Hòa cho quân Việt Nam đồn trú ở Trường Sa. Hai đá Tư Nghĩa (còn có tên là Huy Cơ), phía bắc Gạc Ma và Vành Khăn nằm chệch về hướng đông, hay phía Tây của biển Phi Luật Tân.

Vào ngày 06/01/2018, Trung Hoa đã cho 2 máy bay dân sự của China Southern Airlines và Hainan Airlines bay thử và đáp xuống sân bay dài trên 3,000 mét ở đá Chữ Thập.

Đe doạ Việt Nam

Theo tài liệu của Bách khoa Toàn thư mở thì: "Trung Quốc đã xây dựng một tòa nhà bê tông dài hơn 60 m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có nhiều ăng-ten, gồm cả một ăng-ten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng hai vòm che radar. Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại trên đá này. 

Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám."

Như vậy, từ vị trí Chữ Thập, máy bay quân sự Trung Hoa có thể cất cánh tấn công Đà Nẵng, cố đô Huế và các tỉnh miền Trung trong nháy mắt.

Trong khi đó, tại bãi Subi phía bắc của Gaven và Chữ Thập, máy bay quân sự Trung Hoa cũng đã bị nhận diện có mặt từ hồi tháng 5/2018.

Tin này được đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV) phát đi từ Hà Nội ngày 11/05/2018, dựa theo báo Tiếng nói nước Nga Việt Nam (Sputnik Vietnam).

Theo Sputnik Vietnam thì: "Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative, AMTI) đã công bố bức ảnh vệ tinh cho thấy máy bay vận tải quân sự Y-8 Trung Quốc đỗ trên đường băng mà nước này ngang nhiên xây dựng phi pháp ở Đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Những hình ảnh cực kỳ chi tiết do vệ tinh chụp được ngày 28/4 cho thấy, một chiếc máy bay quân sự Shaanxi Y-8 đang đỗ trên đường băng do Trung Quốc xây trái phép trên đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Y-8 là máy bay vận tải quân sự nhưng một số phiên bản có thể sử dụng để vận chuyển trực thăng, chống ngầm và do thám. Loại máy bay này được Trung Quốc phát triển dựa trên thiết kế của máy bay Antonov An-12 do Liên Xô chế tạo và có thể so sánh với chiếc C-130 Hercules của Mỹ.

Theo AMTI, những động thái của Trung Quốc ở Đá Subi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập cho thấy Trung Quốc có tham vọng theo đuổi mô hình họ từng thực hiện phi pháp ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam."

Từ Subi, máy bay quân sự Trung Hoa cũng có thể xung trận tấn công vào Việt Nam cùng lúc với máy bay cất cánh từ Chữ Thập

Ngoài ra từ đầu tháng 05/2018, đài CNBC của Mỹ trích tin tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã bố trí tên lửa YJ-12 chống hạm trong tầm hoạt động 295 hải lý (1 hải lý dài 1,852 mét) và tên lửa địa không HQ-9B, có tầm bắn xa 257 cây số trên 3 bãi Chữ Thập, Subi và Vành Khăn.

Từ Tư Nghĩa xuống Gạc Ma

Về hoạt động của quân Trung Hoa và công tác kiến thiết doanh trại của họ ở Trường Sa, hai Phóng viên của báo Thanh Niên (Việt Nam), Mai Thanh Hải và Trung Hiếu đã có một số bài viết từ chuyến ra Trường Sa từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2018.

Theo quan sát của hai phóng viên này thì các hoạt động của tầu hải quân Trung Hoa và tầu quân sự Trung Hoa đã không bị cản trở khi di chuyển từ vị trí này qua vị trí khác, dù trong tầm quan sát của lực lượng Việt Nam ở Trường Sa.

Mai Thanh Hải viết: "Chiều một ngày cuối tháng 1.2018, khi đang tác nghiệp trên đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thì chúng tôi nghe hiệu lệnh báo động "Tàu quân sự nước ngoài tiếp cận vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma".

Từ đài quan sát trên nóc đảo Len Đao, chúng tôi phát hiện 1 tàu quân sự rất lớn mang số hiệu 961, mang cờ Trung Quốc đang chạy từ phía nam lên Gạc Ma - Bãi đá của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm từ ngày 14.3.1988 và giữa năm 2013 tập trung tôn tạo, xây dựng thành đảo nhân tạo với nhiều cơ sở hạ tầng với các trang thiết bị, vũ khí khí tài hiện đại." (báo Thanh Niên, ngày 05/02/2018) 

Trong khi đó, Phóng viên Trung Hiếu quan sát: "So với công trình 9 tầng trên bãi đá Huy Gơ (hay Tư Nghĩa) thì 'thành phố nổi' mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma có quy mô rộng lớn hơn nhiều.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên vào những ngày giữa tháng 4.2016, Trung Quốc đã xây xong tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) hình khối cao khoảng 8 tầng trên bãi Gạc Ma.

Bao quanh tòa nhà phi pháp này là hàng rào và những dãy nhà xây kiên cố theo kiểu doanh trại quân đội. Các dãy nhà này che chắn hết hai tầng phía dưới của tòa nhà trung tâm để các tàu bè đi ngoài biển không thể quan sát được các hoạt động bên trong tòa nhà.

Đáng chú ý ở thời điểm PV Thanh Niên có mặt gần bãi đã có tàu vận tải đổ bộ số hiệu 998 và tàu khu trục số hiệu 168 lướt sóng quẩn quanh bãi Gạc Ma.

Tàu vận tải đổ bộ 998 trọng tải gần 20.000 tấn có nhiệm vụ vận chuyển quân và đánh chiếm các mục tiêu đảo. Tàu 998 có sức chở 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ khoảng 270 người với đầy đủ trang bị vũ khí, 4 xuống đổ bộ đệm khí LCAC, 3 xe tăng lội nước kiểu 63A hoặc 6 xe thiết giáp kiểu 90. Tàu còn được trang bị 1 bệ 8 ống phóng tên lửa đối không HQ-7 tầm bắn 13 km, 1 khẩu pháo 76 mm, 2 bệ 4 khẩu pháo 30 mm.

Tàu 998 thuộc biện chế Hạm đội Nam Hải và con tàu này từng tham gia chiến dịch hạ đặt giàn khoan 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam năm 2014." (báo Thanh Niên, ngày 19/04/2016)

Như vậy, dù Trung Hoa chỉ chiếm 7 vị trí tại Trường Sa nhưng Bắc Kinh đã biến chúng thành các căn cứ Quân sự kiên cố và trang bị vũ khi tối tân để đe dọa Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gồm Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei và Nam Dương.

Đài Loan, tuy kiểm soát đảo Ba Bình, lớn nhất trong Trường Sa, nhưng không tranh chấp với Bắc Kinh vì Trung Hoa coi Đài Loan là phần lãnh thổ của mình.

Ngược lại, Việt Nam luôn luôn chứng minh Ba Bình thuộc Trường Sa là của Việt Nam.

Các hoạt động quân sự của Trung Hoa ở Trường Sa và ở Hoàng Sa (chiếm của Việt Nam từ tháng 01/1974), cộng với các cuộc thao diễn lực lượng hải và không quân của nước này từ đầu năm 2018, có dự kiến của Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình, cho thấy Bắc Kinh không ngại phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông. 

Và nhiều phần Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, nếu xẩy ra chiến tranh, mặc dù Việt Nam đang kiểm soát tới 21 vị trí ở Trường Sa gồm:

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Tây, Đá Nam

Cụm Nam Yết: Đảo Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Đá Lớn, Đá Núi Thị

Cụm Sinh Tồn: Đảo Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Đá Cô Lin, Đá Len Đao

Cụm Trường Sa: Đảo Trường Sa, Đá Đông, Đá Lát, Đá Núi Le, Đảo Phan Vinh, Đá Tây, Đá Tiên Nữ, Đá Tốc Tan, Đảo Trường Sa Đông

Cụm Thám Hiểm: Đảo An Bang, Đá/Bãi Thuyền Chài
Ngư dân và chủ quyền

Với các hoạt động quân sự ngông nghênh của Trung Hoa ở Biển Đông đã rõ như thế mà người đứng đầu đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN), Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Quốc Hội, cơ chế đại diện dân vẫn không dám có bất cứ động thái nào chống mưu đồ nham hiểm của của Bắc Kinh.

Họ đã ngậm miệng nhìn hàng chục ngư dân bị lính Tầu đánh đập, dã man đâm chìm thuyền trong đêm tối giữa biển khơi và cướp đi tài sản đánh bắt từ ngày 18/03/2018 ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Vụ mới nhất đã xẩy ra khoảng giữa tháng 5/2018 cho ngư dân Lê Văn Nam ở Quảng Ngãi khi tầu của ông đang hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa thì “bị một tàu vỏ sắt tấn công, dùng súng uy hiếp, cướp đi 200 tấm lưới, 6 tạ hải sản và đổ số còn lại xuống biển.

Trước đó hai ngày, cũng tại vùng biển này, ngư dân Trần Quốc Vũ cũng bị hai ca nô truy đuổi rồi cướp nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu”. (Tin các báo từ Việt Nam, ngày 25/5/2018) 

Ngoài các hành động vô nhân đạo và cướp bóc của lính Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt mà chính quyền Cộng sản Việt Nam không bảo vệ được, Việt Nam còn bị Trung Hoa áp lực ngưng các hợp đồng tìm kiếm dầu với các công ty nước ngoài ở Biển Đông.


Tiêu biểu như Việt Nam đã phải ngưng Dự án giếng dầu và khí đốt Cá Rồng Đỏ do PetroVietNam hợp tác với Repsol (Spain,Tây Ban Nha) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các tin của Kỹ nghệ dầu khí xác nhận Việt Nam đã phải đình chỉ tìm kiếm ở giếng Cá Rồng Đỏ, sau khi Trung Hoa đe dọa sẽ tấn công quân sự rộng rãi vào các vị trí của Việt Nam ở Trường Sa.

Giếng Cá Rồng Đỏ, lô 163-03, nằm ở khu vực bãi Tư Chính (Vanguard Bank), phía Tây Nam trong quần đảo Trường Sa và cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý về phía Đông Nam.

Giếng này có khả năng sản xuất 25.000-30.000 thùng dầu và 60 triệu mét khối khí mỗi ngày.

Trung Hoa cho rằng giếng Cá Rồng Đỏ nằm trong vùng “lưỡi bò” thuộc chủ quyền của họ, mặc dù Tòa án Quốc tế đã bác bỏ luận cứ này từ năm 2016

Lạc quan hồ hởi

Với những bằng chứng kể trên, rõ ràng lãnh đạo Việt Nam đã chỉ biết khoanh tay cúi đầu trước áp chế của Trung Hoa mà không dám phản ứng. 

Chẳng những thế, một số viên chức trong nước và báo chí còn không dám chỉ đích danh lính Trung Hoa và tầu Trung Hoa đã tấn công, đánh đập dã man và cướp tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Họ cam tâm cúi mặt để gọi các tầu hải quân, cảnh sát biển Trung Hoa là “tầu lạ”, hay “tầu nước ngoài”.

Cũng bằng cái giọng lạc điệu và hồ hởi của kẻ bàng quang, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội đã nói với báo chí tại hành lang Quốc Hội rằng: "Quan hệ đối ngoại, quốc phòng, kể cả vấn đề liên quan đến hoạt động trên biển đảo đều rất tốt."

"Ông lấy ví dụ như hoạt động tuần tra chung, giao lưu hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam với các nước diễn ra rất tốt."

Ông tướng này nói thêm: "Có thể nói độc lập, chủ quyền được giữ vững và quan trọng nhất, tạo được hòa bình để phát triển kinh tế…chúng ta đấu tranh bằng tất cả các giải pháp từ chính trị, ngoại giao, xây dựng bảo vệ thực địa, đặc biệt là việc tổ chức, giáo dục tuyên truyền để nhân dân bạn bè quốc tế hiểu hơn về chủ quyền của ta đối với vùng Biển Đông." (theo VietnamExpress, ngày 25/05/2018)

Như vậy thì Việt Nam đã mất định hướng ở Biển Đông chưa, hay khi nào giặc Trung Quốc vào nhà dí súng vào mặt thì mới biết mở mắt ra?

Hay là, lại giống như ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khuyên những ai phản đối du khách Tầu vào Việt Nam mặc áo thun có hình “Lưỡi Bò” rằng: "Không để những sự cố nhỏ ảnh hưởng đến đại cục".

Tất nhiên ông Tuấn đã bị rất nhiều người chửi phản quốc vì ông sợ làm to chuyện áo thun sẽ mất du khách Tầu du lịch Việt Nam.

Tư duy vọng ngoại như thế mà viên chức này vẫn tại chức mới lạ. 

Càng lạ hơn, nếu đem những chuyện Trung Hoa đang tung hoành ở Biển Đông để đo lường khả năng cầm quyền của lãnh đạo Việt Nam thì sẽ thấy họ sợ Tập Cận Bình đến mức nào? -/-

(05/018)










View My Stats