Sunday, 9 July 2017

THỬ NHÌN LẠI LỢI THẾ VŨ KHÍ HẠT NHÂN CỦA BẮC TRIỀU TIÊN (Đào Như)




08/07/2017

Hôm thứ Ba ngày 4/7 Bắc Triều Tiên tuyên bố phóng thành công phi đạn đạn đạo liên lục địa-ICBM Intercontinental Ballistic Missile-nhằm vào ngày lễ Độc Lập thứ 241 của Hoa Kỳ, chỉ vài ngày trước thềm Hội nghị cấp cao của khối G20 và chỉ 24 giờ sau 2 cuộc điện đàm riêng biệt giữa Tổng thống Donald Trump với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, và với chủ tịch TQ, Tập Cân Bình, bàn về vấn đề rũi ro phát triển vũ khí hạt nhân và đạn đạo của BTT.

Theo báo Washington Post hôm 5 tháng 7-2017, việc phóng tên lửa liên lục địa của BTT hôm 4-July cũng có thể nhằm đáp trả lại câu nói thiếu già dặn của Donald Trump:‘‘BTT sẽ không có khả năng phóng tên lửa đến tận vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ’’. (Donald Trump made a bold pronouncement in the weeks before he becomes president that is not aging well. North Korea just stated that it’s the final stages of developing a nuclear weapon capable of reaching to parts of the US. It won’t happen- Washington Post) .

Bắc Triều Tiên tuyên bố đây là lần thử đầu tiên tên lửa liên lục địa-ICBM-Hwasong-14, được phóng lên theo gốc bắn rất cao trong không gian đến 2802 Km và bay suốt trong gần 39 phút mới rơi xuống một nơi được qui định trước trên biển Nhật Bản cách nơi phóng tên lửa này vào khoảng 933Km. Theo ước tính dựa trên thống kê, các chuyên viên đạn đạo của Mỹ đã ước đóan nếu tên lửa này được phóng trong điều kiện gốc độ bình thường nó có thể tiến đến các tiểu bang Alaska, Hawaii thậm chí nó có thể tiến đến các vùng đất của Hoa Kỳ ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Bình Nhưỡng cũng cho hay: Phi đạn Hwasong-14 vừa rồi có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cỡ lớn.

Phản ứng Quốc Tế Về Việc Bình Nhưỡng phóng Thành Công Tên Lửa Đạn Đạo Liên Lục Địa-ICBM. 
Hôm 5/7 Tổng thống NTT, ông Moon Jae-in lên tiếng kêu gọi các cường quốc nên gia tăng biện pháp chế tài BTT sau vụ phóng thành công phi đạn đạn đạo của nước này hôm 4/7. Tại một buổi họp báo với Thủ Tướng Đức, Angela Merkel, tại Berlin ông Moon cho hay sẽ dùng diễn đàn G20 tại Hamburg trong tuần này để huy động ủng hộ kiến nghị tăng cường biên pháp chế tài Bình Nhưỡng. Được biết hôm 5/7, quân đội hỗn hợp Mỹ và NTT đã tập trận bắn thử hàng loạt tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2 và cả tên lửa chiến thuật ATACMS để dằn mặt Bình Nhưỡng. Hội đồng tham mưu của NTT xác nhân các tên lửa được phóng ra vùng biển Nhật Bản. Văn phòng của Tổng thống NTT đã khẳng định chính Tổng Thống Moon Jae-in yêu cầu triển khai cuộc tập trận này để phô diễn sức mạnh tên lửa của liên minh quân sự Mỹ-NTT. Tuy nhiên Tổng thống Moon Jae-in cũng nhấn mạnh nên giải quyết vấn đề BTT bằng con đường ngoại giao ôn hòa. Thế mới hay, bất cứ ai là người Triều Tiên cũng ngóng mong ngày thống nhất đất nước họ bằng con đường hòa bình.

Trong dịp này Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay, thượng đỉnh G20 lần này sẽ bàn về cách phản ứng tốt nhất để làm sao giữ được áp lực với chế độ Bình Nhưỡng trong công cuộc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của xứ này. Qua những lời phát biểu ở trên của Thủ tướng Đức, một sư thật không ai chối cãi được là bà Chủ nhà của thượng đỉnh G20 lần này tại Hamburg không mấy mặn mà trong việc trừng trị BTT. Có lẽ Thủ Tướng Đức Angela Merkel không muốn đổ thêm dầu vào lửa và bà tin tưởng rằng Mỹ đủ khôn ngoan biết tự kiềm chế không bao giờ để xảy ra chiến tranh hạt nhân với BTT, ít ra trong lúc này.

Hôm 5/7 tại buổi họp của Hội Đồng Bảo An tại LHQ, New York Phó Đại diện Nga lên tiếng: Chớ nên dùng võ lực với Bình Nhưỡng sau sự cố Bình Nhưỡng phóng thành công phi đạn đạn đạo Hwasong-14. Và đại diện Nga yêu cầu Mỹ ngưng triển khai hệ thống phòng thủ phi đạn ở NTT. Rõ ràng Nga đã lợi dụng sự thành công của phi đạn Hwasong-14 vừa rồi buộc Mỹ phải ngừng xây dựng hệ thống phòng thủ phi đạn tại NTT. Hệ thống này của Mỹ ở NTT không chỉ ngăn ngừa, chận đánh phi đạn của BTT mà còn ngăn ngừa, chận đánh các phi đạn từ Nga và TQ. 

Cũng tại LHQ hôm 5/7, người đại diện chính phủ TQ, Cảnh Sảng nói rằng Bắc Kinh không ngừng nỗ lực để giải quyết những thách thức trên bán đảo Triều Tiên. Ông Sảng khẳng định vai trò của TQ là không thể thiếu được và kêu gọi tất cả các bên phải biết tư kiềm chế, ngưng ngay những hành động có tính cách thúc đẩy tình trạng bán đảo Triều Tiên đến độ xấu hơn. 

Những lời phát biểu mỹ miều ‘kẻ cả’ của đại diên TQ tại LHQ chỉ là những lời nói ‘hùa theo ăn có’ lên mặt với Mỹ. Trong thực tế Bắc Kinh không thể tạo ảnh hưởng hay áp lực nào với Bình Nhưỡng trong chương phát triển hạt nhân và đạn đạo. Việc thông thương mậu dịch giữa hai nước TQ và BTT là lợi ích kinh tế hai chiều, không hề mang tính cách giúp đỡ hay viện trợ từ phía TQ.

Người phát ngôn của Tổng Thư Ký-LHQ, ông Antonio Gutteres, ra tuyên bố lên án Bình Nhưỡng đã nghiêm trọng vi phạm trắng trợn các nghị quyết của HĐBA-LHQ và có hành động leo thang căng thẳng nguy hiểm. Chắc chắn chỉ trong vài ngày nữa tổ chức LHQ sẽ đưa ra những biện pháp hiệu năng hơn đế chế tài Bình Nhưỡng. Đây cũng chỉ là những lời chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng một cách trung dung, thiếu quả quyết trong việc trừng phạt, chế tài BTT. Đứng trước sự cố 4/7 do BTT gây nên, một tổ chức quốc tế kỳ cựu đứng hàng đầu thế giới, tổ chức LHQ, vẵn còn lưỡng lự, không tin rằng Mỹ và BTT không đến nỗi thiếu trách nhiệm trước sư sống còn của 2 dân tộc họ và nhân loại; Mỹ và BTT không bao giờ ngu xuẫn mà lao đầu mình vào cuộc chiến hạt nhân.

Hôm 5/7 phát biểu trước cuộc họp của Hội Đồng Bảo An tại LHQ, Đại diện Mỹ tại LHQ, bà Niki Haley, tố cáo hành đông phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 4/7 của BTT, đã hâm dọa nghiêm trọng tình trạng an ninh của Mỹ và các đối tác đồng minh của Mỹ và Thế giới. Nếu cần, chúng tôi sẵn sàng dùng vũ lực đáp trả, nhưng bà cho biết đó không phải là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Bà Haley không quên thúc giục TQ, đồng minh chính của BTT, hãy nỗ lực hơn nữa để kiềm chế Bình Nhưỡng. Dồng thời bà Haley cho biết Washington sẵn sàng cắt đứt mậu dịch với bất cứ nước nào làm ăn với Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết của LHQ. Mỹ có thể hành động đơn phương và trừng phạt các công ty TQ làm ăn với Bình Nhưỡng đặc biệt là các ngân hàng... Trong khi đó, giới ngoại giao Mỹ cho rằng Bắc Kinh chưa thực thi đầy đủ các biện pháp chế tài quốc tế đối với Bình Nhưỡng và thay vào đó TQ chống lại các biện pháp chế tài Bình Nhưỡng mạnh tay hơn của LHQ. Hơn thế nữa, thương mại TQ và BTT tăng gần 40% trong quí đầu năm nay. Do đó Tổng Thống Donald Trump nghi ngờ khả năng hợp tác của TQ trong việc đối phó mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó có sự lựa chọn xem ra ưu việt hơn đó là ý kiến của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, James Mattis trên hồ sơ trừng phạt Bình Nhưỡng đã vi phạm trắng trợn những nghị quyết về giới hạn phát triển vũ khí hạt nhân của Hội Đồng Bảo An-LHQ. Hôm thứ Năm 6/7 trong buổi họp báo tại Ngũ Giác Đài, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, James Mattis, phát biểu dù cho BTT có bắn phi đạn mang đầu đạn hạt nhân tiến đến nước Mỹ đi nữa, cũng không thể khiến người Mỹ chúng ta khai chiến chống lại BTT. Bô trưởng James Mattis khẳng định: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục kiên trì tìm giải pháp ngoại giao ôn hòa đối với khủng hoảng nguyên tử BTT. Và Bộ trưởng Mattis cho hay hay chính Tổng Thống cũng dứt khoát: chúng ta phải tìm giải pháp ngoại giao, kinh tế để giài quyết vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân của BTT.

Nguyên văn Anh ngữ của bản tường thuật do Alex Lockie của báo Businessinsider hôm 6/7: Defense Secretary James Mattis told reporters at the Pentagon on Thursday that, despite North Korea demonstrating its ability to hit the mainland US with the nuclear missile, the US came no closer to war. I do not believe this capability in itself brings us to war. Mattis said the US would continue to focus on a diplomatic solution to the crisis...The President has been very clear that ‘‘we are leading diplomatic and economic effort’’ said Mattis.

Kết Luận
Từ đầu năm 2017 tính đến nay BTT đã gấp rút phóng đầu đạn đạn đạo cả thảy 13 lần, với chủ đích làm áp lực Mỹ và Hội Đồng Bảo An-LHQ thừa nhận BTT như một trong 9 quốc gia có võ trang vũ khí hạt nhân, và có chủ quyền, độc lập, có quyền hợp tác với NTT để tự quyết định tương lai và thống nhất trong hòa bình Bán đảo Triều Tiên. Điểm nổi bật hơn tất cả, Bình Nhưỡng đã thành công một cách ngoạn mục trong việc phóng đầu đạn đạn đạo xuyên lục địa hôm 4/July nhằm ngày lễ Độc lập thứ 241 của Hoa Kỳ. Sự trùng hợp này dù cho vô tình hay cố ý đều có thể gây ra sự hiểu lầm từ phía chính phủ Mỹ nhất là Tổng Thống Mỹ, Donald Trump. Mối quan hệ giữa Mỹ và BTT kể từ đầu năm đến nay đã trở nên vô cùng phức tạp cho đến nỗi hồi tháng Tư vừa rồi Tổng Thống Mỹ, Donald Trump đã điều động hạm đội Tàu Sân Bay,và Tiềm Thủy đỉnh võ trang nguyên tử, áp sát bờ biển NTT.

Nhìn từ gốc đô của Washington, Chính phủ Mỹ có lý trong việc kiềm chế BTT phát triển vũ khí hạt nhân. Mỹ là một trong ngũ đầu chế của Hội Đồng Bảo An Thường Trực của LHQ. Là một thành viên của HĐBA, Mỹ có bổn phận ngăn ngừa cấm sự lan tràn vũ khí hạt nhân. Hơn thế nữa, nếu để cho Bình Nhưỡng tự do phát triển vũ khí hạt nhân đến chỗ thành công như trong ngày 4/July vừa rồi thì chắc chắn sinh mạng của 30,000 binh sỹ Mỹ hiện đang trú đóng thường trực trên bán đảo Triều Tiên bị hâm dọa nặng nề. Và hơn 80,000 binh sỹ Mỹ hiên đang trú đóng rãi rác trên nước Nhật, nhất là tại Okinawa sẽ cùng chung số phận như vậy.

Nhìn từ gốc độ Bình Nhưỡng, việc chế tạo vũ khí hạt nhân của BTT cũng chỉ để bảo vệ chủ quyền của Bán đảo Triều Tiên, để bảo vệ nền độc lập, tư do, quyền được sống bình đẳng, được thế giới nhìn về bán đảo Triều Tiên với sự trọng nễ thật sự. Nghĩ cho cùng đó là những đòi hỏi vô cùng chính đáng cho bất cứ dân tộc nào trên thế giới hôm nay.

Việc xung đột va chạm vì quyền lợi giữa các quốc gia hôm nay điển hình như Mỹ và BTT là chuyên bình thường. Trong tinh thần Toàn cầu hóa do Mỹ đề xuất hồi cuối thế kỷ XX, thế giới hôm nay không có kẻ thù, chỉ có đối tác cùng nhau phát triển kinh tế trong tinh thần cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng và cùng hưởng lợi theo khả năng của mình.

Nếu Chính phủ Hoa Kỳ thật sư có khả năng và thiện chí chuyển hóa BTT từ thù thành bạn, từ đối trọng thành đối tác để cùng nhau phát triển kinh tế bảo vê an ninh, hoà bình bền vững như bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Mattis đang mong muốn. Hy vọng chăng điều này sẽ trở thành sự thật? Sự bắt tay giữa Mỹ và BTT sẽ khẳng định: Không có kẻ thù vĩnh viễn- Không có bạn vĩnh viễn- chỉ có lợi ích của quốc gia là vĩnh viễn./.

Đào Như
thetrongdao2000@yahoo.com
July-8-2017

GHI CHÚ NGUỒN
Tất cả dữ kiện trong bài viết trên được xây dựng từ những thộng tin của những websites sau đây:
1-Secretary of Defense Mattis: North Korea’s ICBM doesn’t bring us any closer to war.
http://www.businessinsider.com/secretary-of-defense-mattis-north-koreas-icbm-war-2017-7
2- WashingtonPost: The Daily 202-Missile test underscores the failure of Trump’s naĩve approach to North Korea
https://www.washingtonpost.com/news/powerpost/melona/daily-202/2017/07/05/daily-202-missile-test-failure -of-trump-s-naive-approach-to-north-korea/
3- NK appears to use China Truck first claim ICBM test
https://www.reuters.com/article/us-northkorea-missles-china-truck-idUSKBN19P1J3
4- N.K Claims it tested first ICMB
http://www.yahoo.com/news/north-korea-claims-tested-first-064225515.html

Bài Đề Nghị Đọc Thêm:
Những Chặng Đường Lịch Sử Võ Trang Nguyên Tử Của Bán Đảo Triều Tiên -của cùng tác giả-Đào Như
http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=101483


--------------------------------------------------

07/07/2017

WASHINGTON DC — Vào đúng ngày quốc khánh Mỹ 04/7 vừa qua, Bắc Triều Tiên tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng vươn tới một số vùng ở Bắc Mỹ và có thể mang đầu đạn hạt nhân. Như vậy là mọi nỗ lực của Hòa Kỳ ,Trung Quốc và cả Liên Hiệp quốc trong việc ngăn chặn chính quyền Kim Jong-un phát triển vũ khí hạt nhân đã bị phớt lờ. Vụ phóng thử lần này rõ ràng là một lời thách thức của Bình Nhưỡng đối với Hoa Kỳ và thế giới nói chung.

Ảnh tư liệu vụ phóng thử tên lửa đạn đạo Hwasong-14 do Thông tấn xã Bắc Triều Tiên cung cấp ngày 05/07/2017

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong chuyến công du Ba Lan ngày 05/7 tuyên bố đang "xem xét một số giải pháp nghiêm trọng đối với Bắc Triều Tiên". Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc hôm 04/7 nhắc tới khả năng sử dụng võ lực cho vấn đề Triều Tiên như một biện pháp tự vệ và bảo vệ các nước đồng minh. Có khả năng xảy ra xung đột vũ trang giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ cùng các đồng minh hay chăng trong lúc các giải pháp hiện nay đối với điểm nóng bán đảo Triều Tiên dường như không có tác dụng ? Đó là những câu hỏi mà dư luận đang thực sự quan tâm trong những ngày này.

Theo nhận định chung của giới chuyên gia, nguyên nhân sâu xa của hành động "thách thức" từ Bắc Triều Tiên khi thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa đúng vào ngày quốc khánh Mỹ bắt nguồn từ chính chế độ tại Bình Nhưỡng và những toan tính từ Trung Quốc, quốc gia lâu nay vẫn được coi là bảo trợ cho chế độ Bình Nhưỡng.

Luật sư kiêm Giáo sư luật Vũ Đức Khanh từ Đại học Ottawa (Canada), một chuyên gia về quan hệ quốc tế và luật quốc tế, cho rằng :

"Thực tế, bây giờ chưa có một bằng chứng cụ thể nào để khẳng định rằng những vụ thửtên lửa, đặc biệt là vụ thử tên lửa liên lục địa vào đúng ngày quốc khánh Mỹ 04/7 vừa qua của Bắc Triều Tiên là do Trung Quốc giật dây. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thì Bình Nhưỡng biết rằng trước sau gì Hoa Kỳ cũng phải ngồi vào bàn đàm phán 4 bên hoặc 6 bên bao gồm Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Mà khi đã ngồi vào bàn đàm phán rồi thì Bình Nhưỡng sẽ có quyền thỏa thuận một số quyền lợi. Trung Quốc thì sẽ đem Biển Đông ra trao đổi với Hoa Kỳ để đổi lấy việc hạ nhiệt điểm nóng trên bán đảo Triều Tiên. Thậm chí, Nga cũng sẽ đem vấn đề Syria và Ukraine ra trao đổi với Hoa Kỳ. Vì vậy, việc liên tục phóng thử tên lửa của Bắc Triều Tiên trong thời gian gần đây rõ ràng là có những mục đích cụ thể từ chính chế độ Bình Nhưỡng và cả những nước bảo trợ cho chế độ này".

Khác với những tuyên bố có phần cứng rắn của Tổng thống Donald Trump và Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley về một giải pháp quân sự đã được tính tới đối với chế độBình Nhưỡng, các chuyên gia dự đoán khó xảy ra một cuộc xung đột giữa Mỹ cùng các đồng mình với Bắc Triều Tiên. Nguyên nhân căn bản, theo giới phân tích, là do hiện Hoa Kỳ chưa đạt được sự đồng thuận với các đồng minh trong vấn đề này.

Giáo sư Khanh phân tích :

"Hiện tại, Bình Nhưỡng thừa biết Mỹ không đạt được sự đồng thuận với các đồng minh của mình. Ngay trong chuyến thăm Washington mới đây của Tổng thống Hàn Quốc, ông này cũng đã bày tỏ lo ngại rằng một cuộc chiến tranh gây thiệt hại lớn về con người sẽ xảy ra nếu chọn giải pháp quân sự đối với Bắc Triều Tiên. Nhật Bản hiện cũng chưa có động thái gì cụ thể. Như vậy, Hoa Kỳ không thể đơn phương hành động được. Tôi cho rằng rất khó để có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang trên bán đảo Triều Tiên vào thời điểm này. Mà ngay cả Tổng thống Trump, những tuyên bố của ông cũng yếu dần đi. Cũng giống nhưđời Tổng thống Obama thôi. Ông Obama đã đặt ra lằn ranh đỏ đối với chế độ ở Syria, nhưng rồi cũng không thể làm gì. Ông Trump cũng từng đặt ra lằn ranh đỏ với Bình Nhưỡng, nhưng giờ đây cũng khó có thể có những hành động quân sự cứng rắn được".

Các chuyên gia quan sát thời cuộc cho rằng hành động "thách thức" gần đây của Bình Nhưỡng đã cho thấy sự suy yếu trong vai trò của Hoa Kỳ đối với các vấn đề toàn cầu. Vụthử tên lửa đạn đạo liên lục địa đúng vào ngày quốc khánh Mỹ cũng là một đòn giáng mạnh vào uy tín của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Với những khó khăn nội bộ ngay tại Washington khi đang có sự chia rẽ trong chính đảng Cộng Hòa với vụ điều tra Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ khó có được những hành động đáp trả hiệu quả, theo phân tích của các chuyên gia.

Giới phân tích nói giải pháp duy nhất, dễ thực hiện nhất đối với ông Trump lúc này là đem Biển Đông ra thỏa thuận với Trung Quốc để hạ nhiệt điểm nóng Triều Tiên. Và nếu điều này xảy ra, rõ ràng những nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, sẽ bị thiệt thòi.






No comments:

Post a Comment

View My Stats