Dương Đại Triều Lâm (MLBVN)
9 năm tù giam, 5 năm quản chế là bản án mà tòa án tỉnh
Hà Nam đã tuyên phạt đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga trong phiên tòa sơ thẩm
kết thúc vào chiều 25/7.
Trần Thị Nga - tranh Tuấn Khanh
Thông tin về bản án tù nặng nề và phi nhân đối với
nhà hoạt động có 2 con nhỏ này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều
nhà hoạt động xã hội, vận động dân chủ tại Việt Nam đã bày tỏ thái độ phẫn nộ
và lên án nhà cầm quyền.
Cựu
TNLT Trần Minh Nhật (Nghệ An): "Bản án
dành cho chị Thúy Nga thể hiện rõ sự phi nhân tính của chế độ với một bà mẹ
đang nuôi hai con nhỏ và sự lo sợ của nhà cầm quyền trước sức mạnh của những
người bình thường vùng lên đấu tranh. Bản án là một sự tính toán nhằm bịt miệng
một người phụ nữ can đảm. Nhưng tôi nghĩ chính sự im lặng trong lao tù lại là một
lời nói vang vọng có sức thuyết phục cao hơn".
Nhà
báo Sương Quỳnh (Sài Gòn): "9 năm tù của Thúy
Nga, 10 năm tù của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Đó là sự bất nhân khi trả thù lên những
người mẹ, những người phụ nữ dám dấn thân nói lên sự thật, nói lên hiện trạng
thối nát của Đất nước. Nhà cầm quyền tưởng rằng kết án bất nhân như vậy thì làm
nhụt chí những người đấu tranh cho sự phát triển đất nước cũng như sự toàn vẹn
lãnh thổ. Họ nhầm vì họ chỉ càng ngày càng phơi bày sự bất chính của họ. Và sau
vụ Trung cộng xâm hại, giết ngư dân và dọa dẫm bắt nhà cầm quyền Việt Nam ngừng
khoan, khai thác tại khu vực thuộc chủ quyền của mình thì họ càng lộ rỏ bản chất:
"hèn với giặc, ác với dân."
Kỹ
sư Trần Bang (Sài Gòn): "Tôi phản đối bản án
oan nghiệt 9 năm tù, 5 năm quản chế với người phụ nữ dũng cảm, có công giúp đỡ
người yếu thế và yêu nước như Trần Thị Nga. Phản đối phiên tòa bất công, bản án
bỏ túi vi phạm nhân quyền! Khi còn điều luật mù mờ dễ áp đặt, quy chụp những
người thực thi và hoạt động Nhân quyền, những người bất đồng chính kiến như Điều
258, 88, 79 BLHS thì nhiều người đáng được xã hội ghi công lại bị tù tội như chị
Trần Thị Nga."
Cựu
TNLT Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải (Hoa Kỳ): "Thúy
Nga đã không khai, không ký bất cứ biên bản làm việc nào, đã chọn cách đối phó
quyết liệt ngay từ đầu. Những người như thế thì nhà cầm quyền CS luôn tuyên án
thật nặng để răn đe những người khác. Tôi nghĩ Nga đã chọn đối đầu với bản án
và chiến đấu chứ không khuất phục."
Blogger
Nguyễn Hoàng Vi (Sài Gòn): "Tôi nghĩ về tương
lai của những đứa con chị Nga và chị Quỳnh. Tôi thấy sự tàn độc của chế độ đối
với các chị và những đứa trẻ. Bản án của chế độ dành cho các chị có thể làm cho
một số ít người dân bình thường sợ hãi nhưng sẽ thổi bùng lên ngọn lửa đấu
tranh vốn đã cháy âm ĩ trong những con người yêu sự tự do - công bình - bác ái.
Tôi tin sau bản án mà chế độ dành cho chị Nga, chị Quỳnh, sẽ có thêm nhiều người
nữa trong đó có tôi sẽ mạnh mẽ bước tiếp con đường các chị đã đi vì tương lai của
thế hệ con cháu chúng tôi. Cảm ơn các chị đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho
tôi."
Luật
gia Nguyễn Đình Hà (Hà Nội): "Bản án
này giống như mọi bản án chính trị khác, là bất công và chà đạp lên nhân quyền."
Cựu
TNLT Trương Minh Tam (Hà Nam): "Không
khác biệt so với bản án blogger Mẹ Nấm và nhà cầm quyền coi đây như 2 món hàng
để trao đổi, thu hút sự quan tâm của quốc tế. Bản án cũng như một chỉ dấu cho
giai đoạn cuối tàn khốc của băng đảng CS".
Anh
Nguyễn Mạnh Hiền (Nghệ An): "Bản án cho chị Thúy
Nga là một hành động leo thang khủng bố tinh thần những người yêu nước của một
chế độ phi nhân và hèn mạc. Điều này cũng chứng tỏ nhà cầm quyền không coi tiếng
nói phản biện, nguyện vọng xây dựng xã hội người dân ra gì cả".
Ông
Lương Dân Lý - chồng chị Thúy Nga (Hà Nội): "Nga
vô tội, kêu án 1 năm cũng là chà đạp lên Hiến pháp. Hôm nay, Nga ra tòa để
"nhận án" bởi tòa án này họ có xử xét gì đâu.
Nhà cầm quyền tuyên án 9 năm hay bao nhiêu cũng chỉ
là việc của họ. Bao nhiêu năm cũng không khuất phục được ai, không khủng bố được
những người yêu nước. Mà ngược lại chỉ chứng tỏ họ đang ở thế đường cùng, không
xử bắn được thì tuyên án thật nặng để tách người tù tách ra khỏi cuộc sống cộng
đồng, đồng thời khủng bố tinh thần những người yếu bóng vía mà thôi".
Anh
Lê Trung Hiếu (Đà Nẵng): "Chúng ta có thể thấy
đây là một bản án được định sẵn mà ai cũng biết. Nó cho thấy một chủ ý của nhà
cầm quyền Hà Nội nhằm 2 mục tiêu:
- Răn đe tinh thần giới đấu tranh trong nước;
- Đầu cơ các tù nhân chính trị như một nhà (nước)
buôn.
Nhưng cả 2 mong muốn trên của họ hầu như không tác dụng
với giới đấu tranh trong nước cũng như các nước khác trên thế giới.
Bên cạnh bản án phi nhân trên, hành động đánh đập
người tham dự phiên toà của lực lượng công an thường phục đã thể hiện bản chất
man rợ của nền hành pháp toàn trị của nhà nước cộng sản hiện nay."
25.07.2017
Dương
Lâm, thành viên Mạng lưới Blogger
Việt Nam ghi nhận.
-->
*
*
Các ông lại diễn trò. Trơ trẽn. Xử án nhưng cấm
không cho ai coi. Các ông biết kịch mình diễn quá dở? Trong khi giặc Tầu đe dọa
ngoài khơi, quân ta chưa đánh đã chạy, các ông không có gì khẩn cấp hơn là mang
một người đàn bà tay không, với hai đứa con dại ra xử. Hành hạ một người đàn bà
dễ hơn là đánh giặc. "La vengeance est une justice sauvage" ("Sự
trả thù là một công lý man rợ" - Francis Bacon). Cũng chẳng phải là một sự
trả thù, vì có thù oán gì đâu? Trần Thị Nga hay Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
chỉ bày tỏ một chút lòng với đất nước, đang bị lấn chiếm mỗi ngày. Trên đất,
trên rừng, trên biển.
Các ông quan tòa, khi đọc bản án người ta viết sẵn,
có một chút áy náy, một giây bứt rứt? Mười năm cho Mẹ Nấm, người đã nói những
điều chính các ông nghĩ, nếu còn lương tri. Chính các ông nói, nếu có can đảm.
Tội của Mẹ Nấm, bà Nga? Viết báo, biểu tình chống Tàu, chống Formosa, giúp dân
bị cướp đất, cướp nhà khiếu kiện. Trước khi bi giam, bà Nga đã bị côn đồ, tay
sai của bạo quyền dùng gậy sắt đánh gẫy tay, gẫy chân. Công an cấm hàng xóm
mang hai đứa con dưới 12 tuổi lên thành phố kiếm cơm ăn, khi nhà bà bị phong tỏa.
Trước khi các ông lên án, xin kể một chuyện đã và
đang làm xôn xao nước Pháp: cách đây 33 năm, một chú bé, Grégory Villemin, bị
giết, thả trôi sông. Vụ án đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực, vì ở một xứ
văn minh, sinh mạng một đứa trẻ là chuyện cực kỳ nghiêm trọng, không phải nơi
trẻ em bị bắt cóc, mổ bụng, lấy nội tạng mà nhà nước khoanh tay, vì công an, cảnh
sát dành hết thì giờ, sức lực đi hành hạ đàn bà, con nít biểu tình chống Tàu,
chống Formosa.
Sau 33 năm, vụ án sẽ được xét xử trở lại, vì người
ta tiếp tục điều tra, vừa tìm được những dữ kiện mới. Ông thẩm phán Jean Michel
Lambert, người điều tra vụ án từ những ngày đầu, lúc đó còn trẻ, thiếu kinh
nghiệm, không kiếm ra thủ phạm. Ở bên Pháp, người điều tra, lập hồ sơ cho tòa xử
là một thẩm phán độc lập, không phải công an, cảnh sát nhận lệnh của nhà nước.
Trong 33 năm, hình ảnh chú bé Grégory, cuộc điều tra thiếu sót, phiên tòa không
hoàn hảo, tất cả ám ảnh ông thẩm phán Lambert, ngày nay 62 tuổi. Khi báo chí
loan tin vụ Grégory trở lại ánh sáng, ông thẩm phán Lambert chụp một túi nhựa
lên đầu tự tử, cách đây vài ngày.
Chuyện Tây và chuyện Việt không liên hệ gì với nhau?
Có, có một liên hệ. Đó là vấn đề lương tâm của quan tòa. Một nơi có những người
coi lương tâm hơn cả mạng sống của chính mình. Nơi khác, lương tâm của quan tòa
là một hư cấu, một chuyện viển vông.
Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Tuyên án 10 năm
tù một người đàn bà vô tội, thản nhiên như búng tay gọi taxi. Người ta mơ một
ông tòa tuyên bố: tôi được lệnh bỏ tù bà, nhưng tôi tuyên trắng án, vì bà vô tội,
nhân danh lương tâm quan tòa, nhân danh lương tâm một công dân. Cố nhiên đó chỉ
là một giấc mơ
Phiên tòa xử Mẹ Nấm, Trần thị Nga là một hài kịch lố
bịch, cũng là một bi kịch. Bi kịch của một xã hội đã đánh mất lương tâm.
25.07.2017
*
*
9 năm tù, 5 năm quản thúc. Tại sao 9 năm? Ngay cả
các anh gọi là quan tòa chắc cũng không hiểu tại sao 9 năm. Có thể vì các quan
trên, mê tín dị đoan, nghĩ rằng 9 là số hên. Có thể vì ngày xử là ngày lẻ (25 /
07), ban cái án lẻ. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm vì xử ngày chẵn (10/10)
Công lý của đảng cướp rất khó hiểu, nó không căn cứ
trên cái gì cả. Mười hai con giáp không giống con giáp nào. Đóng cha nó mấy cái
trường luật cho đỡ bẩn mắt. Bày đặt luật lệ, tòa án, quan tòa, luật sư...
Tại sao cả nước chửi, nhưng Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh lãnh án nặng, nặng hơn tôi cướp của giết người ở những nước văn
minh?. Bởi vì nhiều người chửi quá, không thể nhốt hết được. Bởi vì những cái
tham nhũng, dốt nát, bạo hành, dưới thời đại Internet, không dấu diếm được nữa.
Đành trơ mặt ra chịu trận. Cứ việc chửi, nhưng ai hành động, biểu tình chống
Tàu, chống Formosa, giúp dân khiếu nại thì phải trừ ngay, phải làm thịt ngay,
phải cùm ngay. Vài người biểu tình, có thể sai côn đồ, lâu la mang dao búa, gậy
gộc tới đâm chém, nhưng hàng trăm, hàng ngàn người... Phải đập chết ngay những
con chim đầu đàn để làm gương. Giống như ngày xưa người ta bêu đầu những người
chống đối ở chợ để răn dân.
Bỏ tù những người như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh là chuyện khẩn cấp. Tàu nó đe dọa ngoài cửa biển, không sao. Nếu nó chiếm
đất nước, chỉ việc trèo lên máy bay. Tiền bạc đã gởi đi ngoại quốc, nhà cửa đã
mua ở Hoa Kỳ, ở Úc, Canada, Anh, Pháp.
Tại sao chúng có thể ngang nhiên lộng hành như vậy?
Bởi vì chúng ta thờ ơ. Thomas Jefferson: "Bọn áp bức không biết cái tệ hại
của sự áp bức, khi nào người bi áp bức im lặng chấp nhận". Có bao nhiêu
người Việt biết giờ này Trần Thị Nga bắt đầu 3285 ngày tù? Nói cách khác, tôi
và anh, chúng ta khuyến khích chúng lộng hành.
25.07.2017
*
*
VIDEO
:
Published on Jul 25, 2017
*
*
No comments:
Post a Comment