Hà Tường Cát/Người Việt
July 20, 2017
Không
chỉ vì Trung Quốc, Mexico hay các nước nào khác đã chiếm đoạt việc làm của giới
công nhân Mỹ, nhu cầu nhân dụng ngày càng giảm một phần là do trong nhiều công
tác, người máy được dùng thay thế công nhân.
Không có định nghĩa được tất cả mọi người đồng ý về
người máy robot, nhưng đại cương đó là loại máy, với bất kỳ hình thù như thế
nào, có thể tự động thực hiện nhiều công việc bằng sự điều khiển của máy tính,
không hoặc ít cần đến can dự của con người…
Từ lâu các ngành kỹ nghệ sản xuất đã dùng robot, với
lợi điểm có thể thay thế người thợ để làm những việc nặng hay nguy hiểm và hoàn
thành nhiệm vụ một cách chuẩn xác. Hậu quả của tình trạng này là nước Mỹ mất
hơn 7 triệu việc làm so với thời kỳ nhân công kỹ nghệ được sử dụng nhiều nhất
vào cuối thập niên 1970, nhưng trị giá hàng sản xuất lại cao gấp đôi, lên tới gần
$2,000 tỷ năm 2015.
Công ty xe hơi General Motors ngày nay chỉ còn sử dụng
1/3 số 600,000 công nhân thời thập niên 1970. Kỹ nghệ kim khí ở Mỹ giảm 265,000
công việc nhưng sản xuất tăng 42% và các ngành kỹ nghệ sản xuất khác cũng tăng
35%. Số công nhân ngành than đá cũng giảm, chỉ còn không quá 30,000 vì nhiều
công tác khó khăn và nguy hiểm được tự động hóa.
Bài báo trên tờ Wall Street Jounal nói về robot đang
thay thế nhiều công nhân ở những nơi bán hàng lẻ, ngành dịch vụ cung cấp 16 triệu
việc làm nghĩa là 11% số công việc không thuộc lãnh vực nông nghiệp ở Mỹ. Hầu
như toàn thể 4,700 chợ Wal-Mart tại Mỹ đã dùng loại máy mang tên Cash360, có thể
đếm 8 tờ giấy bạc trong 1 giây và 3,000 đồng tiền kim khí trong một phút.
Cash360 còn làm được nhiều việc khác như tự động ký thác vào ngân hàng nhanh
hơn lối chuyển tiền bằng xe bọc thép.
Chiều hướng tự động hóa đang diễn ra trong hầu hết
các ngành dịch vụ. Khách hàng Wal-Mart cũng như Home Depot từ lâu đã có thể
dùng cửa tự tính tiền không cần phải qua quầy có nhân viên thu tiền. Như thế
khách sẽ có thể không phải chờ đợi lâu và đồng thời cửa hàng giảm bớt số nhân
viên cần thiết. Tiffany & Co. ở New York dùng các máy tự động đánh bóng đồ
nữ trang trong quá trình sản xuất, giảm bớt số công nhân. Theo kế hoạch 2,500
tiệm McDonald’s dự tính thay các nhân viên nhận đặt hàng và thu tiền bằng quầy
tự động dùng kỹ thuật số trong năm nay và 3,000 tiệm khác trong năm tới.
Với nhiều khu vực được tự động hóa và robot
thay thế nhân viên, từ đầu năm đến nay nền kinh tế Mỹ đã mất 71,000 việc làm
riêng trong ngành dịch vụ bán hàng lẻ, theo số liệu của Văn Phòng Thống Kê Nhân
Dụng, Bộ Lao Ðộng. Cơ quan Citi Research hợp tác với các nhà nghiên cứu thuộc
Oxford Martin School, dự đoán trong 15 năm nữa 2/3 công việc ở ngành dịch vụ
bán hàng tại Mỹ sẽ hoàn toàn mất hẳn để cho robot thay thế.
Tờ Wall Street Journal cho biết trong hoạt động,
Wal-Mart từ lâu đã cố gắng nâng cao hiệu năng bằng cách giảm chi phí, trong đó
chi phí nhân viên chiếm phần chính. Ðể đi đến mục tiêu ấy, phương cách quan trọng là
tự động hóa và dùng robot thay thế cho công nhân trong một số công việc. Mặc dầu
bây giờ đại công ty này vẫn còn sử dụng 1.5 nhân công ở Mỹ nhưng tính ra đã giảm
15% số công nhân trên mỗi square foot cửa hàng so với một thập niên trước. Hãng
tư vấn kỹ nghệ Boston Consulting nói rằng robot giúp giảm chi phí nhân dụng 22%
ở Mỹ, 25% ở Nhật và 35% ở Nam Hàn.
Tờ Los Angeles Times dẫn một nghiên cứu của hãng tư
vấn quốc tế PwC (PricewaterhouseCoopers) ở London, dự đoán tới 2030, do tự động
hóa, 38% việc làm ở Mỹ có nguy cơ bị mất hẳn. Tỷ lệ rủi ro này là 30% ở Anh,
35% ở Ðức và 21% ở Nhật. Tỷ lệ của Mỹ lớn nhất là vì có nhiều việc làm trong
các lãnh vực dễ bị robot thay thế, nghĩa là không đòi hỏi trình độ chuyên môn
cao của công nhân.
Kinh tế gia David Autor của MIT (Massachusetts
Institute of Technology) nói rằng thị trường nhân dụng tương lai không ưu đãi
những công nhân chỉ có trình độ thấp. Vì vậy thời Chính quyền Obama đã đặt trọng
tâm về vấn đề cải thiện tình trạng nhân dụng vào công tác giáo dục nhằm nâng
cao trình độ công nhân. Tuy nhiên đây là một chiến lược lâu dài không đáp ứng
hiện tình và nhu cầu trước mắt của giới công nhân. Một phần lý do thất bại của
đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử năm 2016 có thể là do từ đó.
Chủ đề tranh
cử của ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump trong cuộc tranh cử là việc làm, khi
đi vận động ông luôn luôn nói tới jobs, jobs, và jobs. Ông đổ lỗi cho Mexico và
Trung Quốc chiếm đoạt hàng triệu việc làm và hứa hẹn sẽ đem về lại cho người
dân Mỹ. Sự thật thì chuyện ấy là hoang tưởng và mục tiêu này không thể nào đạt
được. Theo một nghiên của Ball State University ở Indiana thì
chỉ 13% việc làm mất do thực trạng mậu dịch toàn cầu, còn 88% vì tự động hóa,
và tự động hóa là tiến trình không thể đảo ngược.
Nhưng lập luận dễ dãi của ông Trump dễ thu hút quần
chúng và nhất là cử tri vùng Rust Belt, khu vực đã phát triển trong các thế kỷ
trước với các ngành kỹ nghệ cũ và bây giờ suy sụp với nhiều nhà máy bỏ hoang rỉ
sét. Kết quả là ông đã thắng ở các tiểu bang Ohio, Michigan, Pennsylvania,… và
đắc cử bằng đa số phiếu cử tri đoàn.
Nhà máy thép Gautier Steel ở Johnstown, Pennsylvania
ngày nay trong thời đại tự động hóa bị bỏ hoang ở khu vực được gọi là 'Rust
Belt' thuộc các tiểu bang miền Trung Tây và Ðông Bắc với nhiều người dân không
có việc làm. (Hình: Dominick Reuter/AFP/Getty Images)
Tuy nhiên không phải robot sẽ có thể hoàn toàn thay
thế công nhân. Trang bị tự động rất tốn kém, vẫn cần điều hành và được bảo trì
liên tục; việc ấy đòi hỏi đến con người nhưng với điều kiện phải có trình độ
chuyên môn cao. Hơn nữa có nhiều lãnh vực không thể hoàn toàn tự động hóa như y
tế, giao thông vận tải, vì những điều kiện an ninh và trách nhiệm pháp lý. Vả lại
không thể trao tất cả mọi sinh hoạt của xã hội loài người cho robot làm giúp, với
những rủi ro khó tiên liệu kể cả nguy cơ phá hoại như hacker.
------------------------------
xahoithongtin.com.vn - Mar
27, 2017
VOA - Sep 1, 2016
Việt Báo Daily - Jan
2, 2017
Hà Tường Cát/Người Việt
July 20, 2017
Không
chỉ vì Trung Quốc, Mexico hay các nước nào khác đã chiếm đoạt việc làm của giới
công nhân Mỹ, nhu cầu nhân dụng ngày càng giảm một phần là do trong nhiều công
tác, người máy được dùng thay thế công nhân.
Không có định nghĩa được tất cả mọi người đồng ý về
người máy robot, nhưng đại cương đó là loại máy, với bất kỳ hình thù như thế
nào, có thể tự động thực hiện nhiều công việc bằng sự điều khiển của máy tính,
không hoặc ít cần đến can dự của con người…
Từ lâu các ngành kỹ nghệ sản xuất đã dùng robot, với
lợi điểm có thể thay thế người thợ để làm những việc nặng hay nguy hiểm và hoàn
thành nhiệm vụ một cách chuẩn xác. Hậu quả của tình trạng này là nước Mỹ mất
hơn 7 triệu việc làm so với thời kỳ nhân công kỹ nghệ được sử dụng nhiều nhất
vào cuối thập niên 1970, nhưng trị giá hàng sản xuất lại cao gấp đôi, lên tới gần
$2,000 tỷ năm 2015.
Công ty xe hơi General Motors ngày nay chỉ còn sử dụng
1/3 số 600,000 công nhân thời thập niên 1970. Kỹ nghệ kim khí ở Mỹ giảm 265,000
công việc nhưng sản xuất tăng 42% và các ngành kỹ nghệ sản xuất khác cũng tăng
35%. Số công nhân ngành than đá cũng giảm, chỉ còn không quá 30,000 vì nhiều
công tác khó khăn và nguy hiểm được tự động hóa.
Bài báo trên tờ Wall Street Jounal nói về robot đang
thay thế nhiều công nhân ở những nơi bán hàng lẻ, ngành dịch vụ cung cấp 16 triệu
việc làm nghĩa là 11% số công việc không thuộc lãnh vực nông nghiệp ở Mỹ. Hầu
như toàn thể 4,700 chợ Wal-Mart tại Mỹ đã dùng loại máy mang tên Cash360, có thể
đếm 8 tờ giấy bạc trong 1 giây và 3,000 đồng tiền kim khí trong một phút.
Cash360 còn làm được nhiều việc khác như tự động ký thác vào ngân hàng nhanh
hơn lối chuyển tiền bằng xe bọc thép.
Chiều hướng tự động hóa đang diễn ra trong hầu hết
các ngành dịch vụ. Khách hàng Wal-Mart cũng như Home Depot từ lâu đã có thể
dùng cửa tự tính tiền không cần phải qua quầy có nhân viên thu tiền. Như thế
khách sẽ có thể không phải chờ đợi lâu và đồng thời cửa hàng giảm bớt số nhân
viên cần thiết. Tiffany & Co. ở New York dùng các máy tự động đánh bóng đồ
nữ trang trong quá trình sản xuất, giảm bớt số công nhân. Theo kế hoạch 2,500
tiệm McDonald’s dự tính thay các nhân viên nhận đặt hàng và thu tiền bằng quầy
tự động dùng kỹ thuật số trong năm nay và 3,000 tiệm khác trong năm tới.
Với nhiều khu vực được tự động hóa và robot
thay thế nhân viên, từ đầu năm đến nay nền kinh tế Mỹ đã mất 71,000 việc làm
riêng trong ngành dịch vụ bán hàng lẻ, theo số liệu của Văn Phòng Thống Kê Nhân
Dụng, Bộ Lao Ðộng. Cơ quan Citi Research hợp tác với các nhà nghiên cứu thuộc
Oxford Martin School, dự đoán trong 15 năm nữa 2/3 công việc ở ngành dịch vụ
bán hàng tại Mỹ sẽ hoàn toàn mất hẳn để cho robot thay thế.
Tờ Wall Street Journal cho biết trong hoạt động,
Wal-Mart từ lâu đã cố gắng nâng cao hiệu năng bằng cách giảm chi phí, trong đó
chi phí nhân viên chiếm phần chính. Ðể đi đến mục tiêu ấy, phương cách quan trọng là
tự động hóa và dùng robot thay thế cho công nhân trong một số công việc. Mặc dầu
bây giờ đại công ty này vẫn còn sử dụng 1.5 nhân công ở Mỹ nhưng tính ra đã giảm
15% số công nhân trên mỗi square foot cửa hàng so với một thập niên trước. Hãng
tư vấn kỹ nghệ Boston Consulting nói rằng robot giúp giảm chi phí nhân dụng 22%
ở Mỹ, 25% ở Nhật và 35% ở Nam Hàn.
Tờ Los Angeles Times dẫn một nghiên cứu của hãng tư
vấn quốc tế PwC (PricewaterhouseCoopers) ở London, dự đoán tới 2030, do tự động
hóa, 38% việc làm ở Mỹ có nguy cơ bị mất hẳn. Tỷ lệ rủi ro này là 30% ở Anh,
35% ở Ðức và 21% ở Nhật. Tỷ lệ của Mỹ lớn nhất là vì có nhiều việc làm trong
các lãnh vực dễ bị robot thay thế, nghĩa là không đòi hỏi trình độ chuyên môn
cao của công nhân.
Kinh tế gia David Autor của MIT (Massachusetts
Institute of Technology) nói rằng thị trường nhân dụng tương lai không ưu đãi
những công nhân chỉ có trình độ thấp. Vì vậy thời Chính quyền Obama đã đặt trọng
tâm về vấn đề cải thiện tình trạng nhân dụng vào công tác giáo dục nhằm nâng
cao trình độ công nhân. Tuy nhiên đây là một chiến lược lâu dài không đáp ứng
hiện tình và nhu cầu trước mắt của giới công nhân. Một phần lý do thất bại của
đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử năm 2016 có thể là do từ đó.
Chủ đề tranh
cử của ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump trong cuộc tranh cử là việc làm, khi
đi vận động ông luôn luôn nói tới jobs, jobs, và jobs. Ông đổ lỗi cho Mexico và
Trung Quốc chiếm đoạt hàng triệu việc làm và hứa hẹn sẽ đem về lại cho người
dân Mỹ. Sự thật thì chuyện ấy là hoang tưởng và mục tiêu này không thể nào đạt
được. Theo một nghiên của Ball State University ở Indiana thì
chỉ 13% việc làm mất do thực trạng mậu dịch toàn cầu, còn 88% vì tự động hóa,
và tự động hóa là tiến trình không thể đảo ngược.
Nhưng lập luận dễ dãi của ông Trump dễ thu hút quần
chúng và nhất là cử tri vùng Rust Belt, khu vực đã phát triển trong các thế kỷ
trước với các ngành kỹ nghệ cũ và bây giờ suy sụp với nhiều nhà máy bỏ hoang rỉ
sét. Kết quả là ông đã thắng ở các tiểu bang Ohio, Michigan, Pennsylvania,… và
đắc cử bằng đa số phiếu cử tri đoàn.
Nhà máy thép Gautier Steel ở Johnstown, Pennsylvania
ngày nay trong thời đại tự động hóa bị bỏ hoang ở khu vực được gọi là 'Rust
Belt' thuộc các tiểu bang miền Trung Tây và Ðông Bắc với nhiều người dân không
có việc làm. (Hình: Dominick Reuter/AFP/Getty Images)
Tuy nhiên không phải robot sẽ có thể hoàn toàn thay
thế công nhân. Trang bị tự động rất tốn kém, vẫn cần điều hành và được bảo trì
liên tục; việc ấy đòi hỏi đến con người nhưng với điều kiện phải có trình độ
chuyên môn cao. Hơn nữa có nhiều lãnh vực không thể hoàn toàn tự động hóa như y
tế, giao thông vận tải, vì những điều kiện an ninh và trách nhiệm pháp lý. Vả lại
không thể trao tất cả mọi sinh hoạt của xã hội loài người cho robot làm giúp, với
những rủi ro khó tiên liệu kể cả nguy cơ phá hoại như hacker.
------------------------------
xahoithongtin.com.vn - Mar
27, 2017
VOA - Sep 1, 2016
Việt Báo Daily - Jan
2, 2017
No comments:
Post a Comment