(VNTB) Dù
được cộng đồng quốc tế, kể cả lần Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát 2014, khuyến nghị
nhưng chính phủ Việt đã chẳng cho sửa đổi các điều khoản nghiêm ngặt về “an
ninh quốc gia” hạn chế này, mà còn đưa một điều khoản tương tự vào Luật Tôn
Giáo, Tín Ngưỡng vừa mới được quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ tháng
01/2018.
*
Ngày 30/06/2017
Kính gởi: Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Địa chỉ: 01 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt
Nam
Thư
ngỏ
Kêu
gọi chính phủ Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Thích Quảng Độ,
Nguyễn Văn Đài và Đỗ Thị Hồng
Kính thưa Thủ Tướng,
Trong lúc Ông chuẩn bị lên đường đi gặp các vị lãnh
đạo thế giới khác tại Hội Nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg, chúng tôi là những tổ
chức xã hội dân sự ký tên dưới đây viết thư này để bày tỏ sự quan ngại sâu sắc
về việc các tù nhân lương tâm vẫn tiếp tục bị giam giữ và ngược đãi tại Việt
Nam. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến ba người bảo vệ nhân quyền nổi tiếng thuộc ba
cộng đồng tôn giáo khác nhau, là Đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư
Nguyễn Văn Đài và bà Đỗ Thị Hồng, hiện đang bị giam giữ một cách độc đoán mà
không được mang ra xét xử một cách công bằng theo luật quốc tế. Vì nhận định rằng
họ bị tước đoạt tự do chỉ vì họ đã thực hiện nhân quyền của mình một cách ôn
hòa nên chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện
cho họ cũng như cho tất cả các tù nhân lương tâm khác đang bị giam cầm tại Việt
Nam.
Hòa thượng Thích Quảng Độ, 89 tuổi, là một vị lãnh đạo
của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) độc lập và là người bảo vệ
nhân quyền bị giam giữ lâu nhất tại Việt Nam. Trong hơn 30 năm qua Hòa thượng
đã bị tước đoạt tự do dưới nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay Hòa thượng đang
bị quản thúc tại gia một cách độc đoán mà không dựa trên bất cứ cáo buộc nào.
Hòa thượng bị buộc phải ở trong phòng riêng và bị quản thúc khắc nghiệt tại
Thanh Minh Thiền Viện ở thành phố Hồ Chí Minh. Hòa thượng không được phép có
chìa khóa mở cổng sắt cầu thang dẫn đến phòng ở lầu trên của mình, bị giám sát
chặt chẽ mọi tiếp xúc và luôn bị công an theo dõi. Ngay cả việc Hòa thượng thuyết
pháp trong tự viện cũng bị cấm đoán. Tuy vậy hòa thượng Thích Quảng Độ vẫn tiếp
tục lên tiếng cho nhân quyền và đặc biệt là quyền tự do tôn giáo. Việc bị cô lập
và không được chăm sóc ý tế đúng mức trong nhiều năm đã làm sức khỏe của Hòa
thượng bị sa sút trầm trọng.
Vào tháng 05/2017, Hòa thượng có ý muốn dời chỗ ở về
chùa Long Quang của GHPGVNTN ở Huế để được sống gần các tín đồ và chữa trị tối
cần thiết. Ngày 14/05/2017, Hòa thượng nhờ ông Lê Công Cầu, tổng thư ký
GHPGVNTN, tháp tùng đi đến đó. Tuy nhiên công an đã nghe lén được cuộc điện đàm
và lập tức quản thúc ông Cầu tại gia. Họ bảo ông Cầu rằng hòa thượng Thích Quảng
Độ “không được hoan nghinh” tại Huế và cấm ông Cầu hỗ trợ các vị lãnh đạo
GHPGVNTN dưới bất cứ hình thức. Ông Cầu đã tuyệt thực để phản đối hành vi độc
đoán này của công an. Chúng tôi yêu cầu Ông để cho Hòa thượng Thích Quảng Độ được
tự do đi đến và cư trú ở Huế mà không bị chính quyền cản trở.
Ngày 16/12/2017, công an đã bắt luật sư nhân quyền
Nguyễn Văn Đài, 49 tuổi, tại Hà Nội với cáo buộc tội danh “Tuyên truyền chống
nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Từ đó đến nay ông đã bị giam cách ly và
không được tiếp xúc với luật sư tự chọn. Ông bắt đầu dấn thân cho nhân quyền
vào năm 2000 khi đứng ra bào chữa cho một nữ tín đồ Thiên Chúa Giáo bị bắt giam
vì đã phản đối chính quyền đến giải tán một buổi lễ thờ phụng. Luật sư Đài đã
tư vấn pháp lý miễn phí cho các cộng đồng tôn giáo, các nhà bảo vệ nhân quyền
thân hữu, các nhóm chính trị và các công đoàn độc lập cho đến khi bị công an bắt
giam vào năm 2007. Cũng trong năm đó, chính quyền đã kết án ông bốn năm tù
giam. Sau khi được phóng thích vào năm 2011, ông tiếp tục bị quản chế tại gia đến
tháng 03/2015. Mặc dù gặp nhiều hạn chế, nhưng ông vẫn tiếp tục vận động cho
nhân quyền. Ngày 05/04/2017, Liên đoàn Thẩm Phán Đức đã trao tặng Giải Nhân Quyền
2017 cho luật sư Đài. Vợ của luật sư Đài đã bị chính quyền chận xuất cảnh tại
sân bay để không cho bà sang Đức nhận giải thay cho chồng. Chúng tôi yêu cầu
chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với luật sư Nguyễn Văn Đài và trả
tự do cho ông ấy ngay tức khắc.
Bà Đỗ Thị Hồng, 60 tuổi, là một trong những vị lãnh
đạo của Ân Đàn Đại Đạo, một tổ chức Phật giáo được sáng lập vào năm 1969 tại miền
Nam Việt Nam và bị xem là bất hợp pháp từ khi lực lượng cộng sản lên nắm chính
quyền vào năm 1975. Công an đã bắt giam bà Hồng vào năm 2012 vì tội “Âm mưu lật
đổ chính quyền” và sau đó kết án bà 13 năm tù và 5 năm quản chế tại gia. Ở
trong tù, sức khoẻ của bà rất kém. Trong một phiên xử kín vào năm 2013, ông
Phan Văn Thu, người sáng lập tổ chức bị kết án chung thân và 21 vị chức sắc
khác của Ân Đàn Đại Đạo đã bị kết án tổng cộng 299 năm tù cộng thêm 105 năm quản
chế tại gia. Chính quyền dùng những trích đoạn nói về nhân quyền, bảo vệ môi
trường và công pháp quốc tế trong bài giảng của người sáng lập để buộc tội.
Ngoài ra chính quyền cũng đã tịch thu khu du lịch sinh thái rộng 48 ha cùng những
ngôi chùa và tài sản của cộng đồng Ân Đàn Đại Đạo. Chúng tôi yêu cầu chính phủ
Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho bà Đỗ Thị Hồng cùng các tín đồ
Ân Đàn Đại Đạo đang bị giam cầm, cũng như hoàn trả lại tài sản bị tịch thu và
chấm dứt việc sách nhiễu cộng đồng này.
Các tổ chức quốc tế, các chính phủ và các cơ chế LHQ
đã nhiều lần bày tỏ những quan ngại về ba người bảo vệ nhân quyền nêu trên. Cao
ủy trưởng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, đã nhắc
đến trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài trong một tuyên bố trong năm 2016 quan ngại
về việc chính quyền Việt Nam đàn áp những người bảo vệ nhân quyền. Ngoài ra 73
dân biểu thuộc 14 quốc gia đã ký chung lời kêu gọi trả tự do cho ông. Chủ tịch
của tổ chức „Dân Biểu cho Nhân quyền ở Đông Nam Á“, dân biểu Charles Santiago của
quốc hội Mã Lai, cùng ký bức thư này với tuyên bố rằng việc tiếp tục giam giữ
luật sư Nguyễn Văn Đài và người phụ tá của ông, bà Lê Thu Hà “ tạo nên một vết
nhơ trong hồ sơ nhân quyền và đối với uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.”
Chín mươi nhân sĩ thế giới, trong đó có các khôi
nguyên giải Nobel Hòa Bình, lãnh đạo tôn giáo và dân biểu đã lên tiếng kêu gọi
trao trả tự do cho hòa thượng Thích Quảng Độ trong một công bố chung vào ngày
12/11/2015. Mới nhất là việc Liên Minh Âu Châu (EU) kêu gọi trao trả tự do cho
hòa thượng Thích Quảng Độ và luật sư Nguyễn Văn Đài trong buổi Đối Thoại Nhân
Quyền lần thứ 6 giữa Việt Nam và EU vào tháng 12/2016, với sự nhấn mạnh rằng Việt
Nam cần “trả tự do cho tất cả mọi người bị giam cầm vì đã thực hiện một cách ôn
hòa quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình”.
Hơn thế nữa, chúng tôi cũng vô cùng quan ngại khi thấy
những người này đã bị tước đoạt tự do dựa trên các điều khoản mơ hồ về “an ninh
quốc gia” trong bộ luật Hình Sự Việt Nam. Những điều khoản này rõ ràng trái với
các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn. Trong số đó, các điều
79, 88 và 258 của bộ luật Hình Sự đã đi ngược với các quy định của Công Ước Quốc
Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam đã tham gia, thí dụ như điều
9 (1) ICCPR cấm tước đoạt tự do một cách độc đoán; điều 18 ICCPR qui định về
quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; và điều 19 ICCPR bảo vệ quyền tự
do ngôn luận. ICCPR cho phép hạn chế những nhân quyền vừa kể nhưng phải thực hiện
nó trong một khuôn khổ khắt khe. Những điều khoản về „an ninh quốc gia“ trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam được viết quá chung chung và mơ hồ, và việc áp dụng những
điều khoản này một cách tùy tiện rõ ràng đã không thỏa mãn các đòi hỏi của
ICCPR đối với việc hạn chế các điều này.
Dù được cộng đồng quốc tế, kể cả lần Kiểm Điểm Định
Kỳ Phổ Quát 2014, khuyến nghị nhưng chính phủ Việt đã chẳng cho sửa đổi các điều
khoản nghiêm ngặt về “an ninh quốc gia” hạn chế này, mà còn đưa một điều khoản
tương tự vào Luật Tôn Giáo, Tín Ngưỡng vừa mới được quốc hội thông qua và sẽ có
hiệu lực từ tháng 01/2018.
Các luật sư, các nhà hoạt động và các vị lãnh đạo
tôn giáo và cộng đồng giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và khuyến
khích nhân quyền, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo hay niềm tin. Những hành vi
vi phạm nhân quyền được chính quyền bảo trợ sẽ giới hạn việc thực hiện một cách
ôn hòa các quyền dân sự và chính trị, giới hạn không gian hoạt động của các
nhóm xã hội dân sự và khiến cho các nhóm tôn giáo thiểu số và các nhóm thiểu số
khác dễ bị xâm hại.
Chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do tức
khắc và vô điều kiện cho hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn Văn Đài và
bà Đỗ Thị Hồng, cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác. Ngoài ra, chúng tôi
mạnh mẽ đòi hỏi chính quyền Việt Nam hủy bỏ các điều khoản trong luật Hình Sự
nhằm cho phép tước đoạt tự do của các vị lãnh đạo tôn giáo và những người bảo vệ
nhân quyền một cách độc đoán, cũng như cho sửa đổi Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo và
các quy định pháp luật khác theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế.
Chúng tôi mong được Ông hồi đáp về những vấn đề thiết
yếu này. Xin gởi hồi đáp đến bà Penelope Faulkner, Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam
qua địa chỉ liên lạc penelope.faulkner@gmail.com
và Fax: (33.1.) 45 98 32 61.
Trân
trọng kính chào,
Amnesty International
ASEAN Parliamentarians for Human Rights
Christian Solidarity Worldwide
Front Line Defenders
Human Rights Watch
FIDH
Quê Me: Vietnam Committee on Human Rights
VETO! Human Rights Defenders’ Network - Germany
Ngoài
ra có các tổ chức sau đây cùng ký:
Agir Ensemble pour les Droits de l’Homme (AEDH)
ALTSEAN, Burma
Amnesty International USA, Group 524, Pittsburg,
Pennsylvania
Amnesty International USA, Group 56, Lexington,
Massachusetts
Armanshahr/OPEN ASIA, Afghanistan
Asma Jahangir, former UN Special Rapporteur on
Religious Intolerance
Boat People SOS
Buddhist Youth Movement of Vietnam (GĐPTVN)
Cambodian Human Rights and Development Association
(ADHOC)
Cambodian League for the Promotion and Defense of
Human Rights (LICADHO)
Center for Prisoners’ Rights, Japan
Centre to Combat Corruption and Cronyism (C4CENTER),
Malaysia
ChinaAid
Commonwealth Human Rights Initiative
Freedom House
Gerard Noodt Foundation for Freedom of Religion or
Belief
Giulio Terzi, former Minister of Foreign Affairs,
Italy
Global Committee for the Rule of Law – “Marco
Pannella”
Human Rights Commission of Pakistan
Human Rights in China (HRIC)
Human Rights Without Frontiers International
Hudson Institute, Center for Religious Freedom
Internet Law Reform Dialogue (iLaw), Thailand
League for the Defence of Human Rights in Iran
(LDDHI)
Mouvement Lao pour les Droits de l'Homme
Odhikar, Bangladesh
Philippine Alliance of Human Rights Advocates
(PAHRA)
Rafto Foundation for Human Rights, Norway
Stefanus Alliance International
Taiwan Association for Human Rights
Unified Buddhist Church of Vietnam, Viện Hóa Đạo
Unified Buddhist Church of Vietnam Overseas in the
USA
World Movement for Democracy
No comments:
Post a Comment