Ngày
27 tháng 12, 2015, Nguyễn Sinh Hùng chấm dứt chuyến đi mang nhiều màu sắc Lê
Chiêu Thống. Câu hỏi được đặt ra là Nguyễn Sinh Hùng đã nhân danh Quốc Hội ký kết
gì trong thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung
Quốc để mua chuộc sự đỡ đầu của Bắc Kinh cho những nhân sự thân Tàu chiếm ghế
quyền lực trong đại hội đảng XII?
*
Bế mạc
hội nghị Trung Ương 13, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố "Thời gian từ nay đến
Đại hội (20-28/1/2016) không còn nhiều, còn không ít việc quan
trọng phải làm" (1). Một trong những việc quan trọng, cực kỳ quan
trọng, đó là ngay lập tức cử một đồng chí thân Tàu sang Bắc Kinh "cầu viện"
để được thiên triều hỗ trợ, gia tăng nội lực cho cuộc giành ghế cai trị đất nước
Việt Nam.
Do đó,
mà Hội nghị TƯ 13 vừa chấm dứt vào chiều 21/12, trong thời điểm của những ngày
cuối năm, sáng 23 tháng 12, Nguyễn Sinh Hùng đã cùng một đoàn tùy tùng khăn gói
đi sứ sang Tàu cầu viện.
Nguyễn
Sinh Hùng là chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN. Trên nguyên tắc thì Quốc hội là
cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất của nước. Do đó, Tàu cộng có thể nói rằng... tụi Việt Nam đã cữ người
đại diện cao nhất của nước chúng sang đây để xin phép sự phê chuẩn
của đảng ta về nhân sự lãnh đạo 90 triệu dân chúng nó!
Thế là
tên chủ tịch của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam đã qua gặp
Tổng Bí Thư tàu cộng Tập Cận Bình và trở về với nhiều "kết quả quan trọng"
(2).
"Kết
quả quan trọng" thật sự là gì thì đó là một điều bí mật, chỉ có các đồng
chí thân thiết với Tập Cận Bình tại Bắc Bộ phủ mới biết rõ. Nhưng trước mắt, dựa
vào thông tin của lề đảng thì điều mà kẻ đang nắm quyền đại diện dân đã đạt được
cho chuyến đi chầu (và có thể công bố ra công chúng) là:
1.
Hai bên nhất trí khẳng định coi trọng tình hữu nghị truyền thống mà Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối khác của
hai nước đã dày công vun đắp.
Tức là
quan hệ 16 vàng 4 tốt vẫn phải đời đời bền vững.
2.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại ý kiến của Tổng bí thư, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội kiến chiều 23/12 khẳng định, hai bên còn
tồn tại những bất đồng không thể giải quyết được trong một sớm một chiều.
Tức là
những gì Tập Cận Bình đã nói, được người đại diện cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của Việt Nam tái khẳng định và xem như khuôn vàng thước ngọc.
Và theo
truyền thông lề đảng: "Một trong những kết quả nổi bật của chuyến
thăm là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung
Quốc Trương Đức Giang đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và
Nhân đại toàn quốc Trung Quốc."
Giống
như... mật nghị Thành Đô, kết quả thì rất nổi bật những nội
dung thì rấtchìm lĩm. Lần này Nguyễn Sinh Hùng cũng đã... bút sa gà chết
ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc
và dân ta lại một lần nữa không biết trước lẫn biết sau, ông đảng viên cộng sản
này đã nhân danh 90 triệu người dân ký cái gì với quân xâm lược.
Bởi vì,
như thông lệ... thành đô, nội dung của thỏa thuận giữa quốc hội 2 nước nhưng đó
lại là chuyện riêng, chuyện nội bộ, mua bán, đổi chát giữa hai đảng cộng sản,
nhân dân Tàu lẫn Việt không có quyền được biết.
Đặc biệt
trong chuyến đi chầu này, Nguyễn Sinh Hùng đã đến Thiều Sơn, Hồ Nam, với "Vòng
hoa của Đoàn mang dòng chữ “Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam Nguyễn Sinh Hùng kính viếng” và "kính cẩn nghiêng
mình trước tượng Chủ tịch Mao Trạch Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ vĩ đại đã khai sinh ra Nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa." (3)
Ngày 27
tháng 12, 2015, Nguyễn Sinh Hùng chấm dứt chuyến đi mang nhiều màu sắc Lê Chiêu
Thống. Câu hỏi được đặt ra là Nguyễn Sinh Hùng đã nhân danh Quốc Hội ký kết với
Bắc Kinh những gì trong thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại
toàn quốc Trung Quốc để mua chuộc sự đỡ đầu của Bắc Kinh cho những nhân sự thân
Tàu chiếm ghế quyền lực vào đại hội đảng XII?
29.12.2015
_____________________________________
Chú
thích:
No comments:
Post a Comment