“Trước sau gì thì người
Nga cũng sẽ lừa được Mỹ thôi”
Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ
30/03/2025
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/03/1-81.jpeg
Putin
(trái) sẽ không từ bỏ mối quan hệ thân thiết của Nga với Trung Quốc vì Trump,
ông Münkler nói. Nguồn: picture alliance/ AP Photo
Nhà
khoa học chính trị Herfried Münkler mong đợi những quyết định cơ bản về sự tham
gia của Đức vào vũ khí hạt nhân sẽ sớm được đưa ra. Ở châu Âu, ông nhận ra
một trong năm cường quốc toàn cầu đang đấu tranh giành ảnh hưởng. Tổng thống
Trump và nhóm của ông không có ý tưởng chiến lược nào và đang hành động theo cảm
tính, có thể thay đổi mỗi ngày: “Họ sẽ thất bại thảm hại vì điều này”.
***
NTV:
Ông Münkler, Châu Âu phải xoay xở trong một thế giới có căng thẳng địa chính trị
ngày càng gia tăng. Theo ông, ai là người gây ra mối đe dọa lớn nhất hiện nay –
Tổng thống Nga Vladimir Putin hay người đồng cấp Hoa Kỳ Donald Trump? Hay chúng
ta đang bỏ qua nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình?
Herfried
Münkler: Nếu
chúng ta nghĩ về điều đó trong lúc này thì Trump là người gây ra nhiều bất ổn
nhất. Nếu nhìn vào cấu trúc dài hạn hơn, Tập Cận Bình và Vladimir Putin cần phải
được tính đến. Ba nước này đều đang nhắm vào EU. Có thể là muốn phân chia nó hoặc
tách nó ra một phần nào.
Xét
về góc độ địa chính trị, châu Âu hiện đang ở thế kẹp chính giữa. Đây chính là
viễn cảnh kinh hoàng của địa chính trị. Một mặt, châu Âu đang bị Putin quấy rối,
đe dọa và bắt nạt. Mặt khác, châu Âu cũng đang lo sợ trước lời đe dọa của Trump
về việc khép lại chiếc dù bảo vệ của Mỹ dành cho châu Âu hoặc làm cho nó đầy lỗ
hổng đến mức không còn thực hiện được những gì mà nó được cho là phải làm nữa.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/03/1-82-1024x683.jpeg
Ông
Herfried Münkler là một trong những nhà khoa học chính trị nổi tiếng nhất của Đức,
ông đã giảng dạy tại Đại học Humboldt ở Berlin, trong nhiều thập niên. Trong cuốn sách “Quyền
lực trong quá trình chuyển đổi”, ông viết về vai trò mới của Đức ở châu Âu và
những thách thức địa chính trị của thế kỷ 21. Nguồn: Picture alliance / SZ
Photo
*
NTV: Nếu
chúng ta nhìn vào Hoa Kỳ: Hình ảnh gần như mang tính biểu tượng của lễ nhậm chức
là Trump và hàng ghế sau ông là hầu hết các tỷ phú công nghệ hiện đang thống trị
ngành này. Liên minh này có thể trở nên nguy hiểm đến mức nào, ngay cả đối với
người châu Âu?
Herfried
Münkler: Hiện
tại, điều này rất nguy hiểm vì Elon Musk được Trump giao nhiệm vụ có lẽ không
phải để phá hủy bộ máy chính phủ Hoa Kỳ, mà là phải giảm thiểu nó đến mức không
còn có thể thực hiện được những gì đã làm trước đây nữa. Đối với Trump, việc điều
hành bằng dòng tweet thay thế cho nhà nước dân chủ theo hiến pháp, vốn có những
rào cản đặt ra giới hạn cho những gì có thể và nên được thực hiện trong một nền
dân chủ.
Trên
thực tế, pháp quyền và hiến pháp quy định rằng, chúng ta không được phép làm một
số việc nhất định, ngay cả khi phần lớn chúng ta muốn làm. Tuy nhiên, Trump lại
có ý tưởng điều hành đất nước trực tiếp. Ông ta không chấp nhận bất kỳ sự trung
gian nào để truyền đạt ý tưởng từ cấp trên xuống các cộng đồng có liên quan.
Ông được hưởng lợi từ các tỷ phú công nghệ sở hữu nền tảng. Lễ nhậm chức của
Trump là một cái nhìn thoáng qua về tập hợp quyền lực mới.
*
NTV: Ông
có nghĩ rằng nền dân chủ Hoa Kỳ sẽ tồn tại sau chuyện này không, hay một chế độ
đầu sỏ có thể xuất hiện ở đó?
Herfried
Münkler: Đó
chính là câu hỏi. Chúng ta đang chứng kiến cuộc đụng độ giữa Trump, người cai trị bằng sắc
lệnh dựa trên quyền lực tối cao của tổng thống, tóm lại là bỏ qua vai trò của
Quốc hội. Đối thủ của ông là cơ quan tư pháp, nơi liên tục hủy bỏ các sắc lệnh.
Người
ta vẫn phải chờ xem Trump tự tin đến mức nào về việc tiếp tục cai trị mà không
quan tâm đến phán quyết của tòa án, như ông đã làm gần đây trong một số vụ trục
xuất. Chắc chắn, nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump có mục đích lớn hơn nhiệm
kỳ đầu tiên là phá hủy nền pháp quyền dân chủ như một sự hạn chế ý muốn của người
có quyền lực ở cấp cao nhất.
*
NTV: Liệu
Trump có phải nắm quyền kiểm soát bộ máy cảnh sát để qua mặt tòa án và làm những
điều mà ông ta thật sự bị cấm làm không?
Herfried
Münkler: Có
thể không phải toàn bộ bộ máy cảnh sát, mà là một bộ phận nào đó. Người ta có
thể cho rằng một số người gần gũi với ông ta về một số vấn đề, vì khả năng tiếp
cận luật pháp của họ cũng bị cản trở bởi pháp quyền.
Có
một lối diễn giải là: Cảnh sát có thể hành động tốt hơn nếu họ không bị các thể
chế, đặc biệt là tòa án, ngăn cản. Nhưng đây là vấn đề quyền lực, ai kiểm soát
được công cụ quyền lực nào và kiểm soát đến mức nào.
Thật
khó để dự đoán chuyện này sẽ kết thúc thế nào. Nhưng Trump đã loại bỏ một số sĩ
quan quân đội trước đó, thay thế họ bằng những người mà ông tin tưởng. Trump
đang nhắm tới mục tiêu kiểm soát các thể chế.
*
NTV: Các
hành động của Trump gây ra những nguy hiểm gì cho người châu Âu?
Herfried
Münkler: Tôi
muốn nói đến tính không thể đoán trước của nó. Nếu có một điều chắc chắn về
Trump thì đó là không rõ ông ấy sẽ làm gì vào ngày hôm sau. Liệu ông ta có rút
lại những gì mình đã đưa vào thế giới ngày hôm qua bằng một tư thế lạ thường
như vậy không. Ông ta thích viết sắc lệnh của mình bằng bút dạ đậm và sau đó
trình bày cho mọi người xem. Ngày hôm sau, ông ta rút lại chúng.
Chúng
ta đã quan sát thấy điều này trong vấn đề thuế quan đối với Mexico và Canada.
Đây là một tình huống khó xử đối với người châu Âu vì họ không biết liệu họ có
nên xoa dịu ông ta bằng cách không khiêu khích ông ta hay không. Hay sẽ đúng
hơn nếu phản đối ông ta một cách quyết liệt?
*
NTV: Liệu
việc đối phó với Trump có thể được tóm tắt trong một chiến lược chung không?
Herfried
Münkler: Những
tuyên bố của các chuyên gia về Trump cũng mâu thuẫn với nhau. Có người nói: Ông
ta ghét nhất là những người yếu đuối và khiêm nhường. Và ông ta tôn trọng những
người tiếp cận ông bằng sự rộng lượng và quyết tâm. Ví dụ, điều đó có nghĩa là
người châu Âu nên đối phó với ông ta một cách mạnh mẽ và nói: Được rồi, chúng
tôi sẽ hủy bỏ các máy bay chiến đấu của Mỹ.
*
NTV: Ông
đang nói đến 35 máy bay phản lực F-35 mà Đức đã đặt hàng từ một công ty quốc
phòng Hoa Kỳ cách đây không lâu, được tài trợ bởi quỹ đặc biệt.
Herfried
Münkler: Những
người khác lại nói rằng, bạn phải nịnh nọt và vuốt ve ông ấy. Trump có hai mặt.
Bạn không bao giờ có thể dự đoán được ông ta sẽ đứng về phía nào, phía nào sẽ
là phía quyết định vào ngày hôm đó khi đối mặt với một vị khách tại phòng Bầu Dục.
Emmanuel Macron và Keir Starmer, với tư cách là Tổng thống Pháp và Thủ tướng
Anh, đã cố gắng gây ảnh hưởng tới ông bằng các phương pháp thân thiện. Nhưng
không thể nói rằng điều này gặt hái kết quả gì.
*
NTV: Các
cố vấn chính trị thân cận với Trump mô tả những rào cản khi cố gắng nói chuyện
với ông ta về địa chính trị. Ông ta ngừng nghe sau hai phút. Ông ta thật sự
không có kế hoạch gì sao? Hay những người khác, những người như J.D. Vance, lập
kế hoạch và đưa Trump tiến lên như một chiếc xe ủi đất?
Münkler: Có lẽ người ta cũng
có thể nói điều tương tự về mối quan hệ của Trump với Phó Tổng thống Vance.
Trump chỉ quan tâm đến các thỏa thuận. Ông ta không thật sự quan tâm đến các vấn
đề địa chính trị.
Có
hai khả năng: Hoặc là ông ta không hiểu chúng. Hoặc ông ta hiểu rất rõ điều đó,
nhưng cũng cảm thấy rằng chiến lược thể hiện sự hạn chế các lựa chọn của ông ta
khi nói đến việc thực hiện giao dịch. Điều này có nghĩa là, về cơ bản Trump
đang hành động theo ý thích. Người ta cũng có thể nói: Tùy theo cơ hội, tùy
theo lợi ích và lợi dụng tình hình.
*
NTV: Điều
rõ ràng, bất chấp mọi hành vi thất thường là Trump đang ve vãn Putin để đưa Nga
ra khỏi khối liên minh với Trung Quốc. Việc này sẽ khó khăn đến mức nào?
Herfried
Münkler: Vance
và trên hết là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đang theo đuổi một chiến lược nhằm
đạt được mục tiêu tương tự như những gì Henry Kissinger đã làm với tư cách là cố
vấn an ninh Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1970. Vào thời điểm đó, Kissinger đã cố gắng
đưa Trung Quốc ra khỏi vị trí gần gũi với Liên Xô và định vị nước này như một
thế lực đứng giữa Liên Xô và phương Tây.
Hiện
nay Vance và Rubio đang cố gắng đưa Nga ra khỏi mối quan hệ chặt chẽ với Trung
Quốc vì Trung Quốc là thách thức chính đối với vị thế bá quyền của Hoa Kỳ.
Nhưng Hoa Kỳ sẽ mất đi người châu Âu vì họ sẽ tăng cường liên lạc với Trung Quốc
để thành lập một liên minh đối kháng.
*
NTV: Với
Trung Quốc?
Herfried
Münkler: Các
giá trị chung giữa châu Âu và Hoa Kỳ không còn như trước nữa, khi chúng ngăn cản
sự xích lại gần hơn với Trung Quốc. Toàn bộ sự kiện này sẽ là một trò chơi
chính trị giữa năm cường quốc: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Châu Âu, Nga và Ấn Độ. Trò
chơi này sẽ không còn được chơi theo trật tự dựa trên luật lệ nữa, mà sẽ dựa
trên sức mạnh.
*
NTV: Liệu
Hoa Kỳ có gặp bất lợi gì nếu họ mất người châu Âu không?
Herfried
Münkler: Nếu
không có người châu Âu, người Mỹ đột nhiên không còn mạnh như họ tin rằng họ
đáng mạnh nữa. Liệu tranh chấp kinh tế với Trung Quốc vẫn có thể thắng được
không? Tôi nghĩ họ không thể thắng nếu không có người châu Âu.
Và
họ cũng không thể tạo ra nhiều tác động kinh tế đối với người Nga. Trước sau gì
thì người Nga cũng sẽ lừa được Mỹ. Người Nga sẽ không từ bỏ mối quan hệ chặt chẽ
với Trung Quốc.
Chính
quyền của Trump gồm những người chỉ nghĩ đến ngắn hạn, không có ý tưởng dài hạn
và trên hết là không có ý tưởng chiến lược. Họ không biết ý nghĩa của việc có
thể phản ứng với một đối tác có ý chí riêng, có quân bài riêng và có những quân
cờ riêng trên bàn cờ chính trị lớn. Họ hành động theo cảm tính khác nhau, thay
đổi theo từng ngày. Vì vậy, những người trong chính quyền Trump sẽ thất bại.
*
NTV: Nếu
châu Âu thật sự hợp tác với Trung Quốc trên từng điểm cụ thể, liệu có rủi ro
không, đặc biệt là đối với nền dân chủ?
Herfried
Münkler: Đương
nhiên rồi. Nếu bạn xem xét năm cường quốc mà tôi đã liệt kê, thì người Ấn Độ
tuyên bố họ là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Nhưng nền dân chủ này được đặc
trưng bởi chủ nghĩa dân tộc Hindu hiếu chiến của Thủ tướng Narendra Modi.
Trong
số năm cường quốc này, châu Âu, mặc dù không phải tất cả các quốc gia châu Âu,
là thành trì của nhà nước dân chủ lập hiến. Người châu Âu phải biết: Việc lập
liên minh với một trong bốn cường quốc khác có giới hạn về thời gian và phạm vi
không phải như một cuộc hôn nhân vì tình yêu. Sự hợp tác này chỉ giới hạn ở những
lợi ích nhất định có thể tồn tại cùng nhau trong một thời gian.
Người
châu Âu sẽ có xu hướng liên minh tùy tiện với Hoa Kỳ và các cường quốc khác về
một số vấn đề nhưng không liên quan đến những vấn đề khác.
*
NTV: Để
có thể đối đầu với các cường quốc khác một cách tự tin hơn, người châu Âu sẽ phải
tự tổ chức phòng thủ một cách độc lập. Ai có thể đóng vai trò lãnh đạo ở đây?
Herfried
Münkler: Cấu
trúc mới có thể có đã cho thấy rồi. Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của
Tam giác Weimar – Pháp, Đức, Ba Lan – cộng với Ý thường xuyên gặp nhau. Tây Ban
Nha có thể tham gia, và đặc biệt là Anh với tư cách là thành viên NATO, mặc dù
không còn ở EU nhưng đang tiến gần hơn đến EU.
Đây
sẽ là những thế lực tiếp quản chính sách đối ngoại và an ninh của châu Âu trong
tương lai, dù là ở cấp độ NATO hay EU. Họ có thể mời các quốc gia khác tham
gia, nhưng phải quyết định theo đa số. Đó là vấn đề của Liên minh châu Âu: Các
vấn đề chính được quyết định bằng sự nhất trí. Mỗi nước có quyền phủ quyết. Ở cả
Liên minh châu Âu và NATO, các quyết định trong tương lai sẽ phải được đưa ra
theo đa số thay vì theo sự nhất trí. Các cường quốc hàng đầu châu Âu sau đó sẽ
phải thống nhất về việc, ai sẽ là Tổng tư lệnh của NATO. Sẽ không còn chỉ huy
là người Mỹ nữa. Trong hệ thống luân phiên, các nước châu Âu sẽ thay phiên
nhau.
*
NTV: Tuy
nhiên, có những lý do chính đáng để có một tổng tư lệnh NATO là người Mỹ.
Herfried
Münkler: Đây
là một vấn đề cũ của người châu Âu: Sự đố kỵ, ký ức lịch sử và chấn thương của
họ cho đến nay đã gợi ý nên chuyển giao vị trí quan trọng này của NATO cho Hoa
Kỳ để không một cường quốc đối thủ cũ nào có được vị trí này. Nếu họ vượt qua
được điều này và đồng ý bầu ra một tổng tư lệnh châu Âu, các quyết định khác sẽ
tương đối dễ dàng.
*
NTV: Người
châu Âu cần gì nữa để có thể tự bảo vệ mình?
Herfried
Münkler: Phải
có việc châu Âu hóa thành phần răn đe hạt nhân. Điều này còn hơn cả lời đề nghị
của Macron rằng người Đức có thể nằm dưới sự bảo vệ của Pháp. Người châu Âu cần
một biện pháp răn đe có sự tham gia của cả các nước cộng hòa Baltic, Ba Lan và
Romania. Nó cũng phải tinh vi hơn nhiều so với Force de Frappe của Pháp hoặc
quân đội Anh hiện đang có. Pháp và Anh hiện đã có vũ khí hạt nhân chiến lược.
Nhưng họ cần nhiều vũ khí hạt nhân chiến thuật hơn để hoàn thiện kho vũ khí hạt
nhân của mình.
*
NTV: Cho
đến nay, Pháp và Anh đã phần lớn từ bỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tại sao ông
nghĩ chúng là cần thiết?
Herfried
Münkler: Vũ
khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng trên chiến trường để ngăn chặn bước tiến
vì địa hình không thể vượt qua sau một cuộc tấn công. Mặt khác, vũ khí chiến lược
được sử dụng để chống lại toàn bộ thành phố, tức là những khu vực dễ bị tổn
thương nhưng không thể loại bỏ được của kẻ thù. Chúng ta tưởng tượng rằng, nếu
Putin bắt đầu một cuộc chiến tranh với Estonia vì có một nhóm thiểu số người
Nga đông đảo ở đó, thì ông ta sẽ không thể bị ngăn chặn bằng vũ khí hạt nhân
chiến lược.
*
NTV: Tại
sao không?
Herfried
Münkler: Bởi
vì rất khó có khả năng châu Âu sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược chống lại
Moscow hoặc Saint Petersburg để bảo vệ Estonia. Nếu một cuộc tấn công hạt nhân
được tiến hành nhắm vào Moscow, Nga sẽ trả đũa và xóa sổ Paris hoặc Berlin.
Trong
trường hợp như vậy, cần có vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn. Điều đó không
có nghĩa là chúng phải được sử dụng. Nhưng về mặt lý thuyết, chúng có thể được
sử dụng trên chiến trường và do đó đóng vai trò là biện pháp răn đe đáng tin được
trong cờ vua hạt nhân.
*
NTV: Liệu
nước Đức đã sẵn sàng cho cuộc tranh luận chưa?
Herfried
Münkler: Khi
đối mặt với những kịch bản kinh dị, với hàng trăm ngàn người chết, như những gì
tôi vừa mô tả, có một xu hướng là: Tôi sẽ nhắm mắt lại, bịt tai và thậm chí chặn
luôn cả khứu giác để không nhận thấy bất cứ điều gì cả. Trong chính trị Đức, mục
tiêu đã được đặt ra nhiều lần: Chúng ta sẽ xóa bỏ vũ khí hạt nhân. Nhưng bây giờ
chúng ta đang ở một thế giới khác. Chúng ta sẽ thấy vũ khí hạt nhân ở khắp mọi
nơi.
Người
Nga cũng biết họ có gì trong vũ khí hạt nhân của mình. Đây chính là nguồn sức mạnh
thật sự của họ. Không thể tưởng tượng được rằng người Nga sẽ cân nhắc từ bỏ điều
này.
Bình
Luận từ Facebook
No comments:
Post a Comment