Nguyễn Thông
27/03/2025
https://baotiengdan.com/2025/03/27/chuyen-doan-ky-1/
Đoàn
mà tôi nhắc trong bài này là đoàn thanh niên, thanh niên cộng sản, cánh tay đắc
lực của đảng. Họ còn gọi là cánh tay phải. Có phải cánh tay không, tay phải hay
tay trái, thú thực tôi không biết.
Hôm
qua 26.3, như thường lệ là ngày kỷ niệm sinh nhật đoàn. Năm nào cũng vậy, người
ta làm ầm ĩ lắm. Năm nay lặng hơn nhạt hơn, có lẽ do năm lẻ. Đoàn sinh ngày
26.3.1931 (thì nghe nói thế, chứ bịa ra một ngày nào có khó gì, ngày sinh ngày
chết còn bịa được cơ mà), tính đến 2025 tròn 94 niên. Xứ này rất lạ, 94 thì bị
coi là năm lẻ, nhưng 95 (năm sau đó) lại là năm chẵn. Không chỉ đoàn, mà với cả
đảng, nước, các idol đều được tính kiểu vậy.
Ở
một nước rất sính hình thức, thích hoành tráng cờ quạt, tượng to nhà lớn thì việc
tổ chức kỷ niệm này nọ quanh năm suốt tháng. Không lễ lạt chính trị, có khi lại
buồn, thiếu sinh sắc. Tốn tiền nhưng vui, quên đi cái nghèo. Về trò này, Triều
Tiên là nhất, xứ ta chưa đạt tầm.
Tôi
từng là đoàn viên. Nếu có huy hiệu tuổi đoàn (không cần kèm theo tiền như bên
huy hiệu đảng), tôi cũng xin một chiếc. 53 tuổi đoàn chứ ít ỏi gì. Sau này bị
ông giời khai trừ, trên tấm cáo phó sẽ đề “ông Nguyễn Mỗ, huy hiệu (bao nhiêu
năm) tuổi đoàn” chẳng hạn. Nói thế thôi, chứ đi đám hiếu, thấy ghi ông A bà B
huy hiệu 50, 60, 65, 70… năm tuổi đảng trước quan tài, cứ sao sao ấy. Tới chết
vẫn thích khoe. Chả biết diêm vương có chịu nhận.
Ấy
là vào tháng 3.1972, ngày 26. Đúng 53 năm rồi. Tôi được kết nạp đoàn. Trước đó,
sau tết Nhâm Tý vài ngày, đám tôi đi học lại. Thời trước nghỉ tết ngắn lắm. Lớp
10C trường cấp 3 Núi Đối (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng). Cuối giờ học, cái Phòng
bí thư chi đoàn gặp tôi, nói Thông Thông, ở lại tao bảo cái này. Tôi hết hồn,
chắc có chuyện gì, hay đứa nào mách thầy Mễ chủ nhiệm, mà mình đủ thứ tội.
Hóa
ra không phải, có cả thằng Thành nữa, cũng bị giữ lại. Cái Phòng nói, hai đứa
chúng mày phải vào đoàn, chúng tao bồi dưỡng rồi kết nạp, ngay đợt 26 tháng 3 tới.
Tôi giãy lên, tao không vào đâu. Phòng xua tay bảo, không được, không được, phải
vào. Thành, mày nói cho nó thủng đi.
Thành
bảo tôi, mày không vào cũng được. Lớp 8, lớp 9 không cần vào đoàn, nhưng lớp 10
cần. Tao nói cho mày biết, mày không vào đoàn, không phải đoàn viên, chúng nó
đ*o cho mày thi đại học đâu. Tao cũng đếch thích vào đoàn nhưng không muốn ở
nhà đi cày. Phòng gật gật, rằng, thằng Thành nói phải đấy, vào đi, vào đi.
Rồi
thằng Thành và tôi được kết nạp đoàn, ngay tại lớp sau giờ tan học. Chúng tôi
thề trước cờ đoàn, đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi tổ quốc cần, rồi hô
dõng dạc “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì lý tưởng cộng sản. Thanh niên anh
dũng tiến lên”. Cũng chẳng có huy hiệu, chả được ăn uống gì. Hớp nước cũng
không. Nhưng bắt đầu trưởng thành, là đoàn viên, và quan trọng nhất sẽ được thi
đại học.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/03/1-134.jpg
Ảnh: Lớp
8C, khi hầu hết chưa được kết nạp đoàn. Tôi đứng hàng sau cùng, mỏm phải. Bạn
Phòng hàng nhất, ngồi, thứ 3 từ trái sang. Thành khi ấy ở lớp khác.
Miền
Bắc năm xa ấy, người ta tụng câu “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu
từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” nhưng mặc nhiên coi chỉ có đứng
vào đội ngũ đoàn mới là trẻ.
Chủ
nghĩa lý lịch nặng lắm. Trong lý lịch cá nhân có mục “đảng viên, đoàn viên”,
không phải là người ta biết ngay, dứt khoát không được thi đại học hoặc trung cấp,
chứ đừng nói đến chuyện đi nước ngoài, được cất nhắc…
Riêng
đi bộ đội thì được. Nơi xương máu không phân biệt đoàn viên hay thanh niên thường.
(Còn
tiếp)
***
Nguyễn Thông
28/03/2025
https://baotiengdan.com/2025/03/28/chuyen-doan-ky-2/
Rốt
cục, Thành được kết nạp đoàn, là đoàn viên nhưng lại đi bộ đội, cùng đợt với thầy
Mễ chủ nhiệm, các bạn Như, Thảo, Tiến, Thanh, Sơn, Lĩnh, Biên tây… Tôi được
hoãn bởi anh ruột đang đánh nhau bên Lào rồi.
Tiễn
đưa nhau trong một ngày buồn, tháng 4.1972. Đoàn viên Thành vào mặt trận Quảng
Trị, cái cối xay thịt thành cổ hè 1972, may nhờ phúc ấm tổ tiên, ông bà phù hộ,
nên chỉ sứt mẻ trở về. Cứ mỗi lần nhắc tới đồng đội thành cổ, y mắt đỏ hoe,
khóc rưng rức.
Nhắc
tới đoàn, đừng quên tên của nó. Những năm 1960 – 1970, tên Đoàn thanh niên lao
động Việt Nam, bởi đảng sinh ra nó là Đảng lao động Việt Nam. Cha nào con ấy.
Giỏ nhà ai, quai nhà nấy. Nghe khá gần gũi, chả “cộng sản cộng siếc” xa lạ như
sau này.
Khi
tôi vào đoàn năm 1972, trước đó nó đã được đổi thành Đoàn thanh niên lao động Hồ
Chí Minh, sau khi cụ Hồ mất mấy tháng. Tới năm 1976, đất nước thống nhất, lại
có tên mới – Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đổi xoành xoạch. Người ta giải
thích rằng đổi để phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Cũng chả biết có
hay hơn không, chứ tôi thấy mới như cũ, có thêm chữ “cộng sản” vào, khô đoàn nhạt
đảng, nặng chính trị chính em, già bỏ cụ.
Nhớ
hồi đoàn thay tên năm 1976, ông anh tôi bảo, cứ Liên Xô có gì, tên gì, thì ta bắt
chước cái ấy, tên ấy. Nó có chính phủ/ thủ tướng thì ta copy chính phủ/ thủ tướng.
Nó đổi chính phủ thành hội đồng bộ trưởng/ chủ tịch hội đồng bộ trưởng, thì ta
lon ton đổi theo. Ông Phạm Văn Đồng từng đóng vai cả thủ tướng lẫn chủ tịch hội
đồng bộ trưởng, những gần 32 năm. Ông Phạm Hùng cũng là chủ tịch hội đồng bộ
trưởng chứ không phải thủ tướng, tới lúc chết (giữa tháng 3.1988).
Một
thời gian sau, Liên Xô đổi mới… như cũ, quay về tên chính phủ/ thủ tướng, ta
cũng chuyển mình đổi mới… như cũ. Đèn cù vòng quanh. Tên đoàn cũng đổi, na ná
đám Komxomon Liên Xô vậy. Anh tôi còn thắc thỏm, tao cứ tiếc cái tên có chữ
“lao động” thời Vũ Quang làm bí thư thứ nhất (ông này có bà vợ là diễn viên nổi
tiếng, đẹp lắm), vừa sát hợp, vừa chân thật, giản dị.
Lại
nhớ hôm được kết nạp đoàn, trở thành đoàn viên, thằng Thành thề xong, nói nhỏ
vào tai tôi, mày ạ, cũng chẳng sung sướng gì, “vào đoàn phải đóng thuế đoàn/ mỗi
hào một tháng vinh quang muôn đời”, tháng sau là phải nộp tô thuế rồi. Hồi ấy cửa
hàng ăn uống huyện ven sông Đa Độ do ông Kình phụ trách, phở không người lái chỉ
hai hào/bát, vậy mỗi tháng mất toi nửa bát phở không thịt.
Bài
hát không phải của đoàn mà hầu như đứa đoàn viên nào cũng thuộc, là bài “Tiến
lên đoàn viên”, nhạc sĩ Phạm Tuyên. Thử hỏi có mấy ai trải thời niên thiếu và
thanh niên ở miền Bắc những năm 1960 – 1970 lại không biết, không gắn bó với ca
khúc dễ thương này. Cứ sinh hoạt đội thiếu niên, đứa cầm càng lúc thì bài “Nguyễn
Bá Ngọc người thiếu niên dũng cảm” của Mộng Lân, lúc bài “Tiến lên đoàn viên”.
Nghêu ngao suốt, “Đây một mùa xuân trăm hoa hé tưng bừng, đây thời niên thiếu
hát ca vang lừng, khăn quàng đỏ tươi em đeo em mến yêu, quyết tâm luyện rèn cho
mình càng tiến thêm. Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày…”.
Tôi
cam đoan trăm đứa trẻ con khi đó phải tới 99 đứa thuộc bài tủ này. Đi tắm, đi
ngủ cũng “tiến lên đoàn viên:. Công nhận Phạm Tuyên tài, chỉ có điều ông say
sưa ca ngợi quá đà nên mất cả sự tỉnh táo.
Tôi
nói vậy, bởi qua rất nhiều lần xét giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà
nước, cụ nhạc sĩ này chỉ được chiếu cố ở mức giải nhà nước, ngay cả bài đinh
“như có bác Hồ” cũng bị vào hạng 2 (được giải nhà nước đợt đầu). Bài “Tiến lên
đoàn viên” thậm chí không được tính vào cụm tác phẩm tiêu biểu để xem xét giải
lần đầu. Lằng nhằng mãi, cụ nhạc sĩ cũng chán.
Tôi
nhớ lâu lắm rồi, mấy tờ báo đặt ra trường hợp Phạm Tuyên và việc xét giải thưởng.
Có báo nói toẹt rằng bất công, còn dư luận thì bảo do nhân quả. Một lần, tôi đọc
được lời tâm sự của cụ, rằng “Tôi không còn vui lắm. Tôi không vui vì có thể
khi trao giải cho tôi, người ta đã nghĩ, thôi thì trao cho ông ấy cái giải để
dư luận yên đi. Ở tuổi tôi, những hư danh, giải thưởng chẳng còn ý nghĩa nữa”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/03/2-64-1536x853.jpg
Ảnh:
Phạm Tuyên nhận “Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Nguồn: Internet
Rồi
cuối cùng, người ta cũng miễn cưỡng trao giải cụ Hồ cho ông nhạc sĩ già, vào
năm 2012, do Trương Tấn Sang ký, chả biết có phải một phần do nghe được lời
phàn nàn tâm sự kia không. Bài “Tiến lên đoàn viên” nằm trong cụm 5 tác phẩm được
giải Hồ Chí Minh, có lẽ xứng đáng nhất, chứ 4 bài kia rất xoàng (gồm: Những
ngôi sao ca đêm, Từ làng Sen, Đêm Cha Lo, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng).
Thế
mới biết chuyện xét giải ở xứ này nhiều khi rất cảm tính, hời hợt, định kiến,
nhố nhăng.
(Còn
tiếp)
***
Nguyễn Thông
01/04/2025
https://baotiengdan.com/2025/04/01/chuyen-doan-ky-3/
Sau
khi bản sơ yếu lý lịch ở mục “đảng viên, đoàn viên” được nắn nót chữ “đoàn
viên” mà không phải gian dối, sợ sệt, lo lắng gì nữa, tôi yên tâm nộp hồ sơ dự
thi, rồi chó ngáp phải ruồi, đậu.
Tháng
10.1972, thằng bé lặn lội lên tận tỉnh Hà Bắc, huyện Yên Phong, xã Yên Trung,
thôn Sát Thượng ven sông Cầu, nơi khoa Văn, trường Tổng hợp đang sơ tán ở đó, nộp
hồ sơ, giấy báo nhập học. Người ta cũng chả thèm xem lý lịch để biết cái đứa nhếch
nhác nhà quê kia có phải đoàn viên không, chỉ săm soi kỹ cái giấy cắt hộ khẩu
và phiếu chuyển lương thực. Khổ, đứa ranh ở nông thôn cả đời chỉ ăn bám thày
bu, lấy đâu ra lương thực mà chuyển, nhưng họ máy móc đặt ra quy định vậy, cứ
phải có phiếu chuyển thì mới được cấp tiêu chuẩn lương thực mới, tôi nhớ láng
máng 17kg/tháng. Tiền ăn (học bổng) 18 đồng/tháng.
Gọi
là tiêu chuẩn lương thực và học bổng nhưng có bao giờ thấy mặt nó đâu, bởi người
ta mặc nhiên giao hết cho phòng hành chính quản trị, cho nhà ăn, cho chị Thụy
anh Nghề. Được cái “nhà nước” thời đó rất sòng phẳng, nếu hè hoặc tết, sinh
viên về quê, cắt cơm, thì phần lương thực không nấu không ăn được quy ra tem
lương thực. “Mệnh giá” nhỏ nhất của tem lương thực là 25gr. Đám chết đói lại lấy
tem đó vào Thượng Đình hoặc ngã tư Sở mua bánh mì (phải có tem lương thực mới
mua được), cứ 200gr cộng 1 hào thì được một ổ; hoặc đổi bánh cuốn cho mấy chị
huyện Thanh Trì bán dạo trong các khu ký túc xá. Công nhận bánh cuốn Thanh Trì
ngon, khổ nỗi đói 24/7 thì thứ gì chả ngon. Gái Thanh Trì bán bánh cuốn cô nào
cũng được nước, có nhẽ do ăn nhiều bánh cuốn.
Từ
khi nhập học tới khi ra trường, tôi chả thấy ai kêu mình sinh hoạt đoàn. Bọn
sinh viên không khoái đoàn đội nên đứa nào cũng lờ đi. Tiếc cái công phấn đấu hồi
cuối năm lớp 10. Biết thế chả thèm vào, chả “đây một mùa xuân trăm hoa hé tưng
bừng” làm gì. Tới giờ tôi bặt không nhớ tí ti lớp mình có chi đoàn hay không, đứa
nào làm bí thư, trong khi nhớ rõ ai bị hắc lào, ai có xe đạp, cặp nào yêu nhau.
Đảng, bọn sinh viên còn nhìn bằng nửa con mắt, đoàn là thá gì.
Nhưng
có đoàn khoa, đoàn trường. Hệ thống chính trị nó vậy, cứ phải đủ ban bệ, tay phải
tay trái. Nhớ đoàn khoa năm đó bí thư là anh Nguyễn Xuân Liễu hình như K14 hoặc
K15, chữ viết bảng cực đẹp. Cứ có thông báo gì của đoàn khoa, đoàn trường là
bác Liễu lại lom khom tay phấn tay giẻ nắn nót vào cái bảng ngay gốc xà cừ gần
bể nước công cộng.
Có
lần tôi còn nhìn thấy bí thư đoàn trường trong hội diễn văn nghệ trường Tổng hợp
ở hội trường Mễ Trì, nghe người trong ban tổ chức (bây giờ gọi là MC) giới thiệu
“anh Nguyễn Tiến Võ, bí thư đoàn trường”, anh Võ ngồi cạnh thầy Nguyễn Đình Tứ
bí thư đảng ủy trường, đứng lên. Vỗ tay rào rào.
Chức
bí thư đoàn trường hồi ấy to lắm. Sau 1976 đám chúng tôi ra trường tung tóe đi
khắp nơi, vài năm sau đọc báo thấy đăng anh Nguyễn Tiến Võ về Ủy ban trung ương
MTTQ, hình như còn to nữa, từ bấy lờ mờ hiểu, muốn làm to phải chui vào đoàn.
Thì thầy Tứ cũng về Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, làm bộ trưởng, rồi từng
ủy viên bộ chính trị, chỉ có điều không kịp nhậm chức phút giây nào.
(Còn
tiếp)
1
comment
Đoàn
thanh niên, ban đầu lấy tên là Đoàn Thanh niên niên cứu quốc. Sau khi thành lập
Đảng Lao động mới đổi tên thành Đoàn TN Lao động.
***
06/04/2025
https://baotiengdan.com/2025/04/06/chuyen-doan-ky-4/
Đang
biên dở phần 4, trưa nay tôi đọc được trên các báo quốc doanh tin “sét đánh
ngang tai”, dĩ nhiên sét với đám dân bấy lâu ngây thơ “ơn đảng, ơn chính phủ”,
tin vào đội ngũ cán bộ. Sét rằng, Ủy ban Kiểm tra trung ương và Bộ Chính trị,
Ban Bí thư kỷ luật hàng loạt cán bộ cao cấp, trong đó có Trương Hòa Bình, cựu
Phó thủ tướng thường trực, cựu ủy viên Bộ Chính trị.
Tôi
kệ Bình, chả mắc mớ liên quan gì tới tay này, dù y là bạn thân của mấy người bạn
tôi, còn bạn nào thì khi khác tôi sẽ nói, họ đều là người đàng hoàng, kể tên ra
lúc này họ không phải đầu lại phải tai.
Trong
danh sách bị “lên đoạn đầu đài” ấy, tôi để ý tới một người, tên Nguyễn Văn Hiếu.
Mở Wikipedia thấy giới thiệu y là chính khách (rất kinh, xứ này nghe tới chính
khách là sợ lắm, tôi từng đùa thằng cháu họ làm trưởng thôn ở quê là chính
khách, nó giãy nảy), từng Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, Bí thư Thành ủy Cần Thơ,
Phó trưởng ban Tuyên giáo và dân vận trung ương (Phó cho ông AK47, sau khi hai
ban sáp nhập). Đưa Hiếu lên thang danh vọng, từng bước từng bước, có “công” của
Nguyễn Thiện Nhân, Trương Thị Mai, Nguyễn Văn Nên, Trần Tuấn Anh, tất nhiên cả
ông Trọng.
HÌNH
: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/2.jpeg
Ông
Nguyễn Văn Hiếu (giữa). Nguồn: Trung tâm báo chí Thành Đoàn
Xuất
phát điểm của Hiếu, như bao nhiêu cán bộ lãnh đạo rồi bị kỷ luật, thậm chí bị
đi tù, ở xứ này, là đoàn thanh niên, cán bộ đoàn. Hiếu từng làm bí thư Thành
đoàn, cũng như Tất Thành Cang làm bí thư Thành đoàn TP.HCM. Hoàng Thị Thúy Lan
(Vĩnh Phúc) cũng đi lên từ cán bộ đoàn. Võ Văn Thưởng và Trương Thị Mai từ đoàn
chứ đâu. Và nhiều lắm. Đoàn là cái tổ con tò vò.
Hôm
trước, tôi ngồi với ông anh họ, người từng giữ ghế kha khá của một công ty to
ngành dầu khí. Anh tôi làm quan nhưng vẫn tốt, tử tế. Gia sản bậc trung bởi làm
dầu khí mấy ai nghèo.
Anh
bảo, chú ạ, cái nước này, xã hội này bị hỏng, một phần do bọn cán bộ đoàn. Chẳng
hạn, TP.HCM, đô thị đầu tàu, mạnh mẽ như thế, mà suốt bao năm cứ ì ạch, xịch lụi,
không phát lên được, chủ yếu bị dẫn dắt bởi đám lãnh đạo nhảy lên từ cán bộ
đoàn. Những Cang, Phong (Nguyễn Thành Phong), Mãi (Phan Văn Mãi), kể cả Triết,
Nhân nữa, đã có “công” phá thành phố, chẳng những không làm nên trò trống gì ra
hồn, mà chỉ nói mồm là chính, phong trào là chính, kéo một thành phố năng động,
khá giả, giàu tiềm năng ngày càng đi xuống hoặc dậm chân tại chỗ.
Chúng
chỉ biết làm phong trào, lôi kéo thanh niên vào trò này trò nọ, học chính trị
cao cấp, lý luận suông, thề bồi kiên định đi theo chủ nghĩa xã hội, áp dụng mớ
hổ lốn vô tích sự ấy vào công việc thực tế, thì làm sao đẩy cuộc sống lên được.
Bọn đoàn, đại đa số chỉ được mỗi “phẩm chất chính trị” chứ không có gì khác. Mà
thứ chính trị ấy bị gói ghém trong sự ngoan ngoãn, dễ bảo, vâng lời, cun cút
làm theo lệnh trên, chứ có dám startup – khởi nghiệp bao giờ. Nó là cái bóng của
đảng, không hơn không kém. Phận bóng vật vờ, làm sao hay được.
Nghe
anh than, tôi chợt nhớ hôm trước đi ngang qua đám mấy ông sồn sồn dáng vẻ nhà
doanh nghiệp đang ngồi nhậu, thấy một ông vung cái muỗng lên gõ vào chiếc tô
inox, hát “Sài Gòn buồn lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi”. Chả biết họ có nghĩ tới
đám cán bộ đoàn góp phần gây nên nỗi buồn.
Anh
tôi hôm ấy bảo, cứ dẹp phăng cái quy chế đội hậu bị, cán bộ cấp chiến lược từ
đám đoàn, may ra xứ này mới khá lên được. Cứ chọn người tài mà dùng, đoàn đảng
chi cho rách việc. Phe đoàn thắng thì nhân dân bại.
No comments:
Post a Comment