50 năm từ khi Sài Gòn
sụp đổ, Việt Nam không thể hàn gắn bằng cách xóa bỏ một nửa quá khứ
Nghia M. Vo
- USA
Today
Trúc
Lam biên
dịch -
baotiengdan.com
03/04/2025
Lịch
sử không chỉ là ghi nhớ những chiến thắng. Để việc hòa giải có thể xảy ra,
chính quyền Hà Nội phải ngừng phân biệt đối xử với những người đã chiến đấu cho
miền Nam Việt Nam.
Tháng
4 đánh dấu 50 năm kể từ khi Sài Gòn sụp đổ, và những vết thương từ chiến tranh
Việt Nam vẫn còn đó ‒ không chỉ đối với những người Mỹ đã chiến đấu ở đó, mà
còn đối với những người đã mất tất cả khi chiến tranh kết thúc qua việc khai tử
miền Nam Việt Nam.
Đối
với những người đã cùng chiến đấu với người Mỹ, năm thập niên qua đã được định
nghĩa bằng sự phân biệt đối xử và chối bỏ dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Họ
không được vinh danh là cựu chiến binh mà bị đối xử như những kẻ phản bội hoặc
con rối của Mỹ.
Lịch
sử được viết bởi những người chiến thắng, nhưng một đất nước không thể thật sự
hàn gắn bằng cách xóa bỏ một nửa quá khứ của mình. Để hòa giải diễn ra, chính
quyền Việt Nam phải thừa nhận nỗi đau khổ của những người đã chiến đấu cho miền
Nam Việt Nam ‒ họ không phải là kẻ thù, mà là đồng bào của mình.
‘Chảy
máu nội thương của nước Việt Nam hiện đại’
Sự
sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã chấm dứt chiến tranh Việt
Nam.
Trong
khi các cựu chiến binh Bắc Việt được tôn vinh, những người đồng cấp của họ ở miền
Nam ‒ có tới khoảng 400.000 viên chức và sĩ quan trải qua nhiều năm trong các
trại cải tạo ‒ đã bị tước bỏ các quyền lợi, công việc ở các cơ quan chính phủ
và phẩm giá cơ bản của con người. Hàng trăm ngàn người khác đã bị đưa đến “các
khu kinh tế mới”, giống như trại cải tạo dành cho thường dân. Khoảng 2 triệu
thuyền nhân đã phải chạy trốn ‒ trong số đó có hơn 500.000 người đã chết hoặc mất
tích.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-11.jpeg
Quân
Cộng sản Bắc Việt bắt giữ những người lính VNCH vào ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn,
sau đổi tên thành TPHCM. Nguồn: AFP
Nhà
sử học Christopher Goscha cho rằng “sự chảy máu nội thương này của Việt Nam
thời hiện đại là bằng chứng cho thấy sự hòa giải dân tộc đã thất bại“.
Tài
sản của các cá nhân và của doanh nghiệp, đất đai và tài khoản ngân hàng đã bị tịch
thu. Các địa điểm tưởng niệm bị phá hủy, nghĩa trang bị xúc phạm, âm nhạc và hiện
vật văn hóa bị hủy hoại, và nông nghiệp đã được tập thể hóa dẫn đến một thập
niên đói kém hồi thập niên 1980.
Ở
một đất nước nghèo, nơi những người nghèo và người giàu cùng tồn tại, nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới, tự hào thể hiện dân chúng đều nghèo như
nhau, với những người nghèo mới nhất là người dân sống dưới chế độ cũ ở miền
Nam Việt Nam.
Với
các cựu chiến binh VNCH, chiến tranh chưa bao giờ kết thúc
Sau
khi Sài Gòn sụp đổ, 130.000 người đau khổ và mất hết tài sản, họ đã di tản tới
các nước khác. Những làn sóng người tị nạn khác đã tham gia cùng họ, làm gia
tăng quy mô của các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Họ làm việc chăm
chỉ, nhận một hoặc nhiều công việc chân tay để từ từ leo lên các nấc thang xã hội.
Họ gửi tiền về quê nhà để giúp đỡ những người thân nghèo khó.
Tại
khu thương mại lớn nhất của người Việt ở Nam California, Thống đốc George
Deukmejian đã mang các biển báo lối vào Little Saigon ở Quận Cam hồi năm 1988,
như một sự ghi nhận về sự đóng góp kinh tế của những người tị nạn. Các cộng đồng
Little Saigon khác đã xuất hiện trên khắp nước Mỹ, mang đến những thay đổi về ẩm
thực và văn hóa cho nước Mỹ.
Những
người tị nạn Việt Nam đã đấu tranh để bảo tồn nền văn hóa của họ và kỷ niệm sự
sụp đổ của Sài Gòn cũng như sự mất mát của những người đã hy sinh trong cuộc
chiến tranh giành tự do. Hiện nay, các đài tưởng niệm cộng đồng ở Mỹ thừa nhận
và khôi phục sự hiện diện của người dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến Việt
Nam.
Những
người miền Nam bỏ chạy sang Mỹ đã phát triển mạnh mẽ, xây dựng các doanh nghiệp
thành công, đóng góp cho học thuật và bảo tồn di sản của họ bằng những cách mà
họ không thể thực hiện được dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Thành công của họ là
bằng chứng cho thấy, niềm tin của họ vào nền dân chủ và thị trường tự do là
đúng đắn. Nhưng đối với những người còn ở lại Việt Nam, chiến tranh chưa bao giờ
thật sự kết thúc.
Quân
đội Cộng sản Bắc Việt bắt những người lính Việt Nam Cộng hòa và đưa họ đến trại
giam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn, bị đổi tên thành Thành phố Hồ Chí
Minh.
Chính
quyền Hà Nội chưa bao giờ nghiêm túc về việc hòa giải vì các cựu chiến binh
VNCH bị đối xử như những công dân hạng hai, họ không được hỗ trợ việc làm, hỗ
trợ kinh tế và xã hội. Ngay cả hiện tại, các nỗ lực hỗ trợ những cựu chiến binh
bị lãng quên này vẫn bị ngăn cản.
Hòa
giải là cụm từ được nói trên lý thuyết nhưng chưa bao giờ được thực hiện.
Thất
bại của Mỹ ở Việt Nam năm 1975 ‒ và ở Afghanistan năm 2021 ‒ đã chứng minh rằng,
sức mạnh quân sự đơn thuần không thể chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bạo
động. Hỏa lực có thể lật đổ chính phủ, nhưng không thể xây dựng xã hội ổn định.
Sai lầm của Mỹ là họ tin rằng, họ có thể áp đặt sự ổn định thông qua vũ lực, mà
không cần đầu tư dài hạn để xây dựng lại những đất nước bị tàn phá.
Khi
chúng ta suy ngẫm về kỷ niệm 50 năm ngày chiến tranh kết thúc, Mỹ nên ghi nhận
và hỗ trợ các cựu chiến binh VNCH, những người vẫn bị thiệt thòi ở nơi họ sinh
ra. Những người đàn ông này đã hy sinh mọi thứ để chiến đấu bên cạnh những người
lính Mỹ. Họ xứng đáng được ghi nhận, thay vì bị bỏ rơi. Chính quyền Hà Nội cũng
nên ngừng phân biệt đối xử với các cựu chiến binh này.
Lịch
sử không chỉ là ghi nhớ chiến thắng, mà lịch sử cần thừa nhận những phí tổn của
cuộc chiến, thừa nhận cuộc sống [của một số người] đã bị thay đổi vĩnh viễn ‒
và người dân vẫn đang chờ công lý.
______
Tác
giả:
Nghĩa M. Võ là bác sĩ đã về hưu, là nhà nghiên cứu độc lập và là tác giả chuyên
viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Sách của ông đã được xuất bản gồm “Thuyền
nhân Việt Nam năm 1954 và 1975-1992” (The Vietnamese Boat People, 1954 and
1975-1992), “Sài Gòn: Lịch sử” (Saigon: A History) và “Việt Nam của tôi, Việt
Nam của anh” (My Vietnam, Your Vietnam). Ông hiện đang sống ở Virginia, Hoa Kỳ.
*****
50 years after fall
of Saigon, Vietnam can’t heal by erasing half its past | Opinion
Nghia M. Vo
Opinion
contributor
Published
5:02 a.m. ET April 2, 2025 | Updated 10:38 a.m. ET April 2, 2025
History
is not just about remembering victories. For reconciliation to happen, the
Hanoi government must stop discriminating against those who fought for South
Vietnam.
VIDEO
:
April
marks 50 years since the fall of
Saigon,
and the wounds of the Vietnam
War remain
open ‒ not just for Americans who fought there, but also for those who lost
everything when the war ended in the death of South Vietnam.
For
those who fought alongside the United States, the past five decades have been
defined by discrimination and erasure under Vietnam’s communist regime. They
are not honored as veterans but treated as traitors or U.S. puppets.
History
is written by the victors, but a nation cannot truly heal by erasing half of
its past. For reconciliation to
happen,
the Vietnamese government must acknowledge the suffering of those who had
fought for South Vietnam ‒ not as enemies, but as fellow citizens.
‘Internal
hemorrhaging of modern Vietnam’
The
fall of Saigon on April 30, 1975, ended the Vietnam War.
Need
a break? Play the USA TODAY
Daily Crossword Puzzle.
Image
While
North Vietnamese veterans are celebrated, their southern counterparts ‒ as many
as 400,000 officials and
officers spent years in reeducation camps ‒ have been denied benefits,
government jobs and basic dignity. Hundreds of thousands others were sent to
“new economic zones,” the civilian
equivalent of the reeducation camps. About 2 million people fled
as boat people ‒
of which more than 500,000 died or disappeared.
Historian
Christopher Goscha suggests that “this internal hemorrhaging
of modern Vietnam was
proof that national reconciliation had been a failure.”
Private
and business properties, lands and bank accounts were confiscated. Memorial
sites were demolished, cemeteries desecrated, musical records and cultural
artifacts destroyed, and agriculture was collectivized leading to a decade
of famine into the 1980s.
In
a poor country where the haves and have nots once coexisted, the new Socialist
Republic of Vietnam proudly exhibited a uniformly poor populace, with the
newest poor being the citizens of the former South Vietnam.
For
former South Vietnamese veterans, war has never ended
After
Saigon fell, the 130,000 distraught
and dispossessed who evacuated landed on foreign soils. Other waves of
refugees joined them, swelling the size of Vietnamese enclaves worldwide. They
worked hard and took one or more menial jobs to slowly climb social ladders.
They sent money back home to help impoverished relatives.
In
the largest Vietnamese business district in Southern California, Gov.
George Deukmejian brought Little
Saigon exit signs to Orange County in 1988 as an acknowledgment of the
refugees' economic contribution. Other Little Saigon enclaves emerged
throughout the United States, bringing culinary and cultural changes to
America.
Opinion: HBO's
Vietnam War series 'The Sympathizer' proves Hollywood has come a long way
The
Vietnamese refugees fought for the preservation of their culture and the
commemoration of the fall of Saigon as well as the loss of those who died
fighting for freedom. Now, community memorials
in America acknowledge
and reinstate the
presence of the South Vietnamese into the Vietnam War.
The
South Vietnamese who fled to the United States have thrived, building
successful businesses, contributing to academia and preserving their heritage
in ways that would have been impossible under the communist Vietnamese regime.
Their success is proof that their belief in democracy and free enterprise was
not misplaced. But for those who remained in Vietnam, the war has never truly
ended.
Image
The
Hanoi government has never been serious about reconciliation as South Vietnamese
veterans languished as second-class citizens without job support, economic
and social help. Even today, efforts to support these forgotten veterans are
blocked.
Reconciliation
is a word spoken in theory but not practiced in reality.
The
U.S. failure in Vietnam in 1975 ‒ and in Afghanistan in
2021 ‒
proved that military strength alone cannot win wars of insurgency. Firepower
can topple governments, but it cannot build stable societies. America’s mistake
was believing that it could impose stability through force, without the
long-term investment needed to rebuild shattered nations.
As
we reflect on the 50th anniversary of the war’s end, the United States should
recognize and support those South Vietnamese veterans who remain marginalized
in their birthplace. These men risked everything to fight alongside U.S.
soldiers. They deserve recognition, not abandonment. The government of Hanoi
should also stop discriminating against these veterans.
History
is not just about remembering victories. It’s about acknowledging the costs of
war, the lives forever altered ‒ and the people still waiting for justice.
----------------
Nghia
M. Vo is a retired physician, independent researcher, and author specializing
in Vietnamese history and culture. His books include “The Vietnamese Boat
People, 1954 and 1975-1992,” “Saigon: A History” and “My Vietnam, Your
Vietnam.”
He lives in Virginia.
*
No comments:
Post a Comment