Lại sửa Quy hoạch
điện 8 - Gọt chân sao cho vừa giày?
BBC News Tiếng Việt
3
tháng 1 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp9ne8993zmo
Mất
4 năm khởi thảo, qua 7 lần sửa đổi, sau 8 tháng thực hiện, Quy hoạch điện 8 lại
phải tiếp tục điều chỉnh vì nhiều mục tiêu "không phù hợp".
Quy
hoạch điện 8, có tên đầy đủ là Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn từ
2021-2030, tầm nhìn đến 2030 (gọi tắt là PDP8), đặt mục tiêu nâng tổng công suất
phát điện của Việt Nam lên hơn 150GW vào năm 2030 từ mức 80GW cuối năm 2023.
Cơ
quan soạn thảo là Bộ Công thương từng phải miệt mài điều chỉnh bản quy hoạch
này cho phù hợp với cam kết đột ngột của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào năm 2021
tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021
(COP26), theo đó Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Được
thông qua vào tháng 5/2023, nhưng phải mất một năm sau mới có kế hoạch thực hiện,
tức tháng 4/2024, chỉ sau 8 tháng thực hiện, Bộ Công thương lại một lần nữa tất
bật soạn thảo dự thảo sửa đổi PDP8 để kịp trình chính phủ vào cuối tháng
2/2025.
Vì
sao phải sửa?
Lý
do được Bộ Công thương đưa ra là do cung ứng điện giai đoạn 2025-2030 hết sức
khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện khi các dự án được phê duyệt đều chậm tiến
độ.
Về
điện khí, PDB8 phê duyệt 23 dự án đến năm 2030 nhưng đến nay mới chỉ một nhà
máy vận hành là Nhiệt điện Ô Môn 1.
Ngoại
trừ Nhơn Trạch 3 và 4 hiện đang được xây dựng và dự kiến vận hành vào tháng
5/2025, các dự án còn lại (Lô B, Cá Voi Xanh, Hiệp Phước 1, Cà Ná, Nghi Sơn...
) khó hoàn thành trước 2030, dẫn tới nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng, đặc biệt
là ở miền Bắc.
Về
điện than, PDP8 dự kiến đến năm 2030 sẽ vận hành 3.380 MW và sau đó ngưng phát
triển theo cam kết với quốc tế để đạt 'net zero' (phát thải ròng bằng 0) vào
năm 2050.
Thế
nhưng, các dự án điện than được phê duyệt cũng chậm tiến độ do thiếu vốn cũng
như các địa phương không đồng thuận.
Lý
do là các địa phương ngại mang các dự án ô nhiễm môi trường về, còn các nhà đầu
tư đang chuyển dần sang các dự án năng lượng sạch.
Với
thủy điện, theo quy hoạch, tổng công suất đến năm 2030 là 29.346 MW, nhưng dung
lượng cho thuỷ điện hiện không còn nhiều.
Trong
khi đó, với năng lượng tái tạo, Bộ Công thương cũng cho rằng khó đạt được quy
mô công suất theo quy hoạch đề ra.
Công
suất điện gió được đặt ra trong PDP8 là 21.880 MW (điện gió trên bờ và gần bờ)
và 6.000 MW (điện gió ngoài khơi). Công suất điện mặt trời năm 2030 dự kiến đạt
mức 20.591 MW.
Trong
những năm gần đây, Việt Nam đã tìm cách phát triển năng lượng sạch hơn nhưng
các mục tiêu phát triển điện gió ngoài khơi và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)
đang gặp rủi ro do các rào cản pháp lý cũng như về giá bán điện.
Do
các rào cản này, hàng loạt tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới mới đây đã
tuyên bố rút khỏi thị trường năng lượng sạch Việt Nam, trong đó có Enel của Ý,
Equinor của Na Uy và Orsted của Đan Mạch.
Cuối
tháng 11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt
nhân Ninh Thuận sau nhiều năm trì hoãn.
Cùng
với đó, Luật Điện lực (sửa đổi) quy định một số chính sách phát triển điện hạt
nhân cũng được Quốc hội thông qua, tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện thực hoá chủ
trương này.
Tuy
nhiên, hiện chưa rõ bản quy hoạch điện sửa đổi lần này có đưa điện hạt nhân vào
hay không.
Sẽ
mở tối đa?
Dự
thảo PDP8 sửa đổi hứa hẹn sẽ phá bỏ các rào cản cho điện chạy bằng LNG, điện
rác và điện mặt trời mái nhà.
Về
điện khí LNG,
sẽ có cơ chế giá chuyển tiếp và cam kết mua tối thiểu sản lượng điện, giúp đẩy
nhanh các dự án.
Một
nghị định đang được Bộ Công thương soạn thảo, dự định ban hành tháng 2/2025, về
vấn đề này.
Về
điện mặt trời mái nhà,
các điều khoản đang được soạn thảo để tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình này
tại các khu công nghiệp.
Với
thuỷ điện,
sẽ bổ sung thêm các dự án thuỷ điện vào PDP8, ưu tiên các hồ thủy điện có lưới
điện sẵn có.
Trong
khi đó, về điện rác, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long khẳng định
"tinh thần chung sẽ mở ra tối đa, các địa phương có nhu cầu, đề xuất thì Bộ
Công thương sẽ ủng hộ", theo báo Người Lao động.
Công
suất điện rác cả nước tới 2030 nêu trong PDP8 hiện nay mới chỉ khoảng 2.200 MW.
Theo
Báo Giao thông, nhiều địa phương đề xuất tăng công suất nguồn điện mặt
trời và điện rác để bổ sung vào PDP8 điều chỉnh.
Chẳng
hạn, Kiên Giang đề xuất được đưa vào quy hoạch thêm 20 MW điện rác, 1.600 MW điện
gió trong khi Thái Nguyên đề nghị bổ sung thêm 10 MW điện rác và 200 MW điện mặt
trời.
Các
tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Hải Phòng, Gia Lai, Lạng Sơn…
cũng đã đề xuất bổ sung thêm quy mô, công suất một số nguồn điện tái tạo.
Nhiều
lần 'gọt chân cho vừa giày'?
Những
trì hoãn trong việc xây dựng PDP8, sau đó là việc chỉnh sửa nhiều lần kế hoạch
này, từng được cho là nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc thiếu hụt điện của Việt
Nam
Một
bài viết trên Nikkei Asia hôm 25/5/2024 của tác giả Toru Takahashi đã chỉ
ra điều này.
Mặc
dù PDP8 được phê duyệt vào tháng 5/2023, nhưng việc phê duyệt giai đoạn thực hiện,
bao gồm danh sách các dự án nhà máy điện và đường dây truyền tải, đã tiếp tục bị
trì hoãn một năm sau, tháng 4/2024.
Điều
này dẫn đến khoảng trống gần ba năm rưỡi kể từ thời điểm kết thúc bản quy hoạch
phát triển điện quốc gia giai đoạn trước đó, tức năm 2020.
Nikkei
Asia cho rằng sự chậm trễ này có nguồn gốc từ một "cam kết vội vàng"
mà ông Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của
Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) tại thành phố Glasgow, Scotland.
Tại
hội nghị, ông Chính tuyên bố Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào
năm 2050.
"Có
vẻ như ông Chính đưa ra cam kết như một màn gây chú ý về mặt chính trị mà không
tham vấn đầy đủ với EVN hoặc các bộ ngành liên quan," ông Takahashi dẫn nhận
định từ một nguồn tin người Nhật Bản am hiểu vấn đề này.
Việc
xây dựng PDP8 bị chậm trễ là do đại dịch, nhưng một dự thảo đã được công bố vào
tháng 2/2021 - chín tháng trước tuyên bố của ông Chính tại COP26.
Để
phù hợp với cam kết của ông Chính, Bộ Công thương và các cơ quan chính phủ khác
đã ráo riết sửa đổi toàn bộ PDP8.
Tuy
nhiên, điều đó không hề dễ dàng vì chính phủ phải kéo dài kế hoạch để bao phủ
30 năm tới thay vì 10 năm theo các bản thiết kế phát triển điện thông thường.
Kế
hoạch được sửa đổi kêu gọi tăng công suất phát điện lên từ 7 đến 9 lần vào năm
2050, đồng thời loại bỏ dần sản xuất điện than, nguồn năng lượng chính của đất
nước, cùng với thủy điện.
Bản
kế hoạch cũng cho thấy các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời sẽ chiếm
70% tổng công suất phát điện.
Nhưng
chính phủ cũng phải làm cho quy hoạch mới tương thích với bản cũ và giải thích
cách họ lấp đầy những thiếu hụt trong năng lượng tái tạo - vốn phụ thuộc thời
tiết - bằng các nguồn năng lượng ổn định, chẳng hạn như nhiệt điện chạy bằng
khí đốt.
Những
trục trặc này khiến PDP8 bị sửa đến bảy lần.
Thiếu
một chương trình quốc gia khiến việc xây dựng cơ sở hạ tầng bị đình trệ trong
khi nhu cầu điện năng tiếp tục tăng hơn 10% mỗi năm.
Hệ
quả là tình trạng thiếu điện nghiêm trọng xảy ra tại Việt Nam vào năm 2023.
Bàn
về lý do vì sao ông Phạm Minh Chính lại đề ra mục tiêu cao như vậy tại COP26,
bài viết trên Nikkei Asia chỉ ra đó là lỗi "ngụy biện tổng thể" - lý
do đưa ra các quyết định cá nhân là hợp lý nhưng xét theo góc độ tập thể lại
không phù hợp.
Sai
lầm này đã tạo ra khoảng trống trong hoạch định chính sách phát triển điện của
Việt Nam và hệ quả là các đợt cắt điện luân phiên vào năm 2023.
Nikkei
Asia cũng chỉ ra rằng nếu Việt Nam không phác họa được một bức tranh rõ ràng
hơn về cách các nhà đầu tư có thể thu hồi vốn thì sẽ khó thu hút giới đầu tư nước
ngoài hỗ trợ các dự án năng lượng.
Chẳng
hạn, công ty năng lượng Orsted của Đan Mạch đã hủy kế hoạch phát triển tại Việt
Nam vào năm 2023 với lý do thiếu minh bạch.
------------------------
Tin
liên quan
·
Việt Nam cân nhắc
khôi phục kế hoạch phát triển điện hạt nhân
13
tháng 9 năm 2024
·
Việt Nam tiếp tục
khủng hoảng điện do thủ tướng 'vội vàng'?
28
tháng 5 năm 2024
·
Điện hạt nhân Việt
Nam: Chọn đối tác nào và vì sao?
25
tháng 11 năm 2024
·
Vì sao các tập đoàn
nước ngoài rút khỏi dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam?
7
tháng 9 năm 2024
·
Việt Nam nhận 15 tỷ
USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
2
tháng 7 năm 2024
·
Điện hạt nhân Việt
Nam: Để tránh mắc kẹt vào công nghệ của một nước
26
tháng 11 năm 2024
No comments:
Post a Comment