Đế chế ma túy 5,6 tỷ
USD chu cấp cho chế độ Assad sẽ về đâu?
Emir Nader
BBC
Eye Investigations
22
tháng 12 2024, 13:36 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg4znq0y25ro
Khi
thủ lĩnh quân nổi dậy Ahmed al-Sharaa đến Damascus, phát biểu chiến thắng sau
chiến dịch thần tốc quét qua Syria lật đổ chế độ của Bashar al-Assad, một ý tứ
bị nhiều người bỏ qua. Đó là chuyện ông al-Sharaa đề cập đến một loại ma túy bất
hợp pháp xuất hiện tràn lan khắp Trung Đông trong thập kỷ qua.
"Syria
đã trở thành xưởng sản xuất Captagon lớn nhất thế giới," ông nói.
"Và
hôm nay, ân điển của Thượng Đế sẽ thanh tẩy Syria."
Không
phổ biến rộng rãi bên ngoài Trung Đông, Captagon là một viên nén gây nghiện, giống
như amphetamin, đôi lúc được ví như "cocaine của người nghèo".
Hoạt
động sản xuất Captagon bùng nổ giữa lúc nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh,
các lệnh trừng phạt và dòng người di cư đổ ra khỏi Syria.
Giới
chức các quốc gia láng giềng đã phải vật lộn để đối phó với nạn buôn lậu qua
biên giới một số lượng lớn Captagon.
Tất
cả bằng chứng đều cho thấy Syria là đầu mối chính của hoạt động buôn bán
Captogan bất hợp pháp, trị giá ước tính là 5,6 tỷ USD hàng năm (theo Ngân hàng
Thế giới).
Nhìn
vào quy mô sản xuất và phân phối viên nén Captogan, người ta nghi ngờ đó không
đơn thuần chỉ là hoạt động của các băng tội phạm mà là một ngành do chính chế độ
Assad điều hành.
Vài
tuần sau bài phát biểu của ông al-Sharaa (trước đây chủ yếu được biết tới với
biệt danh Abu Mohammed al-Jolani), đã xuất hiện những hình ảnh ấn tượng xác nhận
mối hoài nghi trên.
Lượng
lớn thuốc được phát hiện giấu trong các sản phẩm công nghiệp
Nhiều
video quay cảnh người Syria đột kích các bất động sản được cho là của người
thân ông Assad quay những gian phòng chứa đầy thuốc Captogan đang trong quy
trình sản xuất và đóng gói, được giấu trong các sản phẩm công nghiệp giả.
Những
video khác quay cảnh các viên thuốc này chất đống trong một cơ sở giống như là
căn cứ không quân của Syria và bị quân nổi dậy đốt cháy.
Tôi
đã dành một năm điều tra về Captagon để thực hiện một bộ phim tài liệu
cho BBC World Service, thấy được cách loại thuốc này ngày một phổ
biến hơn với giới trẻ giàu có ở các quốc gia vùng Vịnh như Ả Rập Xê Út cũng như
trong giai cấp cần lao ở nơi khác, ví dụ như Jordan.
"Khi
mới 19 tuổi, tôi bắt đầu xài Captagon và đời tôi bắt đầu xuống dốc,"
Yasser, một chàng trai trẻ đang cai nghiện trong một cơ sở cai nghiện tại thủ
đô Amman của Jordan, chia sẻ.
"Tôi
bắt đầu giao du với những người cũng sử dụng thứ này. Anh làm việc, sống mà
không có thức ăn, thì người anh thể nào cũng rệu rạo hết thôi."
Vậy
ông al-Sharaa và lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS) sẽ phải xử lý như thế nào
với một số lượng không nhỏ người ở Syria và các quốc gia Trung Đông khác bị
nghiện Captagon - khi họ có thể đột nhiên nhận ra "hàng" không còn nữa?
Bà
Caroline Rose, một chuyên gia về buôn lậu ma túy ở Syria từ Viện nghiên cứu New
Lines, nêu lo ngại về điều này:
"Tôi
sợ rằng họ sẽ quyết liệt truy quét nguồn cung mà không đưa ra biện pháp giảm bớt
nguồn cầu nào."
Bên
cạnh đó, một câu hỏi lớn hơn cũng được đặt ra: việc mất đi một ngành thương mại
béo bở như vậy tác động tới nền kinh tế Syria thế nào? Và khi những người đứng
sau ngành này dừng lại, ông al-Sharaa sẽ làm gì để ngăn chặn những kẻ tội phạm
khác chực chờ lấp đầy chỗ trống được để lại?
Cuộc
chiến ma túy ở Trung Đông
Captagon
bùng phát đẩy Trung Đông vào một cuộc chiến ma túy thực sự.
Trong
khi quay phim cùng quân đội Jordan tại biên giới sa mạc giáp Syria, chúng tôi
đã chứng kiến cảnh binh lính gia cố
hàng rào của họ và nghe tin đồng đội mình đã thiệt mạng do đấu súng với những kẻ
buôn lậu Captagon.
Họ
cáo buộc binh lính Syria bên kia biên giới giúp đỡ những kẻ buôn lậu.
Các
quốc gia khác trong khu vực cũng bị việc buôn bán thuốc này làm xáo trộn.
Trong
một khoảng thời gian, Ả Rập Xê Út đã đình chỉ nhập khẩu trái cây và rau củ từ
Lebanon vì nhà chức trách thường xuyên phát hiện các container vận chuyển đầy
trái cây, ví dụ như quả lựu, được khoét rỗng ruột và nhồi đầy các túi Captagon
dạng nén.
No comments:
Post a Comment