Bà
Phạm Thanh Nghiên tố cáo công an Việt Nam đàn áp xuyên quốc gia
RFA
2024.12.24
Cựu
tù nhân lương tâm (TNLT) Phạm Thanh Nghiên, người cùng gia đình sang tị nạn ở
Hoa Kỳ từ tháng 4/2023, tố cáo Công an thành phố Hải Phòng đã sách nhiễu người
thân của bà chỉ ít ngày sau khi bà lên sân khấu thay mặt ông Đỗ Nam Trung nhận
giải thưởng Nhân quyền Việt Nam năm 2024.
Cựu
TNLT Phạm Thanh Nghiên lên nhận Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2024 thay cho
TNLT Đỗ Nam Trung trong buổi lễ trao giải ở Houston ngày 15/12/2024
(Huỳnh
Anh Tú)
Ông Trung
là một trong ba khôi nguyên của giải thưởng do Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam
trao năm nay ở thành phố Houston, Texas vào ngày 15/12 vừa qua.
Đến
ngày 23/12, một công an khu vực phường Đông Hải 1, thành phố Hải Phòng đi kèm với
một sĩ quan an ninh đến nhà của gia đình chị ruột của bà đề nghị làm việc về hộ
khẩu.
Tuy
nhiên, được một lúc cán bộ an ninh lại quay sang hỏi thông tin về bà Nghiên như
công việc và địa chỉ ở Mỹ, cũng như cuốn sách 'Những mảnh đời sau song sắt' bà
viết hồi năm 2017. Bà bày tỏ với RFA hôm 24/12:
“Tôi
rất lo lắng cho người thân của tôi, cũng không biết là trong thời gian tới họ sẽ
làm gì. Vì ở trong nước phải đối mặt với nhiều rủi ro, nào là sách nhiễu,
khủng bố, bắt bớ, bị gây tai nạn thậm chí là bỏ tù hay là gây khó
khăn khác cho cuộc sống của mình.”
Sau
khi làm việc, công an lập biên bản và yêu cầu người chị ký nhưng không đưa bản
sao.
Bà
Nghiên cho rằng đây là hình thức đàn áp xuyên quốc gia bằng cách gây áp lực lên
người thân để buộc người đấu tranh phải câm lặng trước các bất công và vi phạm
nhân quyền ở trong nước.
Bà
đoán rằng sự việc xảy ra có thể do bà thường xuyên đưa tin về các vụ vi phạm
nhân quyền, cùng các bài viết chỉ trích Tổng Bí thư Tô Lâm không có những cải
cách thực sự mà ngược lại đang gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và đối
thủ chính trị.
Bà
Nghiên khẳng định vẫn sẽ lên tiếng cho sự thật và sẽ làm những gì cần phải làm,
khẳng định các hình thức khủng bố, sách nhiễu từ nhà cầm quyền từng làm nhiều
năm nay nhằm tạo áp lực buộc bà phải ngừng các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền
sẽ thất bại.
Phóng
viên gọi điện cho Công an quận An Hải và Công an thành phố Hải Phòng để tìm hiểu
về sự việc nhưng người trực điện thoại nói liên lạc với Công an phường Đông Hải
1. Tuy nhiên, phóng viên gọi điện nhiều lần cho công an phường nhưng không có
ai nghe máy.
Bà
Nghiên từng bị tuyên án 4 năm tù giam với tội danh "tuyên truyền chống Nhà
nước" hồi năm 2008, cho biết đây là lần thứ hai người thân bà bị sách nhiễu
từ khi bà qua Mỹ ngay trước chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Antony
Blinken.
Vào
giữa tháng 4 năm ngoái, hai chị ruột đến nơi ở trọ của gia đình bà để thu dọn
và trả lại căn nhà trọ, công an địa phương sau đó đến hạch sách và lập biên bản
vì cho rằng đã giúp đỡ em gái.
Bà
Nghiên cũng cho biết vào cuối tháng 5 vừa qua, bà nhận được một tin nhắn điện
thoại mời đi dùng bữa vào cuối tuần. Người mời tự giới thiệu tên Trọng, là cán
bộ an ninh của Bộ Công an và mới sang Texas du lịch.
Bà
từ chối với lý do không quen biết. Sau đó, bà đã báo cáo sự việc cho Cục Điều
tra Liên bang (FBI) và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
*
Cập nhật lúc 10 giờ 30 ngày 24/12:
- Thêm lời khẳng định của bà Phạm Thanh Nghiên
---------------------------------------------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
CIVICUS
đưa Thái Lan vào Danh sách Giám sát, đề cập đến vụ bắt ông Y Quynh Bdap
Thêm
bốn tổ chức nhân quyền kêu gọi Thái Lan trả tự do cho ông Y Quynh Bdap
Đàn
áp xuyên biên giới: Các chính phủ độc tài cố gắng bịt miệng các phóng viên bao
gồm Việt Nam
Cựu
TNLT Phạm Thanh Nghiên: Không có chỗ tá túc lâu dài ở Việt Nam
Người
Việt tị nạn biểu tình tại Bangkok: "Phản đối bắt cóc blogger Đường Văn Th
No comments:
Post a Comment