"Vãn
hồi hòa bình cho Ukraina bằng sức mạnh", Trump – Zelensky cùng chung chí
hướng ?
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 21/11/2024 - 15:27
Trong
trang quốc tế của các tờ báo Pháp ngày 21/11/2024, chiến tranh Ukraina, an ninh
của châu Âu, đe dọa hạt nhân của Nga, Donald Trump và những bước chuẩn bị để trở
lại Nhà Trắng làm lu mờ nguy cơ Cisjordanie của người Palestine bị Israel thôn
tính, thu hẹp những bài viết về các cuộc thảm sát ở châu Phi, hay hiện tượng
các rạn san hô đang chết dần chết mòn dưới tác động biến đổi khí hậu.
HÌNH
:
Tổng
thống Volodymyr Zelensky (T) và ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa Donald Trump tại
New York, Hoa Kỳ, ngày 27/09/2024. AP - Julia Demaree Nikhinson
Volodymyr
Zelensky nóng lòng đợi Donald Trump lên cầm quyền
Trump
trở lại Nhà Trắng, liệu có là một tin vui đối với Ukraina ? Nghe qua câu hỏi
này có vẻ ngớ ngẩn khi biết rằng, chính quyền Biden trên tuyến đầu ủng hộ Kiev
chống quân Nga xâm lược, trái lại tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, Donald Trump
đã nhiều lần đặt câu hỏi : Tại sao dân Mỹ lại phải chia sẻ gánh nặng tài
chính của cuộc xung đột ở mãi tận trời Âu ?
Theo
quan điểm của nhà báo Sylvie Kauffmann đặc trách mục địa chính trị của báo Le
Monde, biết đâu bản thân tổng thống Volodymyr Zelensky cũng đang mong mỏi ngày
Nhà Trắng đổi chủ ? Bà giải thích : Trong vài tuần lễ, cục diện khủng
hoảng Ukraina hoàn toàn thay đổi vì hai sự kiện là lính Bắc Triều Tiên tiếp
sức cho quân đội Nga, rồi cử tri Mỹ quyết định qua lá phiếu để Donald Trump trở
lại Nhà Trắng.
Kim
Jong Un không chỉ cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga nuôi dưỡng cỗ máy chiến
tranh của Putin, mà sự hiện diện của 10.000 lính Bắc Triều Tiên là dấu hiệu
xung đột Ukraina đã chính thức được « quốc tế hóa ». Chính vì thế mà
tại Washington, trong những ngày cuối nhiệm kỳ tổng thống, Joe Biden vội vàng
cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa của Mỹ đến đánh vào lãnh thổ Nga.
Về
phần tổng thống Ukraina, trong thông điệp hôm 06/11/2024 chúc mừng Donald Trump
đắc cử, Volodymyr Zelensky nhấn mạnh Kiev đánh giá rất cao cách tiếp cận vấn đề
Ukraina của tổng thống Mỹ tân cử, đó là khái niệm « tìm kiếm hòa bình bằng
sức mạnh ».
Đại
đế thời La Mã Hadrien là cha đẻ ra khái niệm này và chủ trương « tìm kiếm
hòa bình bằng sức mạnh » đã được Robert O’Brien, một cố vấn an ninh quốc
gia cho ông Trump làm sống lại. Trong một bài tham luận gần đây trên tạp chí
Foreign Affairs, Robert O’Brien đã chỉ trích tổng thống Biden, biến nước Mỹ
thành một nguồn viện trợ quân sự quan trọng cho Ukraina nhưng lại « chậm
trễ gửi cho Kiev những loại vũ khí cần thiết » để dẫn tới một giải
pháp hòa bình.
Quan
chức này dự báo, Donald Trump thì ngược lại, « vì muốn nhanh chóng
chấm dứt chiến tranh, đồng thời bảo toàn an ninh cho Ukraina » nên tổng
thống Mỹ tương lai sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraina « những loại vũ khí
gây sát thương, nhưng các chương trình này sẽ do châu Âu đài thọ ».
Cùng lúc, Mỹ vẫn « mở cánh cửa cho vế ngoại giao » với « một
số yếu tố bất ngờ » để có thể đẩy Matxcơva vào thế bất ổn.
Ukraina :
Một sự tiếp nối giữa Biden –Trump
Nhà
báo của tờ Le Monde thận trọng lưu ý độc giả rằng cho đến hiện tại O’Brien chưa
được ông Trump mời tham gia nội các sắp tới và kế hoạch chấm dứt chiến tranh
Ukraina của Donald Trump còn là một ẩn số.
Nhưng
trong tuần, phó thủ tướng Ukraina bà Olga Stefanishyna đã nhắc lại khái niệm
« tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh » quân sự. Kiev muốn chấm dứt
chiến tranh trong năm 2025, nhưng để đạt được mục tiêu này Ukraina cần củng cố
vị thế trên chiến trường trước khi bước vào đàm phán. Giữ được một phần lãnh thổ
của Nga trong vùng Kursk để mặc cả với Matxcơva có thể là một giải pháp.
Trong
điều kiện đó, Biden có lẽ đã thông báo với Trump về quyết định cho Ukraina dùng
tên lửa ATACMS để tấn công vào lãnh thổ Nga. Ưu tiên của Trump hay Biden chỉ là
một. Để cho điện Kremlin rộng đường hành động, củng cố liên minh Nga –Bắc Triều
Tiên –Trung Quốc và Iran « không phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ ».
Chiến
thuật « leo thang » của Matxcơva
Câu
hỏi còn lại là cách tiếp cận vấn đề của Vladimir Putin. Trong khi chờ đợi ông
Donald Trump lên cầm quyền, Matxcơva khai thác là bài « leo thang
hạt nhân » tựa một bài viết trên tờ Le Figaro.
Tờ
báo trở lại với sắc lệnh tổng thống Putin ký cách nay hai ngày về học thuyết hạt
nhân mới của Nga. Alain Barluet, thông tín viên của Le Figaro từ Matxcơva trích
lời lãnh đạo tình báo Nga đặc trách về đối ngoại, Serguei Narichkin, theo đó
« cập nhật học thuyết hạt nhân loại trừ mọi khả năng quân đội Nga thất
thủ trên trận địa ». Đó là thông điệp Vladimir Putin nhắm gửi tới
phương Tây và đã gây chấn động đến tận Brazil nơi đang diễn ra thượng đỉnh G20.
Nhưng
về thực chất, « học thuyết hạt nhân mới » của Nga không có gì
mới. Tháng 9/2024, điện Kremlin một lần nữa mang vũ khí hạt nhân ra đe dọa và
nêu lên khả năng dùng vũ khí răn đe nhắm vào một quốc gia « không có vũ
khí nguyên tử (là Ukraina) được một cường quốc hạt nhân (là Mỹ) yểm trợ ».
Đây là điều Matxcơva từng đề xuất trong « học thuyết hạt nhân »
của năm 2020.
Đến
hôm 19/11/2024, vài giờ sau khi Washington cho phép Kiev dùng tên lửa tầm xa
ATACMS đánh vào lãnh thổ Nga, ông Putin đặt bút ký sắc lệnh về « học
thuyết hạt nhân mới ». Văn bản này cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt
nhân, « nếu có những thông tin đáng tin cậy về các cuộc tấn công từ
trên không nhắm vào các vùng sát biên giới bằng chiến dấu cơ bàng tên lửa hành
trình, drone hay vũ khí siêu thanh ».
Nghe
qua có vẻ « rất đáng sợ » nhưng điểm mạnh của học thuyết này
chính là những điểm còn « tranh tối tranh sáng ». Nhà nghiên cứu
Tatiana Stanovaia quỹ Carnegie kết luận : Vào lúc Hoa Kỳ trong giai đoạn
chuyển giao quyền lực, Matxcơva « tìm cách đặt phương Tây trước hai sự
lựa chọn : Hoặc đẩy tất cả cùng lao vào một cuộc chiến nguyên tử, hoặc chấm
dứt chiến tranh Ukraina theo những điều kiện của Nga ».
Công
nghệ kỹ thuật số, công cụ phục vụ cho các chế độ độc tài
Trong
một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng, với internet, mạng xã hội… thông
tin tràn ngập thì sẽ khó để các chế độ độc tài và khép kín với thế giới bên
ngoài như Iran đến Bắc Triều Tiên bưng bít thông tin. Đó cũng sẽ là những công
cụ để mang tại tự do, dân chủ ở những quốc gia như Nga hay Trung Quốc.
Chẳng
ngờ « các chế độ chuyên chế, mà đứng đầu là Nga, Iran và Trung Quốc lại
dùng chính công nghệ số để tấn công các nền dân chủ, bằng những cuộc chiến hỗn
hợp – hybride war ». Sáng lập viên và cũng là người điều hành quỹ đầu
tư Andurand Capital, đưa ra quan điểm như trên trong bài viết đăng trên nhật
báo kinh tế Les Echos.
« Từ
khi có các mạng xã hội, thuật toán đã thao túng, thậm chí là kiểm soát cả tư tưởng
của con người » để hướng dẫn dư luận như những gì đã thấy trong cuộc
trưng cầu dân ý Brexit, đẩy nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, hay chiến dịch
tranh cử tổng thống Mỹ gầy đây. Mạng xã hội là công cụ để chuyển tải những
thông điệp đến hàng triệu người đăng ký, tác động trực tiếp đến cách suy nghĩ của
họ và tệ hơn nữa gây hoang mang để làm dấy lên một mối đe dọa thực sự nhắm vào
các nền dân chủ phương Tây.
Nhà
triết học Hannah Arendt năm 1974 đã thấy rõ một điều « khi một dân tộc
không còn tin tưởng vào bất cứ điều gì, không còn có quan điểm, dân tộc đó bị
tước đoạt khả năng hành động, bị mất khả năng suy nghĩ và thẩm định về mọi thứ.
Và khi đó người ta muốn làm gì thì làm với dân tộc đó ». Pierre
Andurant cho rằng, các chế độ chuyên chế đã trông thấy rằng, công nghệ kỹ thuật
số, internet,… là vũ khí để mở ra những cuộc chiến « hỗn hợp »
nhắm vào các nền dân chủ phương Tây.
Chiến
tranh Ukraina theo tác giả bài viết bùng lên từ việc « Vladimir Putin
không thể chấp nhận trông thấy Ukraina trở thành một nền dân chủ phồn thịnh »
để rồi người dân Nga cũng đòi được sống trong một môi trường như 44 triệu dân
Ukraina. Tương tự như vậy, những thành công của một nền dân chủ Đài Loan làm đảo
lộn học thuyết xã hội chủ nghĩa theo mô hình Trung Quốc. Năm 2001 khi Bắc Kinh
được kết nạp vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới nhiều người đã tưởng rằng đấy là
nhịp cầu đưa đất nước Trung Hoa rộng lớn này đến gần với các giá trị tự do. Thực
tế không hoàn toàn như vậy.
Một
báo cáo của Quốc Hội Pháp hồi tháng 6/2023 định nghĩa như thế nào về những mối
đe dọa « hỗn hợp » mà các chế độ chuyên chế sử dụng đế tấn
công các nền dân chủ phương Tây. Theo tài liệu này đó là « một sự phối
hợp tinh tế các phương tiện quân sự, dân sự hợp pháp hay không hợp pháp, khó để
phát hiện và thường được sử dụng với mục tiêu gây bất ổn ». Những mối
đe dọa hỗn hợp đó bao gồm từ các hoạt động tin tặc đến thao túng thông
tin, gây thiệt hại về kinh tế, thao túng thông tin về khoa học… hướng về các mục
tiêu cần nhắm tới.
Trong
chiến tranh hỗn hợp, Nga là quốc gia tiên phong với đơn vị 29155 trực thuộc bên
tình báo quân đội. Trong thời gian gần đây, Ukraina, NATO là những ưu tiên huy
động các « nhà máy tung tin giả của Nga nhắm tới ».
Cũng
Matxcơva đứng đầu một chiến dịch tung tin giả ở cấp chuyên nghiệp qua việc nhái
lại gần như một cách hoàn hảo trang web của các cổng truyền thông uy tín thế giới.
Bên cạnh đó là những công cụ tuyên truyền phù hợp với thời buổi internet. Ở Bắc
Kinh đội quân tin tặc của Trung Quốc đi sau Nga một bước nhưng vừa sao chép bí
quyết thành công của Nga, vừa cài thêm những công nghệ mới như là deepfakes hay
trí tuệ nhân tạo tạo sinh.
Nhưng
đâu chỉ có các chế độ độc tài mới thao túng công luận, tiến hành các cuộc chiến
« hỗn hợp » để tấn công các nền dân chủ. Người ta cũng có thể khai
thác khủng hoảng niềm tin, viện lý do vì tự do ngôn luận để biến các mạng xã hội
thành những công cụ tuyên truyền vì lợi ích cá nhân hay chính trị. Ở Hoa Kỳ, tỷ
phú Elon Musk đã sớm hiểu điều đó.
Văn
sĩ Pháp là những nhà bảo vệ môi trường thiên nhiên lâu đời nhất
Tại
sao các nhà văn lớn của Pháp từ Ronsard đến Stendahal từ Paul Valéry đến Jules
Renard đều nói nhiều về cây cối, dành cho những cây cao bóng cả một vị trí
riêng biệt trong văn thơ ?
Đúng
vào ngày một lớp tuyết nhẹ đang rơi ở thủ đô Paris, nhật báo Le Figaro mời
ông Eryck de Rubercy trả lời câu hỏi này. Ông là tác giả rất nhiều tác phẩm nói
về thế giới cây cỏ và đặc biệt chú ý đến liên hệ giữa thế giới này với văn đàn
Pháp.
Nhà
thơ Ronsard thế kỷ 16 từng cho rằng, đốn cây trong rừng là một điều « húy
kỵ », một sự « sát sinh ». Ở thời đại ngày hôm nay,
các nhà bảo vệ môi trường lên án các vụ « écocide » tức là
« sát hại môi trường ». Tác giả Đỏ và Đen, nhà
văn Stendhal thế kỷ 18 đặt câu hỏi « đến khi nào luật pháp mới trừng trị
đích đáng tội ác chặt cây ? ».
Năm
1908, một nhà văn quen thuộc với độc giả Việt Nam, Pierre Loti từng viết bài chống
đối một dự án phá rừng gỗ sồi để phục vụ cho một chương trình công nghiệp mà
ông gọi là một hành vi « man rợ » bởi với Loti, một cái cây là
« cả một tượng đài, một di sản là một cái gì đó rất gắn bó với con người ».
Ở
thế kỷ 20, nhà văn Jouhandeau không bao giờ tha thứ cho người vợ khi bà thuê
người đốn cây đoạn trong vườn nhà. André Gide cảm thấy thanh thản khi ngắm nhìn
một cây đại thụ. Nhà thơ Paul Valéry thì tin chắc rằng những cái cây biết suy
nghĩ, là những « sinh vật sâu lắng », là những người bạn trung
thành mãi giữ kín những nỗi niềm của bạn. Một nguồn cảm hứng bất tận, một mối
tâm giao.
Ba
chàng ngự lâm pháo thủ nay chỉ còn lại một
Ba
cây cổ thụ trong làng quần vợt nay chỉ còn một : Sau Federer, đến lượt
Nadal giải nghệ. Trong số ba chàng nghự lâm pháo thủ nay chỉ còn lại một mình
Djokovic vẫn lăn lộn trên các sân thi đấu : « Một sự trống vắng lớn
và một thời đại đã qua », Le Figaro nhận định.
Tờ
báo điểm lại thành tích lẫy lừng : 23 năm thi đấu, 22 lần vô địch Grand
Chelem của tay vợt Tây Ban Nha. Là một trong những người đạt nhiều thành tích
huy hoàng nhất, Rafael Nadal khép lại một trong những trang sử tuyệt đẹp của
làng quần vợt thế giới với một câu nói đi sâu vào lòng người : « Ngoài
tất cả những danh hiệu, những kỷ lục đã có, tôi chỉ muốn được công chúng nhớ đến
như một con người lương thiện, biết rõ nguồn gốc của mình từ đâu ra. Tôi là một
đứa con của Majorca đã may mắn được một người chú và gia đình liên tục ủng hộ để
thực hiện những ước mơ ».
Pháp :
Chân trời tối mờ
2024
sắp khép lại, mà « Pháp vẫn chưa có ngân sách cho năm tới »,
trong khi đó thì đảng cực hữu đe dọa « lật đổ chính phủ ». Thủ
tướng Michel Barnier « oằn lưng » dưới gánh nặng những cơn phẫn
nộ trong xã hội đang trút xuống đầu ông : Nông dân biểu tình, nhân viên tập
đoàn xe lửa quốc gia lại đình công, giáo viên « phẫn nộ » vì
ngân sách giáo dục bị cắt giảm, dân chúng chống đối đời sống đắt đỏ, các hãng
xưởng đóng cửa hàng ngàn nhân viên mất việc làm, các chính phủ cấp vùng, cấp
thành phố phản đối các chương trình cắt giảm chi tiêu…
Hiếm
khi nào toàn bộ trang nhất các tờ báo Paris đều tập trung vào những vấn đề của
nước Pháp và toàn nói về những tin không vui : nhà máy « Vencorex
vùng Grenoble lâm nguy vì ngành công nghiệp hóa chất Trung Quốc », tựa
trên báo Công Giáo La Croix. « RN đe dọa bất tín nhiệm chính phủ, gia
tăng áp lực với thủ tướng Barnier », tựa của tờ Le Figaro. Trang nhất
tờ báo cánh tả Libération đăng bức hý hoa với một thủ tướng Barnier mang trên
lưng không biết bao nhiêu gánh nặng. Les Echos đặt câu hỏi liệu Pháp có đang hướng
tới tình trạng không có ngân sách cho năm tới ?
No comments:
Post a Comment