Điện hạt nhân Việt
Nam: Để tránh mắc kẹt vào công nghệ của một nước
BBC News Tiếng Việt
26
tháng 11 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqlr4gve4pgo
Các
chuyên gia năng lượng và giới quan sát nhận định rằng Việt Nam nên tính đến việc
đa dạng hóa nguồn cung thay vì trói buộc mình vào bất kỳ nhà cung cấp duy nhất
nào cho dự án nhà máy điện hạt nhân. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tính đến
các rủi ro tiềm ẩn.
Tại hội nghị bất thường
Trung ương Đảng vào hôm qua 25/11, Tổng
Bí thư Tô Lâm đã nói về chủ trương tái khởi động việc nghiên cứu triển khai điện
hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Theo
ông Tô Lâm, việc phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia là vấn đề quan trọng cần
phải đi trước một bước để thúc đẩy kinh tế - xã hội, phát triển với tầm nhìn
phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển
đất nước đến năm 2030-2045.
Tổng
Bí thư Tô Lâm khẳng định việc tái khởi động nghiên cứu sử dụng điện hạt nhân hiện
nay “là rất cần thiết để chuẩn bị cho tương lai”.
Trước
đây, Việt Nam đã có chủ trương và triển khai bước đầu dự án điện hạt nhân. Tuy
nhiên, theo ông Tô Lâm, “do một số khó khăn nhất định nên Trung ương Đảng đã
quyết định dừng việc thực hiện”.
Nhà
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng hiện nay, do yêu cầu phát triển đất nước
và chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết, Bộ Chính trị báo cáo để Trung ương Đảng
cho phép tiếp tục triển khai thực hiện để đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng
năng lượng quốc gia trong giai đoạn mới.
Phát
biểu của ông Tô Lâm cho thấy đã có sự thống nhất ở đội ngũ lãnh đạo, vấn đề còn
lại là tính toán về cách thức thực hiện.
Như
vậy, cùng với đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Việt Nam đang đặt tham vọng và quyết
tâm rất lớn trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Khách
xem mô hình lò phản ứng hạt nhân của tập đoàn Mitshubishi (Nhật Bản) tại một
triển lãm về năng lượng hạt nhân được tổ chức tại Hà Nội ngày 28/5/2010. Việt
Nam từng có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, dự kiến đi
vào hoạt động từ năm 2020
Phòng
ngừa rủi ro
Theo
Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales (Úc), rủi ro tiềm ẩn lớn nhất đối
với Việt Nam sẽ là khả năng đào tạo đủ kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật một cách
liên tục để quản lý mọi khía cạnh của lò phản ứng hạt nhân và công nghệ hạt
nhân một cách an toàn.
Việt
Nam không phải là quốc gia thường xuyên xảy ra động đất. Tuy nhiên, Việt Nam
nên chuẩn bị cho một thảm họa thiên nhiên bất ngờ có quy mô lớn như trận động đất
tạo ra sóng thần cao mười lăm mét tấn công các lò phản ứng
ở Fukushima của Nhật Bản, vô hiệu hóa hệ thống điện và và gây ra một
vụ tai nạn hạt nhân vào năm 2011.
Việt
Nam không nên mua uranium làm giàu cao có thể chuyển đổi cho mục đích quân sự,
và cầm đảm bảo đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo theo các quy chuẩn toàn cầu tốt
nhất về quản lý và an toàn điện hạt nhân.
Đối
với các thanh hạt nhân đã qua sử dụng, Việt Nam cần trả lại cho Nga để xử lý an
toàn.
"Đây
là thông lệ bình thường đối với Nga khi nước này xuất khẩu uranium làm giàu
sang các quốc gia không có vũ khí hạt nhân.
"Theo
thỏa thuận ban đầu của Việt Nam với Nga về các lò phản ứng hạt nhân dự kiến xây
tại Ninh Thuận trước đây, Nga đã cam kết thu hồi nhiên liệu hạt nhân đã qua sử
dụng," Giáo sư Carl Thayer cho hay.
No comments:
Post a Comment