Nhật Bản nhắn ông
Trump: Không ký thỏa thuận nào với Trung Quốc!
BBC
News Tiếng Việt
3
tháng 2 2024, 17:49 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c03q7m17d83o
Nhật
Bản đón đầu khả năng ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng bằng thông điệp “đừng
ký kết gì với Trung Quốc”, theo Reuters.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6d29/live/b3449510-c1e2-11ee-8685-316409d66f25.jpg
Tổng
thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc gặp song
phương tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản ngày 29/6/2019
Nhật
Bản, đồng minh gần gũi nhất của Mỹ tại châu Á, đã cố gắng gửi thông điệp đến
ứng cử viên tổng thống Donald Trump: đừng tìm cách đạt bất kỳ thỏa thuận nào
với Trung Quốc vốn có thể làm đảo ngược nhiều năm nỗ lực kiềm chế Bắc Kinh và
đe dọa đến nền hòa bình mong manh của khu vực.
Sau chiến thắng ở các
cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa tại Iowa và New Hampshire, ông Trump
(77 tuổi) trở thành ứng cử viên sáng giá cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng
11, theo một số kết quả thăm dò ý kiến.
17 tháng 1 năm 2024
10 tháng 1 năm 2024
Trong
hoàn cảnh ấy, Tokyo đã gia tăng nỗ lực kết nối với những người thân cận ông
Trump từ vài tuần qua.
Theo
thông tin mới được tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với sáu quan chức Nhật Bản,
những nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Fumio Kishida chuẩn bị cho
chuyến thăm Mỹ vào tháng 4 theo lời mời của Tổng thống Joe Biden.
Theo
ba vị quan chức trong số này, Nhật Bản đã cử một nhân vật cấp cao của đảng cầm
quyền đến tìm gặp ông Trump.
Các
nhà ngoại giao Nhật Bản cũng đã tiếp xúc với những nhóm nghiên cứu và cựu quan
chức Mỹ có quan hệ với ông Trump, ba người này cho biết thêm.
Theo
sáu quan chức giấu tên nói trên, nỗi lo hàng đầu của Nhật Bản là việc ông
Donald Trump tìm kiếm một thỏa thuận thương mại hoặc an ninh giữa Mỹ và Trung
Quốc sau khi tái đắc cử.
Điều
này có thể làm suy giảm những nỗ lực đối phó với Trung Quốc gần đây của Nhóm
các nước công nghiệp phát triển (G7).
Tuy
đã đạt được một thỏa thuận thương mại vào năm 2019 với Bắc Kinh, ông Trump hiện
chưa đề cập đến bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào với Trung Quốc trong chiến dịch
tranh cử năm 2024.
Các
quan chức Nhật Bản nói rằng họ không biết các kế hoạch của ông Trump nhưng lo
ngại của họ đến từ những phát biểu và hành
động của ông Trump trong nhiệm kỳ trước (2017-2021), khi ông Trump từ chối
một số đề nghị hợp tác đa phương, trong khi vẫn duy trì quan hệ với các nhà
lãnh đạo độc tài, như với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông
cũng thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận hạt nhân với lãnh đạo Bắc Hàn
Kim Jong-un.
Hai
quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản bày tỏ lo ngại việc ông Trump có thể hạn
chế sự hỗ
trợ của Mỹ cho Đài Loan để đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc.
Họ
nhận định rằng một động thái như vậy có thể khuyến khích Bắc Kinh hành động,
trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và chưa hề loại
trừ khả năng sử dụng vũ lực để chiếm hòn đảo này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/aca9/live/189f5c80-c1e6-11ee-896d-39d9bd3cadbb.jpg
Quan
hệ Đài Loan - Trung Quốc càng trở nên căng thẳng sau khi ông Lại Thanh Đức đắc
cử tổng thống Đài Loan hôm 13/1/2024
Một
trợ lý của ông Trump nói với Reuters rằng chưa có cuộc họp nào diễn ra gần đây
giữa ông Trump và các quan chức Nhật Bản.
Phía
ông Trump cũng đã từ chối bình luận thêm.
Trong
một cuộc phỏng vấn với Fox News hồi tháng 7/2023, khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có
nên giúp bảo vệ Đài Loan không nếu điều đó đồng nghĩa với việc gây chiến với
Trung Quốc, ông Trump trả lời:
“Tôi
sẽ ở trong một vị trí đàm phán vô cùng tồi tệ nếu trả lời câu hỏi đó. Nhưng nên
nhớ rằng Đài Loan đang lo toàn bộ ngành công nghiệp chip cho chúng ta. Chúng ta
từng tự sản xuất chip. Giờ thì chip được sản xuất tại Đài Loan.”
Theo
sáu vị quan chức Nhật Bản, Tokyo cũng lo ngại việc ông Trump có thể giáng tiếp
đòn vào Nhật Bản bằng cách tái áp đặt các biện pháp bảo hộ thương mại, như thuế
thép. Thêm vào đó là khả năng yêu cầu Nhật Bản tăng chi trả cho quân Mỹ đồn trú
tại Nhật.
Nỗ
lực của Nhật Bản là một bước đi đón đầu nhằm tìm hiểu xem có khả năng những vấn
đề này lại tái xuất hiện hay không cũng như nhằm thể hiện lập trường của Tokyo,
hai trong số các quan chức cho biết.
Ông
Trump nói trong tuần này rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ ngăn chặn thương vụ 14,9
tỷ USD Nippon Steel của Nhật Bản mua lại tập đoàn Mỹ US Steel.
Trong
một thông cáo, Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói rằng họ đang "theo dõi sát cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ ", đồng thời nhấn mạnh cam kết mang tính lưỡng đảng
tại Mỹ về mối liên minh Mỹ-Nhật Bản.
- Bầu cử tổng
thống Mỹ 2024: Vì sao thế giới đang theo dõi chặt chẽ?14 tháng 1 năm
2024
- Donald Trump sẽ
định hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?24 tháng 12 năm
2023
Ado
Machida, một doanh nhân tại Tokyo từng phục vụ trong nhóm chuyển giao của ông
Trump sau chiến thắng năm 2016, nói rằng các quan chức Nhật Bản đang rất háo
hức kết nối với sếp cũ của ông.
"Nếu
ông ấy [Trump] định ký kết thỏa thuận với Trung Quốc, Nhật Bản cần chủ động đón
đầu và tìm hiểu vai trò của mình để phục vụ cho lợi ích của Nhật Bản tại cả Mỹ
và Trung Quốc,” ông Machida nhận định.
Cả
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ dù
kết quả cuộc bầu cử thế nào.
Cố
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp ông Trump
sau chiến thắng của ông tại cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Hai
người đã tiến tới một mối quan hệ thân thiết, được hình thành qua thời gian
trên sân golf, giúp giải quyết được nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Nỗ
lực tiếp cận
Ông
Taro Aso, một lãnh đạo quan trọng của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và từng
giữ chức Phó Thủ tướng trong thời gian nhiệm kỳ của ông Trump, đã tới Mỹ hồi
tháng trước để tìm cách gặp ông Trump nhưng đã không gặp được, theo lời ba
trong số sáu quan chức nói trên.
Văn
phòng ông Aso từ chối bình luận.
Theo
lời hai quan chức, Đại sứ Nhật Bản tại Hoa Kỳ, ông Shigeo Yamada, được bổ nhiệm
vào cuối năm ngoái với chỉ thị cụ thể rằng cần kết nối với ban tranh cử của ông
Trump.
Thay
mặt cho ông Yamada, Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington đã từ chối bình luận về
những vấn đề liên quan đến bầu cử Mỹ.
Điều
phức tạp cho Tokyo là nhiều cựu thành viên nội các của Trump, những người quan
tâm đến Nhật Bản như Mike Pence, Jim Mattis và Mike Pompeo, không còn được coi
là có mối quan hệ gần gũi với vị cựu tổng thống nữa, theo nhận định của cựu
quan chức Mỹ Michael Green, người hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ
tại Đại học Sydney.
Thượng
nghị sĩ Bill Hagerty, đại sứ Mỹ tại Nhật Bản dưới thời ông Trump và được đánh
giá có thể đóng vai trò quan trọng trong chính quyền sắp tới của ông Trump, đã
gặp gỡ nhiều quan chức Nhật Bản trong chuyến thăm Tokyo trong giai đoạn giao
thời giữa năm cũ và năm mới.
Trong
những hình ảnh đăng tải trên trang mạng xã hội của Đại sứ quán Nhật Bản tại Mỹ,
người ta thấy ông Hagerty ngồi cùng ông Aso và ông Yamada khi tham gia một sự
kiện được đại sứ quán tổ chức.
Ông
Hagerty nói với Reuters rằng những người đối thoại bên phía Nhật Bản "hiểu
Trump và biết rằng ông ấy nghiêm túc" với các vấn đề trong khu vực, và nói
thêm rằng các mối lo ngại chính của Nhật Bản - là sự hung hăng của Trung Quốc
và Triều Tiên – trông giống như hồi năm 2016.
Robert
O'Brien, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, cũng có quan hệ với các quan
chức Nhật Bản, hai trong số các nguồn tin cho biết.
Ông
O'Brien, người có công ty American Global Strategies là nơi mà cựu cố vấn an
ninh quốc gia của Nhật Bản là ông Shigeru Kitamura làm việc, không phản hồi đề
nghị bình luận.
Hàng
loạt rủi ro
Tokyo
đặc biệt lo ngại việc trở lại của ông Trump có thể gây ra những biến động với
Trung Quốc.
Khi
tiếp xúc với những người được Nhật Bản đánh giá là gần gũi với ông Trump, phía
Nhật Bản đã nhấn mạnh những lợi ích của một chính sách tiếp cận đa phương với
Trung Quốc, chẳng hạn thỏa thuận G7 hồi năm ngoái nhằm chống lại sự ép buộc về
kinh tế và giảm rủi ro đối với các chuỗi cung ứng trọng yếu, theo lời hai quan
chức Nhật Bản.
Trong
khi ông Biden đã nhiều lần nói rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan trong tình huống
Trung Quốc xâm lược, dù Nhà Trắng sau đó đã rút lại phát biểu của ông Biden,
ông Trump lại không nêu rõ lập trường của mình.
“Chúng
ta không muốn có những hiểu lầm nguy hiểm,” ông Tsuneo Watanabe, nghiên cứu
viên cấp cao của tổ chức nghiên cứu chính sách Sasakawa Peace Foundation tại
Tokyo, đánh giá.
Ông
Watanabe nói rằng mình biết những nỗ lực của Nhật Bản nhằm tiếp xúc ông Trump.
Trong
lời tựa cho ấn bản mới của cuốn hồi ký phát hành trong tuần này, cựu cố vấn an
ninh quốc gia Mỹ John Bolton viết rằng việc Trump tái đắc cử có thể sẽ khuyến
khích Trung Quốc phong tỏa Đài Loan.
Một
thách thức khác cho Nhật Bản là việc xác định người có khả năng điều đình với
ông Trump nếu ông ấy trở lại nắm quyền.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/19ee/live/4606d390-c1e8-11ee-896d-39d9bd3cadbb.jpg
Thủ
tướng Kishida phát biểu trong phiên họp ủy ban ngân sách tại Hạ viện quốc hội
Nhật Bản sau vụ bê bối tài chính gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ ủng hộ đảng
LDP
Nhiều
quan chức và nhà phân tích cho rằng Thủ tướng Kishida, người đã bị mất điểm rất
nhiều sau một số vụ bê bối trong đảng, có thể sẽ không còn giữ chức vụ khi cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 5/11.
LDP
sẽ phải tổ chức một cuộc bầu lãnh đạo vào cuối tháng Chín.
"Rõ
ràng ông Trump là một nhân tố" ảnh hưởng tới việc lựa chọn lãnh đạo của
LDP, ông Watanabe nói, và bổ sung rằng đảng này sẽ chọn một ứng cử viên nói
tiếng Anh, biết chơi golf và làm thân với ông Trump.
"Không
nên là một người chơi golf giỏi, mà là một người chơi golf đủ tốt để không đánh
bại ông Trump," ông nói.
------------------
TIN
LIÊN QUAN
Tại sao ông Trump rất
'được lòng' trong Đảng Cộng hòa?
25
tháng 1 năm 2024
.
Ông Trump chấp nhận
rủi ro pháp lý trong phiên toà xử cáo buộc phỉ báng ở New York
26
tháng 1 năm 2024
.
Ông Trump nói vẫn
minh mẫn sau khi bị đối thủ chê ‘già’, ‘lẩm cẩm’
28
tháng 1 năm 2024
No comments:
Post a Comment