Chiến lược dài hạn của Trung Quốc để
thống trị Biển Đông
RFA
2024.01.31
Trung
Quốc có một chiến lược phát triển về hướng Biển Đông từ đầu thế kỉ 20, khi
Trung Hoa Quốc Dân Đảng còn cầm quyền. Trung Hoa Dân quốc đã công bố đường lưỡi
bò vào năm 1948, sau này Đảng Cộng sản Trung Quốc kế thừa. Đảng Cộng sản Trung
Quốc cũng chiếm giữ một nửa Hoàng Sa từ 1956. Sau đó họ tấn công và chiếm toàn
bộ Hoàng Sa năm 1974.
Căn
cứ quân sự do Trung Quốc xây dưng trên đá Rubi ở Trường Sa (ảnh minh họa) . Reuters
Năm
1988, khi Liên Xô và khối cộng sản bắt đầu sụp đổ, Trung Quốc mở đường xuống
quần đảo Trường Sa bằng một cuộc tấn công quân sự đối với Việt Nam ở đá Gạc Ma
và một số thực thể khác. Từ đó, Trung Quốc phát triển các căn cứ quân sự ở
Trường Sa thành một mạng lưới chiếm ưu thế tuyệt đối trong khu vực.
Ngày
nay, Trung Quốc phát triển một mạng lưới các căn cứ quân sự với thiết bị hiện
đại ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đường lưỡi bò của nước này cũng bao phủ toàn bộ
Biển Đông và chiếm gần hết vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc cũng dựa trên
đường lưỡi bò để ngăn cản các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Việt
Nam.
Phải
chăng hướng đi ra biển của Việt Nam đang dần dần bị khép lại?
Trung Quốc
tiến ra biển
Nhà
nghiên cứu Hoàng Việt ở Tp. HCM nói rằng Trung Quốc đã có một tầm nhìn rộng về
phía biển, từ đầu và giữa thế kỷ 20. Tầm nhìn đó được truyền lại qua nhiều thế
hệ lãnh đạo của họ.
“Trung
Quốc đã có một tầm nhìn rất lớn về biển. Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1958
họ đã tham gia đầy đủ các hội nghị về công ước quốc tế đối với luật biển.
Lúc
đó còn tranh cãi rất nhiều về chiều rộng lãnh hải. Một số quốc gia Nam Mỹ đưa
ra quan điểm là lãnh hải có 200 hải lý, Hoa Kỳ thì đưa ra quan điểm lãnh hải
chỉ có 3 hải lý. Còn Trung Quốc đưa ra quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải
lý. Sau này Luật biển Quốc tế thừa nhận lãnh hải có 12 hải lý.
Điều
này cho thấy tầm nhìn sắc bén của Trung Quốc đối với lãnh hải. Không phải ngẫu
nhiên mà họ đưa ra con số 12 hải lý này.
Trung
Quốc đã có nhiều chiến lược phát triển biển ngày từ 1982 mà người xây dựng là
Đô đốc hải quân khi đó là Lưu Hòa Thanh.”
Đối
với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hoạt động tiến ra biển đầu tiên là nhắm vào
Đài Loan. Khi nhắm vào Đài Loan, họ gặp ngay thế mạnh thượng phong của Hải quân
Hoa Kỳ, đồng minh của đảo quốc này. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải thích với
RFA vì sao Trung Quốc coi sự yếu kém về sức mạnh trên biển của họ trước Hoa Kỳ
là một vấn đề cần giải quyết.
“Từ
thời Mao Trạch Đông, khi xảy ra đụng độ Kim Môn, Mã Tổ năm 1958 thì Mao Trạch
Đông đã dặn dò con cháu là tránh đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ, đặc biệt là trên
biển.
Chưa
kể là sau này, Trung Quốc thường thống trị các quốc gia khác trong lịch sử,
nhưng kể từ khi bị phương Tây tấn công từ Trung Quốc trở thành kẻ bị thống trị.
Đặc biệt, Trung Quốc bị phương Tây tấn công từ phía biển.
Đó
là một nỗi đau, nỗi nhục của người Trung Quốc mà họ muốn rửa nhục.
Trung
Quốc cũng thấu hiểu một điều là muốn trở thành cường quốc thì phải phát triển
về phía biển. Đó là lý do vì sao Trung Quốc rất thèm muốn độc chiếm Biển Đông
để làm cửa ngõ tiến ra ngoài. Họ đặt ra học thuyết chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi
đảo thứ hai.”
Vị thế áp
đảo trên biển Đông của Trung Quốc ngày nay
Trao
đổi với RFA, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á ở Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, cho rằng Trung Quốc sẽ
tiếp tục chiếm ưu thế trên Biển Đông, không chỉ với các nước Đông Nam Á
mà còn với cả Hoa Kỳ.
Trong
một bài
viết năm 2020, ông Greg Poling nói rằng xét về thế trận quân sự trên Biển
Đông, nhờ các căn cứ trên đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng, nếu xảy ra
một cuộc đụng độ quân sự (giả định) trong khu vực này, Trung Quốc sẽ dễ dàng
kiểm soát vùng biển và vùng trời. Theo ông Greg Poling, Hoa Kỳ chưa có được sức
mạnh này trên địa bàn. Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém nếu muốn vô
hiệu hóa những tiền đồn của Trung Quốc trên Biển Đông, trong giai đoạn đầu của
một cuộc xung đột giả định.
Ý
kiến trên của ông Greg Poling đã đưa ra cách đây 4 năm. RFA đặt câu hỏi với vị
giám đốc Chương trình Đông Nam Á ở CSIS là hiện nay, liệu thế trận quân sự ở
Biển Đông đã có thay đổi gì so với bốn năm trước hay chưa. Ngày nay, giả sử xảy
ra xung đột quân sự (giả định) trên Biển Đông, Mỹ hay Trung Quốc sẽ là bên
chiếm ưu thế trong hiệp đấu đầu tiên? Ông Greg Poling nói với RFA về tình thế
hiện nay rằng có lẽ Mỹ không thể làm gì trong ngắn hạn hoặc trung hạn để thay
đổi một thực tế ngày nay rằng Trung Quốc có lợi thế đáng kể về số lượng và khả
năng tên lửa, máy bay và tàu mặt nước, cũng như radar và các khả năng cảm biến
khác. Nếu xảy ra bất kỳ một xung đột giả định nào trên Biển Đông thì Trung Quốc
vẫn chiếm lợi thế áp đảo.
Theo
ông Greg Poling, trong trường hợp xảy ra xung đột, các chiến hạm và máy bay của
Mỹ sẽ rất khó hoạt động ở Biển Đông. Mỹ sẽ không có đủ đạn dược hoặc hệ thống
tiếp vận dự phòng để vô hiệu hóa các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa
trong giai đoạn đầu của một cuộc xung đột giả định.
Việc
phát triển và triển khai các đơn vị Thủy quân lục chiến và Quân đội Hoa Kỳ có
khả năng tác chiến bằng tên lửa mặt đất tầm xa hơn, dọc theo chuỗi đảo thứ
nhất, theo ông Greg Poling, sẽ giúp giải quyết một phần khoảng cách chênh lệch
này. Bởi vì cách làm này có thể tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với các tàu mặt
nước của Trung Quốc. Nhưng, điều đó vẫn không đủ để cho phép Hoa Kỳ triển khai
tàu và máy bay hoạt động ở Biển Đông theo cách quen thuộc. Vị Giám đốc Chương
trình Đông Nam Á ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhấn mạnh.
Với
sự áp đảo của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay, phải chăng hướng phát triển
ra biển của Việt Nam đang gặp một trở ngại rất lớn? Ở phần tiếp theo, nhà
nghiên cứu Hoàng Việt ở Tp. HCM sẽ trao đổi với RFA về tầm quan trọng của việc
nắm giữ và phát triển sức mạnh trên biển để bảo vệ không gian sinh tồn của Việt
Nam.
No comments:
Post a Comment