Saturday 12 August 2023

NHƯỢC ĐIỂM của ANH KHỔNG LỒ - TỰ CAO TỰ ĐẠI (Giao Thanh Pham)

 



NHƯỢC ĐIỂM của ANH KHỔNG LỒ - TỰ CAO TỰ ĐẠI

Giao Thanh Pham

11-8-2023  08:34   

https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/pfbid02TaUvfqYscZyMQfeHmYpSZDaPGzM5JxGuaRCKnYxahzpRV5yj5iEUBc8mhmMFn6kEl

 

(bài viết là nghiên cứu của chính tác giả)

 

Tàu cao tốc (high-speed-trains) đã và đang được các quốc gia phát triển chạy đua xây dựng khắp nơi trên thế giới từ nửa thế kỷ qua, nhưng Hoa Kỳ thì không …

 

Tàu cao tốc đã chứng minh giá trị của mình trên khắp thế giới trong 50 năm qua. Nó không chỉ giúp cho dân chúng giảm thời giờ di chuyển mà quan trọng hơn nữa, nó còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia, tạo ra công việc và nhất là mang các cộng đồng xa xôi xích lại gần nhau hơn. Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc và nhiều quốc gia bên Âu Châu dẫn đầu cuộc chạy đua phát triển lợi ích này.

 

Vậy tại sao quốc gia đứng đầu thế giới Hoa Kỳ tự hào phát triển về mọi mặt lại không có bất kỳ một con đường sắt cao tốc nào?

 

Đối với một quốc gia giàu có và thành công nhất về kinh tế với hơn 330 triệu dân và ngày càng được đô thị hóa khắp nơi, đó là điều thiếu sót mà không ai có thể lý giải được.

 

Nhật Bản khởi đầu xu hướng xây dựng những chiếc tàu cao tốc với Shinkansen gọi là “Bullet Trains” vào năm 1964 nhưng sự ra đời của TGV (trains à grande vitesse) của Pháp vào đầu thập niên 1980 mới thực sự khởi đầu cho cuộc cách mạng tàu cao tốc toàn cầu đã và vẫn đang tiếp tục phát triển không ngừng ở khắp nơi, chỉ riêng Hoa Kỳ là không có bất kỳ một nhà lãnh đạo nào đề cập đến chứ đừng nói là khởi sự bắt đầu.

 

Cuộc cách mạng “tàu cao tốc” này cho đến nay đã bỏ Hoa Kỳ rơi lại phía sau một khoảng cách xa diệu vợi. Người Mỹ vẫn còn và vẫn luôn phụ thuộc hoàn toàn vào các đường xa lộ cao tốc mà hầu như ở những giờ cao điểm, luôn tắc nghẽn vì lượng xe cộ khủng khiếp, dẫn đến việc hủy hoại bầu khí quyển do khói xe tạo ra, chưa kể đến các cuộc chiến giết hàng tram ngàn sinh mạng vì dầu hỏa. Chính quyền ở mọi tầng lớp từ tiểu bang đến liên bang giải quyết bằng cách “mở rộng xa lộ liên tục” ở hầu như tất cả các thành phố và các thị trấn lớn.

 

Để đi xa hơn được vài trăm dặm, dân chúng Mỹ lại phải lệ thuộc 100% vào mạng lưới của các hãng hàng không và các sân bay lúc nào cũng đầy nghẹt người chen chúc và chờ đợi, những nơi này chả có gì khác ngoài những sự căng thẳng, đau đầu và phí phạm thời giờ quý báu một cách vô ích trong việc chờ chực chuyến bay của mình, chưa kể đến những di dời, chậm trễ và thay đổi bởi nhiều nguyên do khác nhau.

 

Ngày nay, Nhật Bản có mạng lưới 9 tuyến đường sắt cao tốc phục vụ cho 22 thành phố lớn, trải dài chi chít trên 3 hòn đảo chính, với 3 tuyến nữa đang được phát triển. Đây là dịch vụ đường sắt cao tốc bận rộn nhất trên thế giới, chuyên chở hơn 420 NGÀN HÀNH KHÁCH MỘT NGÀY, trong 5 ngày làm việc mỗi tuần. Các đoàn tàu của Nhật di chuyển với tốc độ lên tới 300 dặm/giờ và người Nhật luôn tự hào rằng những tuyến đường sắt này, trong hơn 50 năm hoạt động, không hề có bất kỳ 1 tai nạn nào dẫn đến tử vong hoặc bị thương cho hành khách xử dụng.

 

Ngày nay, mạng lưới đường sắt cao tốc của Pháp bao gồm hơn 2 ngàn 800 km (LGV), cho phép tốc độ lên tới 320 km/h hoặc 200 dặm/giờ.

 

Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng được khoảng 26 ngàn dặm (42.000 km) đường sắt cao tốc kể từ năm 2008 và có kế hoạch lên tới 43 ngàn dặm (70.000 km) vào năm 2035. Tuyến đường cao tốc Shanghai Transrapid của Trung Quốc có tốc độ chạy nhanh kinh khủng nhất được ghi nhận là 501 km/giờ, khoảng 311 dặm/giờ.

 

Đức bắt đầu vận hành các chuyến tàu cao tốc liên thành phố (ICE) qua một số thành phố của Đức vào năm 1991. Tuyến Eurostar, nối Paris với London qua đường hầm Paris-London Channel, bắt đầu hoạt động vào năm 1994.

 

Trong những năm tiếp theo, một số quốc gia Châu Âu đã xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc rộng lớn bao gồm một số liên kết quốc tế xuyên biên giới. Các đường sắt cao tốc liên tục được xây dựng và nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng mạng lưới xuyên qua nhiều quốc gia, liên kết quốc tế giữa Ý và Pháp, với các kết nối đến Thụy Sĩ, Áo và Slovenia, đang được tiến hành.

 

Trong khi đó, Hoa Kỳ chỉ có 375 dặm Đường Sắt Thấp Tốc gọi là Low Speed Trains … vận hành với tốc độ hơn 100 dặm/giờ. Có ai thắc mắc là tại sao không nhỉ? (hint: cà chinh, cà chinh)

 

*** Thử tưởng tượng, nếu California có vài tuyến đường sắt cao tốc Los Angeles – Sacramento với tốc độ 300 dặm/giờ và với khoảng cách 385 dặm, sẽ chỉ mất 1 tiếng 15 phút, thay vì phải lái xe mất trên 6 tiếng đồng hồ chưa tính kẹt xe như điên. Hoặc mất cả ngày chờ đợi ngoài sân bay chỉ để bay mất 1 tiếng đồng hồ.

 

PHỤ GHI: Đường Sắt Cao Tốc ở Việt Nam (Phần phụ ghi này chỉ viết lên 1 sự thật duy nhất, muốn chụp mũ cũng chẳng hề gì, muốn chửi cũng không can chi, bảo đảm Hai dao vẫn cười hi hi)

 

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam được đề xuất ở Việt Nam vào năm 2018. Tuyến đường sẽ bắt đầu ở Lạng Sơn, đi qua Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và kết thúc ở Cà Mau.

 

Tuyến đường sắt cao tốc này sẽ kết nối hai khu vực đô thị hóa nhất ở Việt Nam là Hà Nội ở phía Bắc đồng bằng sông Hồng và Sài Gòn ở phía Nam đồng bằng sông Cửu Long. Tổng chiều dài đề xuất sẽ là 2.070 kilômét (1.290 mi), so với 1.726 kilômét (1.072 mi) của tuyến đường sắt cũ.

 

Chi phí ước tính sẽ vào khoảng 56 tỷ đô la, được tài trợ bởi sự hỗ trợ phát triển chính thức từ Nhật Bản. Dự án được dự kiến xây dựng theo 3 giai đoạn: Lạng Sơn - Hà Nội (170 km); Hà Nội - Vinh (285 km); Vinh - Nha Trang (896 km); Nha Trang - Sài Gòn (364 km); Sài Gòn - Cần Thơ (139 km); Cần Thơ - Cà Mau (216 km). Các hoạt động xây dựng trong giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2020 và toàn bộ dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2050. Dự án này là một phần trong chính sách phát triển giao thông đường sắt của Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2050. Dự án cũng là một phần của mạng lưới đường sắt xuyên Á.

 

Ừ, không có xèng thì chỉ việc ngả nón đi xin, miễn sao có lợi cho người dân và cho kinh tế, còn hơn anh đại gia Mỹ, đem tiền đi ... À mà thôi, đây lại là một lãnh vực hoàn toàn khác.

.

Hình : https://www.facebook.com/photo?fbid=24232405659680142&set=a.508054802541894

Đường sắt cao tốc ở Hoa Kỳ vẫn chỉ có trong phim . . . . hoạt họa

 

.

39 BÌNH LUẬN   

 

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats