Khó
có khả năng Tây Phi can thiệp quân sự vào Niger
Anh
Vũ - RFI
Đăng ngày: 07/08/2023 - 15:57
Hôm nay, 07/08/2023 tối hậu thư của Cộng
đồng Kinh tế Tây Phi (Cedeao) cho phe đảo chính quân sự tại Niger đã hết hạn.
Tuyên bố rất cứng rắn, nhưng các nước trong khối Tây Phi đang bị chia rẽ về khả
năng can thiệp quân sự. Phe đảo chính tại Niger, tiếp tục thách thức cộng đồng
quốc tế, ra lệnh đóng cửa không phận, sẵn sàng đáp trả mọi đe dọa can thiệp
quân sự từ bên ngoài.
Ảnh tư liệu: Lính Sénégal thuộc lực lượng CEDEAO được
chào đón tại Banjul, thủ đô Gambia, ngày 22/01/2017. AP - Jerome Delay
Sau cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Niger Mohamed Bazoum hôm 26/07 vừa
qua, tổ chức các nước Tây Phi (Cedeao) đã ra tối hậu thư cho phe đảo chính, Hội
đồng Cứu quốc Niger, trong vòng 7 ngày phải tái lập quyền lực của tổng thống
Bazoum, đang bị phe quân sự bắt giam, nếu không sẽ tiến hành can thiệp quân sự.
Từ đó đến nay phe đảo chính phớt lờ mọi đề nghị của các nước Tây Phi.
Các tham trưởng quân đội các nước Tây Phi đã họp tại Abuja, Nigeria hôm
04/08. Cộng đồng Kinh tế Tây Phi cho biết đã lên phác thảo một kịch bản can thiệp
quân sự nhắm vào phe đảo chính tại Niger. Sénégal, Côte d’Ivoire và Bénin
cùng với chủ lực là quân đội nước láng giềng Nigeria sẽ phải tham gia lực lượng
can thiệp của Tây Phi. Tổng thống Nigeria, Bola Tinubu, hiện là chủ tịch luân
phiên của tổ chức Tây Phi tỏ ra rất tích cực vì lo ngại tình trạng đảo chính
lây lan sang chính đất nước mình hay những nước khác trong khối.
Viễn cảnh về một cuộc can thiệp quân sự vào Niger những ngày qua đã gây
nghiều lo ngại và làm dấy lên những chỉ trích trong cộng đồng Tây Phi cũng như
nhiều nước khác trong vùng. Hôm 05/08, các thượng nghị sĩ Nigeria, nước láng giềng
lớn có 1500 km biên giới với Niger, đã kêu gọi tổng thống Bola Tinubu «thúc
đẩy giải pháp chính trị và ngoại giao ».
Từ cuối tuần qua, nhiều đảng phái chính trị đối lập tại Nigeria liên
tục lên tiếng chỉ trích lựa chọn giải pháp quân sự là « vô trách
nhiệm. Nigeria không thế cho phép lãng phí nguồn lực vốn không dồi dào và cuộc
sống quý giá của các binh sĩ của Nigeria ». Thượng Viện Nigeria đã
chính thức lên án cuộc đảo chính tại Niger đồng thời kêu gọi tổng thông Bola
Tinubu « đẩy mạnh các cuộc đàm phán với phe đảo chính ».
Theo Hiến pháp Nigeria, quân đội không thể triển khai chiến đấu ở ngoài
nước nều không có ý kiến đồng ý của Thượng Viện.
Tchad và Algerie, không thuộc khối Tây Phi nhưng có vai trò quan trọng
trong vùng Sahel cũng tỏ thái độ dè dặt với giải pháp quân sự tại Niger. Tổng
thống Algeria hôm thứ Bảy vừa qua đánh giá một cuộc can thiệp vào Niger cũng là
« đe dọa trực tiếp với đất nước » của ông.
Trong khi đó Mali và Burkina Faso, là những nước ủng hộ phe đảo chính ở
Niger, dọa sẵn sàng tham chiến bên cạnh phe quân sự Niger nếu khối Tây Phi đưa
quân can thiệp. Đây cũng là hai quốc gia có chính quyền được dựng lên từ đảo
chính hồi 2020 và 2022 trong bối cảnh bài phương Tây..
Hôm nay, một nguồn tin thân cận của tổ chức Tây Phi cho AFP hay, một cuộc
can thiệp quân sự ngay lay lập tức để tái lập quyền lực tổng thống Mohamed
Bazoum không được dự trù đến lúc này và những ngày lãnh đạo các nước Tây Phi sẽ
họp để có quyết định. Đức và Ý, hôm nay cũng lên tiếng tỏ mong muốn tổ chức các
nước Tây Phi triển hạn tối hậu thư, tiếp tục các nỗ lực thương lượng với phe đảo
chính ở Niger để tránh một cuộc xung đột có thể xảy ra trong một khu vực đang
có những thay đổi địa chính trị theo hướng ngả vào Nga chống phương Tây.
Tổng thống Niger bị lật đổ Bazoum là một đồng minh gần gũi của Pháp và
Hoa Kỳ, hai nước hiện đang có quân đội triển khai ở nước này trong khuôn khổ
chiến dịch chống khủng bố. Paris cũng như Washington những ngày qua đều khẳng định
ủng hộ các nỗ lực của tổ chức Tây Phi để tái lập dân chủ ở Niger.
-------------------------------
Các nội dung liên quan
Quân
đội nhiều nước Tây Phi đã chuẩn bị sẵn sàng để can thiệp vào Niger
No comments:
Post a Comment