Thursday 10 August 2023

'DÂN NGỦ KHÔNG PHẢI KHÓA CỬA' - BỘ TRƯỞNG TÔ LÂM MƠ VỀ THUỞ THÁI BÌNH XA XƯA? (RFA)

 



‘Dân ngủ không phải khóa cửa’- Bộ trưởng Tô Lâm mơ về thuở thái bình xa xưa?

RFA
2023.08.09

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-who-sleep-do-not-have-to-lock-their-doors-minister-to-lam-dreams-of-the-ancient-peace-08092023123741.html

 

Lãnh đạo công an mới đây yêu cầu ‘làm sao để dân đi vắng, đi ngủ không phải khóa cửa’. Yêu cầu này có khả thi?

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-who-sleep-do-not-have-to-lock-their-doors-minister-to-lam-dreams-of-the-ancient-peace-08092023123741.html/@@images/5aae03ff-b6cf-4915-adb8-c803b5ca5270.jpeg

Ảnh minh họa: Ông Tô Lâm (phải), Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.  (AFP PHOTO)

 

Bộ trưởng Bộ Công an – Đại tướng Tô Lâm khi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương hôm 8/8/2023 đặt vấn đề đảm bảo an ninh trật tự cho nhân dân đặt lên hàng đầu, đảm bảo sự bình yên cho nhân dân. Cụ thể ông Lâm yêu cầu: ‘Làm thế nào để dân đi vắng, đi ngủ không phải khóa cửa’.

 

Ông T. – một người dân sống tại thành phố Hồ Chí Minh không muốn nêu tên đầy đủ vì lý do an toàn, nói với RFA hôm 9/8/2023:

 

“Ông Tô Lâm nói theo kiểu hoang tưởng, mị dân, ý là xã hội chủ nghĩa sẽ được như thế, nhưng thật sự ngày càng tồi tệ, dân tình ngày càng khổ… Bây giờ tình hình an ninh trật tự như những người dân thường nói, cứ 100 mét vuông là có 20 tên ăn cướp ăn trộm, xã hội thực tế hiện nay là như vậy, hở ra là mất… Chính vì vậy có những vụ chết cháy rất thương tâm, vì người ta phải rào nhà kiểu như chuồng cu để chống trộm, từ chỗ đó khi có hỏa hoạn không thể thoát ra được và chịu chết trong nhà.”

 

Theo ông T., đó là những cái chết thương tâm mà nguyên nhân là vì phải 'rào nhà- chống trộm'. Ông T. nói tiếp:

 

“Có câu là cùng khổ thì sẽ sinh ra tệ nạn, sẽ xảy ra trộm cướp nhiễu lọan cả xã hội. Ông Tô Lâm nói như vậy thì hầu như là không có và không thể xảy ra trong xã hội chủ nghĩa, đó là điều hoang tưởng nhưng người ta vẫn cứ đưa lên để mị dân.”

 

Tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 11 năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, tội phạm tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng 40,97% trong năm 2022. Còn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng tại kỳ họp này cho biết, trong năm 2022 tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm gây bức xúc trong dư luận xã hội tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là tội phạm giết người tăng 13,17%.

 

Trở lại với yêu cầu của ông Tô Lâm ‘làm sao để dân đi vắng, đi ngủ không phải khóa cửa’… luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Đức Quốc hôm 9/8 nhận định với RFA:

 

“Ông Tô Lâm ở trên ghế bộ trưởng không đi sát với tình hình thực tế ở Hải Dương nói riêng, cũng như các địa phương trên cả nước nói chung. Qua mạng xã hội chúng ta đã thấy người dân Việt Nam ví dụ có trồng cây mít hay kể cả thùng rác thì họ đều phải dùng khóa để khóa tất cả lại… Cho nên việc ông Lâm yêu cầu công an Hải Dương phải trấn áp tội phạm tới mức mà người dân có thể đi ngủ không phải đóng cửa thì chỉ mang tính hoang tưởng, không có một chút thực tế nào so với điều kiện hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, cũng như vấn đề an ninh trật tự ở Việt Nam.”

 

Theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, trong lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự cho người dân thì công an không đảm bảo, trong khi đó lĩnh vực bảo vệ quyền lực tuyệt đối của Đảng và chế độ thì Việt Nam làm rất triệt để. Gần như các tiếng nói bất đồng chính kiến đối lập ở Việt Nam hoặc các tổ chức xã hội dân sự độc lập gần như bị dập tắt và xóa sổ hoàn toàn. Ông Đài nói tiếp:

 

“Trong khi đó vấn đề tội phạm Việt Nam mỗi một năm đều có mức tăng trưởng khủng khiếp, từ 10% đến 20 % tăng trưởng tội phạm hình sự hàng năm. Ở các nước tư bản thì những người đứng đầu như Bộ trưởng Tô Lâm không bao giờ cần thiết phải yêu cầu điều đó đối với cảnh sát địa phương. Bởi vì bất kể người nào khi bước chân vào nghề cảnh sát đều hiểu rõ trách nhiệm là đảm bảo một cách an toàn tuyệt đối cho người dân. Ở Việt Nam, giữa tội phạm và công an người dân Việt Nam đều nhìn thấy rõ có sự cấu kết với nhau. Nếu như không có tội phạm, thì công an không tồn tại được, không có tội phạm thì công an không được tăng ngân sách, không được tăng quân hàm…”

 

Theo luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, mối quan hệ giữa tội phạm và ngành công an Việt Nam là mối quan hệ cộng sinh với nhau.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-who-sleep-do-not-have-to-lock-their-doors-minister-to-lam-dreams-of-the-ancient-peace-08092023123741.html/c3b5037c-baaf-489f-9873-33db190e8da6.jpeg/@@images/a7f7d4d0-17b0-4e54-8053-80b47e8f8826.jpeg

Ảnh minh họa: Hai cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị hộ tống tới phòng xử án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ vào ngày 30 tháng 11 năm 2018. AP PHOTO.

 

Nhiều năm qua, có nhiều vụ bê bối của ngành công an bị đưa ra công luận. Nhiều tướng trong Quân đội và Công an Việt Nam bị kỷ luật vì tham nhũng, lợi dụng chức vụ- quyền hạn để làm những chuyện sai trái… Đơn cử như năm 2018, cựu trung tướng công an, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh, bị tuyên chín năm tù, và cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao bị phạt 10 năm tù vì những liên can đến đường dây đánh bạc ngàn tỷ trên mạng.

 

Đến năm 2019, ông Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công An, bị tuyên tổng cộng 12 năm tù và ông Phan Hữu Bách, cựu Phó Cục Trưởng B61, Tổng Cục Tình báo, Bộ Công an cũng bị tuyên tổng cộng 11 năm tù. Cả hai đều bị kết tội ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’.

 

Tuy nhiên nhiều nhân vật xuất thân từ công an hiện vẫn giữ những vị trí quan trọng trong Bộ chính trị và trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Dù có nhiều bê bối nhưng dư luận vẫn cho rằng Đảng và Nhà nước luôn ưu ái cho ngành công an?

 

Một cựu trung tá Công an ở Sài Gòn, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này nói:

 

“Nói về năng lực thì công an Việt Nam là một trong những công an giỏi, không có tổ chức phản động nào tồn tại được ở Việt Nam, ngo ngoe là bắt liền. Nhưng cá nhân thì khác, như vừa rồi ba công an đi bắn dê là làm bậy, công an bảo vệ dân thì lại đi ăn cắp của dân. Hay mấy ông cảnh sát biển, thực chất là công an qua, tham nhũng 50 tỷ chia nhau và bị trừng trị.”

 

Đó là những minh chứng rõ nét, lực lượng công an lâu nay không thực hiện chức năng chính của họ là giữ gìn an ninh, trật tự xã hội cho dân chúng.

 

--------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

·        Công an để “bảo vệ dân” hay “ăn cắp của dân”?

·        Liệu có đội ngũ công an trong sạch khi chỉ kêu gọi bằng lời?

·        Vì sao đảng ưu ái ngành công an?

·        Ảnh công an diễn 'giúp dân' không giúp xóa mờ cảnh thật đánh dân!

·        CSGT mặc thường phục giám sát giao thông: Dễ lạm quyền, khuất tất?

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats