Thursday, 6 April 2023

VÒI BẠCH TUỘC HÚT MÁU DÂN - DU LỊCH NGÁP RUỒI (Chu Mộng Long)

 



Vòi bạch tuộc hút máu dân

Chu Mộng Long

06/04/2023

https://baotiengdan.com/2023/04/06/voi-bach-tuoc-hut-mau-dan/

 

Trong vụ “chuyến bay giải cứu”, Bộ Công an đã truy tố tổng cộng 54 bị can tại 9 đơn vị của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp có liên quan. Các bị can đều là quan chức cao cấp, thấp nhất cũng là một thư kí của Phó Thủ tướng, của Bộ trưởng, Thứ trưởng. Về chức năng, Phó Thủ tướng chính là cánh tay của Thủ tướng.

 

Các bộ, ngành bao gồm: Thường trực Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Cục Lãnh sự, Bộ Y tế, Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Hàng không, Bộ Giao thông vận tải, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Nam. Số tiền mỗi cá nhân nhận hối lộ từ vài tỉ lên đến gần 50 tỉ đồng. Tổng cộng số tiền hối lộ có thể vượt số tiền toàn dân đóng góp vào quỹ hỗ trợ chống dịch.

 

Chuyến bay giải cứu được xem là “nhân đạo chưa từng có”, “niềm tự hào và ngạo nghễ Việt Nam”! Có nghĩa là các quan chức này tự hào và ngạo nghễ nhận hối lộ chứ không phải lén lút phạm tội. Chúng đã thực hiện “chủ nghĩa nhân đạo” trên xương máu 40 ngàn người chết dịch.

 

Hình  : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/04/1-10.jpg

Bốn bị can từ trái qua: Tô Anh Dũng, Nguyễn Quang Linh, Chử Xuân Dũng và Trần Văn Tân. Nguồn: Bộ Công an via báo Thanh Niên

 

Thời điểm đó từng có phản ánh của nạn nhân, rằng ngoài buộc phải đưa hối lộ, khi lên máy bay còn bị vòi vĩnh đóng góp cho các trại cách ly. Nhưng các phản ánh đều bị dập tắt bởi luận điệu cũng rất ngạo nghễ, rằng đó là sự vô ơn, bạc nghĩa với các ân nhân là những bộ, ngành trên. Thậm chí nếu bình luận trái chiều còn bị quy kết tội phản động và bị xử phạt.

 

Tôi thì hình dung, cái cơ chế bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ cùng thực thi nhiệm vụ chính trị là để giám sát lẫn nhau. Nhưng tất cả lại liên kết như những cái vòi của một con bạch tuộc khổng lồ thi nhau hút máu nạn nhân. Một thằng thư kí của Thứ trưởng mà chỉ trong vài tháng thực hiện 180 vụ nhận hối lộ với số tiền lên trên 42 tỉ đồng, thì rõ ràng vòi bạch tuộc lớn là Chính phủ còn sinh thêm vòi bạch tuộc nhỏ hơn là bộ, ngành, địa phương và nhỏ đến mức một thư ký quèn cũng thi đua hút máu dân!

 

Không khởi tố vụ án này, Chính phủ chẳng còn mặt mũi nào nhìn dân!

 

Thời phong kiến, cùng lắm là “Bộ Công, Bộ Hộ, Bộ Hình/ Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi”. Nay có đến 9 bộ, ngành của Chính phủ cùng hút máu dân, ngay tại thời điểm mà một cụ bà, một em bé sẵn sàng nhịn ăn để đóng góp gạo, tiền chống dịch!

 

Đưa lên giàn hỏa thiêu con bạch tuộc ấy được chưa? Theo tôi, nếu nhân đạo thì đưa chúng ra quảng trường nào đó, để dân ỉa cho chúng ăn. Không cần nhốt, tốn tiền cơm!

 

Chu Mộng Long

------

Thông tin mới nhất là thêm Bộ Quốc phòng.

 

.

Hình :

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6876777232336461&set=pcb.6876787919002059

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6876777225669795&set=pcb.6876787919002059

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6876777235669794&set=pcb.6876787919002059

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6876823892331795&set=pcb.6876787919002059

 

===========

 

DU LỊCH NGÁP RUỒI   

Chu Mộng Long

4-4-2023  13:00   

https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/pfbid02YYwiP1jdAGYs1WMjWvQJ8X59E5v6obsVc1vfjMd9tHnxnskpX6JEn71Ri9ZMgM23l

 

Trang thông tin của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An liệt kê danh mục 6 bảo tàng:

 

1) Bảo tàng Lịch sử Văn hóa (10B Trần Hưng Đạo),

2) Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch (80 Trần Phú),

3) Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh (149 Trần Phú),

4) Bảo tàng Văn hóa Dân gian (33 Nguyễn Thái Học),

5) Nhà Lưu niệm Cao Hồng Lãnh (129 Trần Phú),

6) Phòng Truyền thống cách mạng (10B Trần Hưng Đạo).

 

Ở Hội An mấy ngày, tôi cố gắng vào một số địa chỉ trên. Mặc dù khách du lịch rất đông, nhưng chủ yếu người ta đi dạo bộ ngắm nhìn phố đèn lồng, mua đồ lưu niệm và ngồi ăn uống ở các quán dọc hai bên bờ sông. Khi tôi mua vé vào một số bảo tàng, chỉ thấy bên trong một vài nhân viên ngồi... ngáp ruồi. Một bảo tàng đáng xem nhất như Bảo tàng Văn hóa dân gian, ở đó có những hiện vật nơi khác không có, thì lại không có một du khách nào!

 

Đó là thời điểm Hội An không bán vé vào phố. Nay nếu lập BOT thu tiền vào phố, cộng thêm số tiền vé thu ngay tại các bảo tàng trên, tôi dám chắc du khách sẽ quay lưng và có lẽ nhân viên bảo tàng chỉ biết... ngủ suốt ngày!

 

Mà không chỉ nhân viên bảo tàng, những người bán hàng nơi phố cổ cũng suốt ngày... ngáp ruồi!

 

Tình trạng ngáp ruồi ở nhiều khu du lịch trên đất nước này là có thật. Đó là những nơi lẽ ra không nên bán vé thì người ta lại tổ chức bán vé. Chẳng hạn, các ngôi chùa cổ kính, các bãi biển tự nhiên, các đền tháp đơn lẻ,... lẽ ra chỉ thu tiền một gói theo tua thì người ta lại bạ đâu thu đó. Du khách ghét nên chẳng thèm vào.

 

Một khu vực nào đó, tư nhân bỏ tiền ra đầu tư, họ có quyền thu tiền vé, coi như kinh doanh. Đằng này, thiên nhiên là của đất nước được nhân dân bảo vệ bằng xương máu, di sản là của cha ông tạo ra, lẽ ra nhân dân được hưởng (như Cambot chẳng hạn), thì người ta cứ tận thu như là của riêng mình. Nhiều khu di sản thiên nhiên và lịch sử, người ta chỉ cần tri trét vào đó màu mè như trẻ con chơi nghịch là có thể thu tiền. Đó là lý do du khách người Việt chán ghét ngay chính cái đất nước và sản phẩm của cha ông mình.

 

Nhớ cách đây mươi năm, một giáo sư ở Hà Nội nhờ tôi dẫn đi thắp hương mộ Hàn Mặc Tử. Khi đến cổng phải mua vé, vị giáo sư trố mắt: "Thắp hương cho mộ một nhà thơ mà phải mua vé sao?" Khi leo lên đến mộ, gặp người giữ mộ tóc tai bờm xờm đang ngáp ruồi, tay đưa bó nhang và đòi lấy tiền nhang, giáo sư hỏi: "Không có ai được phép vào đây mà vẫn cần người giữ mộ sao?" Tôi bật cười: "Có ma nào ở đây phá phách mà giữ? Anh ấy ngủ suốt ngày chứ biết gì mà giữ mộ?"

 

Hôm sau Tết, cả nhà tôi đi thành Hoàng Đế, bèn ghé qua Tháp Cánh Tiên. Tháp này tôi đi mấy lần vào cái thời còn hoang dã. Nay thấy một hàng rào bao quanh, không biết làm từ bao giờ nay đã rệu rã, có đoạn đang đổ nát. Mà cái tường rào bằng sắt, sơn xanh lè, chẳng ăn nhập gì với tháp cổ. Trông giống như cái Tháp và Thần linh bị nhốt trong một cái chuồng. Cổng đóng, có quầy thu tiền vé nhưng không có ai trực. Chờ mãi thì có một ông già khoảng 70 lóc cóc chiếc xe đạp đến thu tiền vé và mở cổng. Tháp vắng như chùa bà Banh. Không biết một tháng thu được bao nhiêu để nuôi cái ông lão ấy? Chắc chắn không phải dùng tiền vé để trùng tu, bởi ngoài cái tường rào thú kia, toàn bộ sự trùng tu là do Cộng hòa liên bang Đức tài trợ và thi công.

 

Vào bên trong tường rào, leo lên chân tháp và đi quanh tháp, tôi quan sát thấy rác rưởi, chai lọ ngổn ngang. Chắc chắn không phải khách du lịch, vì tôi hình dung chẳng có ma nào đến. Các chai lọ ngổn ngang ấy chỉ có thể là sản phẩm của quân đánh bạc và bợm nhậu ở địa phương.

 

Ấy đấy, làm du lịch mà bạ đâu thu tiền đó thì chỉ có ngáp ruồi và ăn cám! Vậy nhưng họ bất chấp, thà ngáp ruồi và ăn cám hơn là bỏ phí của giời. Sang Cambot mà học cách làm du lịch của người Cambot. Họ bảo tồn di sản một cách bài bản, cái gì cần thu và cái gì không cần thu. Điều quan trọng là quảng bá di sản, thu tiền khách nước ngoài, không thu tiền dân. Tổ chức du lịch là để tạo công ăn việc làm cho dân, đó mới là nguồn lợi đích thực. Adam Smith nói, một quốc gia mà chỉ nghĩ thu tiền dân, dù là tiền thuế để phát triển kinh tế, thì chẳng khác ngồi trong chậu tự nắm tóc mình kéo lên!

 

Chu Mộng Long

-----

Hình ảnh Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An, chỉ có nhân viên ngáp ruồi!

https://www.facebook.com/photo?fbid=6873970962617088&set=a.1250972568250317

 

.

38 BÌNH LUẬN   





No comments:

Post a Comment

View My Stats