Monday, 24 April 2023

NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG ĐOẠT GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC THẾ GIỚI : TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM IM LẶNG!

 



Nhà văn Dương Thu Hương đoạt Giải thưởng Văn học Thế giới: truyền thông Nhà nước Việt Nam im lặng!

RFA
2023.04.24

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-is-the-state-press-silent-about-the-case-that-duongthuhuong-won-an-international-prize-04242023133317.html

 

Ban giám khảo Giải Cino Del Duca trao Giải thưởng Văn học Thế giới năm 2023 cho nhà văn Dương Thu Hương hôm 21/4.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-is-the-state-press-silent-about-the-case-that-duongthuhuong-won-an-international-prize-04242023133317.html/@@images/effaa4c1-7a1c-4c86-972e-05d231a62446.jpeg

Bà Dương Thu Hương sang Pháp nhận Huân chương Văn hóa Nghệ thuật năm 1994.  AFP

 

Theo Ban Giám khảo, giải thưởng với giá trị hiện kim 200.000 Euro, được trao cho bà Dương Thu Hương để khen tặng “một nhà văn lớn mà tác phẩm và nhân cách độc đáo chứa đựng thông điệp của chủ nghĩa nhân văn hiện đại”. Dự kiến lễ trao giải cho nhà văn Dương Thu Hương sẽ được tổ chức vào ngày 21 tháng 6 tới đây tại trụ sở Viện Hàn Lâm Pháp. Không một cơ quan truyền thông nào ở trong nước Việt Nam loan tin này.

 

Trước đó, hôm 17 tháng 4, nhà phê bình văn học Đặng Tiến qua đời ở Pháp được một số tờ báo như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ Nữ đưa tin, nhưng bị rút xuống ngay sau đó. Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, thành viên của Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập, khẳng định với RFA hôm 21 tháng 4 năm 2023:

 

“Chuyện gỡ bài là có thật và tôi có thông tin của người bạn của tôi làm nghề báo. Tôi có đọc được cái chỉ thị, tin nhắn thì đúng hơn.

Nguyên văn: Về trường hợp ông Đặng Tiến vừa qua đời tại Pháp, đề nghị các cơ quan báo chí không thông tin (nếu đã thông tin thì gỡ ngay), vì đây là nhân vật tham gia tổ chức chống Đảng và Nhà nước Việt Nam (Văn đoàn Độc lập). Trân trọng.”

 

Chuyện báo chí Nhà nước đưa tin rồi rút xuống từng xảy ra nhiều lần với những thông tin bị coi là “nhạy cảm”. Tuy báo chí không đăng hay đăng rồi gỡ thì người dân vẫn có thể biết tin qua báo chí nước ngoài, hoặc qua mạng xã hội. Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già nói với RFA quan điểm của ông:

 

“Theo tôi, đối với truyền thông của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì họ có ba cái nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất là chưa và thiếu. Ví dụ như chưa chính xác, thiếu trách nhiệm. Nguyên tắc thứ hai là chụp mũ, và nguyên tắc thứ ba là phản bác. Đó là ba nguyên tắc chính trong vấn đề truyền thông báo chí của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam suốt hàng chục năm qua.

Riêng đối với trường hợp bà Dương Thu Hương, đồng loạt tất cả các báo đều im lặng hết, mặc dù đây là một giải thưởng có thể nói là giá trị và danh giá, bởi đó là lần đầu tiên một người Việt Nam đạt được một giải tầm cỡ như vậy. Tuy nhiên, sự im lặng của họ đúng và nhất quán theo ba nguyên tắc của họ cho nên tôi không ngạc nhiên khi họ im lặng trước thông tin này. Trong mắt họ, bà Dương Thu Hương là một kẻ phản bội. Mà điều lệ đảng đã quy định từ xưa đến nay là phải trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.”

 

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì cho rằng:

“Theo tôi nghĩ, do bà Dương Thu Hương là một nhà văn phản biện Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bà chống Đảng và Nhà nước. Với những người đó thì có giải thưởng gì báo chí trong nước cũng không đăng. Những tác phẩm của bà về sau này cũng vẫn có tính chất phản biện cho nên họ không thích.”

 

Bà Dương Thu Hương viết nhiều tác phẩm như Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Những Thiên Đường Mù, Quãng Đời Đánh Mất, Chốn Vắng, Đỉnh Cao Chói Lọi, Hậu Cung Của Con Tim… Các tác phẩm của bà không được phép xuất bản hay lưu hành tại Việt Nam vì lý do chính trị. Bà bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam 1989. Hai năm sau bà bị bắt giam vì kêu gọi cải tổ dân chủ và chỉ được cho sang Pháp nhận Huân chương Văn hóa Nghệ thuật năm 1994 sau khi có sự can thiệp của phu nhân tổng thống Pháp lúc đó. 

 

Thông tin bà Dương Thu Hương, một nhà văn gốc Việt đoạt Giải thưởng Văn học Thế giới, không được bất cứ cơ quan truyền thông chính thống nào của Nhà nước Việt Nam đưa tin. Trong khi đó, tin diễn viên Quan Kế Huy đoạt giải Oscar lại được báo chí rầm rộ đưa tin.

 

Hình : https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-is-the-state-press-silent-about-the-case-that-duongthuhuong-won-an-international-prize-04242023133317.html/342810304_942078047213830_4619203551924546020_n-1.jpg/@@images/5558c4ad-a870-409d-aabf-a32b83332158.jpeg

 

Không chỉ trường hợp diễn viên Quan Kế Huy, hồi tháng 2 vừa qua, báo Tiền Phong có bài viết tựa “Chung Nguyen Do, tài năng gốc Việt được Barca thèm khát là ai?”, viết về cầu thủ 17 tuổi ở Bulgaria mang 100% dòng máu Việt Nam.

 

Lý do được nhà thơ Liêu Thái ở Đà Nẵng nêu ra:

 

Mình phải nói thẳng với nhau là báo chí trong nước, báo chí Nhà nước Việt Nam, chỉ để phục vụ chính trị. Chắc chắn những vấn đề có một chút nhạy cảm chính trị thì họ hoàn toàn không đăng tin.

 

Xét về mặt chính trị, tất cả những tác phẩm của bà Dương Thu Hương đều nhằm đưa một cái nhìn mới cởi mở hơn, một cái nhìn đa diện hơn,  đa nguyên hơn về mặt chính trị thì chắc chắn nó đụng chạm đến một cái đại tự sự giống như là một điển tích rồi. Nó thành một cái gọi là cái khuôn mẫu mà nó không muốn bức thoát. Mà thực tế nó cũng không thể bức thoát, bởi vì bức thoát thì nó trở thành cái khác rồi.  Cho nên chắc chắn một điều, rất khó để nói rằng thông tin đoạt giải của nhà văn Dương Thu Hương sẽ được báo chí Nhà nước đưa tin.”

 

Cách đây chưa đến một năm, khi ông Tô Văn Lai, người sáng lập hai trung tâm Thúy Nga và Thúy Nga Paris By Night qua đời, các tờ báo lớn của Nhà nước Việt Nam như báo Thanh Niên, Pháp Luật, Người Lao Động, Dân Trí, Tiền Phong… đều có những bài viết về ông rất kịp thời. Nhưng chỉ vài tiếng sau đã bị rút xuống, không còn có thể truy cập được mà không có lời giải thích. Dư luận lúc bấy giờ đặt dấu hỏi về sự thực tâm trong chính sách hoà giải, hòa hợp dân tộc của Chính phủ Hà Nội.

 

Nhạc sĩ Tuấn Khanh nói với RFA suy nghĩ của ông sáng 24 tháng 4 năm 2023:

 

Họ luôn dựa trên cái lằn chỉ đỏ của tư tưởng cách mạng để xét đoán xem ai là người được coi là đứng trong cùng một cái hệ thống của họ, hay được nhắc tới. Điều này nó đã xảy ra từ rất nhiều năm rồi. Với trường hợp bà Dương Thu Hương, bà Dương Thu Hương là một nhân vật từ trong thế hệ cách mạng bước ra và phản tỉnh, đòi hỏi của cuộc cách mạng khác trong lòng của nhà nước. Cho nên nói gì thì nói, bà đã tự bước ra khỏi lằn ranh của sợi chỉ đỏ rồi.

 

Mặc dù là Việt Nam đang đổi mới và đã phát triển, nhưng cách thức đối xử và nhìn nhận con người vẫn không khác nào nhà nước Việt Nam từ năm 1954. Cho đến nay, những gì hay mà có vẻ gần ở vùng xám, tức là không phải vùng đen chống lại nhà nước, thì họ thỉnh thoảng tìm cách lôi kéo để tỏ ra một sự thống nhất.

 

Nhưng những ai thuộc vùng đen, hay vùng xám mà bộc lộ một chút quan điểm chính trị có sự khác biệt, thì nó hoàn toàn nằm ngoài cái khung của nhà nước. Họ được chọn lựa để đưa vào quyền kiểm soát của họ về truyền thông cũng như nhận thức của người dân.”

 

Bà Dương Thu Hương, trong một trả lời phỏng vấn nhà báo Đinh Quang Anh Thái hồi năm 2011, tâm sự: “Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ…”

 

============

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

 

Phỏng vấn người đề cử giải Nobel cho Dương Thu Hương

 

Trao đổi Thư tín với Thính giả (ngày 30.1.2009)

 

Cuộc trò chuyện với nhà văn Dương Thu Hương tại thư viện New York





No comments:

Post a Comment

View My Stats