Monday 10 April 2023

BANG GIAO VIỆT - MỸ THỜI HẬU CHIẾN QUA CÁC MỐI QUAN HỆ HUYẾT THỐNG (Heather Marie Stur  -  Diplomatic History)

 



Bang giao Việt-Mỹ thời hậu chiến qua các mối quan hệ huyết thống

Heather Marie Stur  -  Diplomatic History

Đỗ Kim Thêm dịch

10/04/2023

https://baotiengdan.com/2023/04/10/bang-giao-viet-my-thoi-hau-chien-qua-cac-moi-quan-he-huyet-thong/

 

Điểm sách: After Saigon’s Fall: Refugees and US-Vietnamese Relations, 1975-2000, của tác giả Amanda C. Demmer. New York: Cambridge University Press, 2021.

 

Hình : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/04/1-13-1068x1424.jpeg

Ảnh bìa sách “After Saigon’s Fall”, của tác giả Amanda C. Demmer

 

Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là “con chuồn chuồn”, đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.

 

Những con chuồn chuồn đã đưa các bà vợ và con cái ra khỏi Việt Nam, trong khi một số người chồng và cha từng phục vụ trong quân đội miền Nam Việt Nam hoặc làm việc với người Mỹ đã bị bỏ lại. Các quan chức Hà Nội đã đưa một số người này đến các trại cải tạo trong nhiều năm. Số phận của những người khác thì không rõ.

 

Với ngày 30 tháng 4 năm 1975, các nhà sử học đã chấm dứt câu chuyện kể về chiến tranh Việt Nam khi họ xem như là chung kết, nhưng Amanda Demmer đưa ra một tu chỉnh quan trọng đối với điều hợp lý này. Mặc dù ngày này đánh dấu sự kết thúc của cuộc can dự quân sự và chính trị trực tiếp của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam, nhưng nó cũng báo hiệu sự khởi đầu của một chương mới trong các mối quan hệ Việt- Mỹ. Các mối quan hệ huyết thống đã liên kết hai nước.

 

Cho đến khoảng một thập nước trước, người miền Nam Việt Nam vẫn đứng bên lề của câu chuyện kể về cuộc chiến quy ước tại Việt Nam, nếu các học giả gọp chung tất cả họ lại. Bằng cách đặt những người tị nạn vào trọng tâm câu chuyện của mình, Demmer không chỉ khuếch đại các tiếng nói của người miền Nam Việt Nam, mà còn làm thay đổi cuộc thảo luận về mối quan hệ hậu chiến của Hoa Kỳ với Việt Nam, bất chấp hình ảnh một cảnh quan vội vã bừa bãi của một cuộc tháo chạy khỏi miền Nam Việt Nam, chính quyền tổng thống Mỹ Gerald Ford và sự sụp đổ của Sài Gòn. Trong hai thập niên tiếp theo, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhiều lần tổ chức các cuộc đàm phán liên quan đến người tị nạn, những người bị giam giữ trong trại cải tạo và các tù nhân chiến tranh.

 

Washington và Hà Nội không thể bỏ rơi nhau, ngay cả khi họ không nói chuyện về các điều kiện một cách chính thức. Chấn thương của sự chia cách gia đình sau chiến tranh qua tình trạng lưu vong và tù đày đã khiến cho nhiều người Mỹ và Việt qua hàng ngàn dặm xem những người thân như xa lạ, họ đang tìm cách nào đó để vượt qua sự tan vỡ của tổ tiên. Các nhà hoạch định chính sách đã nêu rõ mối quan hệ gia đình trong tinh thần nhân đạo và các điều kiện về nhân quyền, và cố gắng giải quyết những hậu quả thuộc về cá nhân của chiến tranh, cuối cùng đã dẫn đến việc bình thường hóa trong hai mươi năm.

 

Như Demmer lập luận một cách rất thuyết phục, bình thường hóa các mối quan hệ Việt- Mỹ là một tiến trình dài hai mươi năm, không phải chỉ một thời điểm duy nhất vào năm 1995.

 

Những nỗ lực của Washington nhằm chữa lành chấn thương chiến tranh của người miền Nam Việt Nam đòi hỏi có sự tham gia của Hà Nội. Để nêu cao tính liên tục trong mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ, Demmer nhấn mạnh vai trò của Quốc hội trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, vai trò trọng tâm của vấn đề nhân quyền trong ý thức hệ về ngoại giao và sự quan tâm nhất quán của chính phủ Hoa Kỳ dành cho những người tị nạn Đông Dương, người Việt, cũng như những người Campuchia chạy trốn khỏi cuộc tắm máu của Khmer Đỏ.

 

Sự ủng hộ của hai đảng trong Quốc hội về việc tái định cư cho người tị nạn bảo đảm rằng hoàn cảnh cấp thiết của những người nhập cư Đông Dương vẫn còn nằm trong các cuộc thảo luận về lập pháp, mà ngay cả khi các vị tổng thống đã thay đổi sự quan tâm sang các vấn đề khác.

 

Demmer cũng cho thấy các tác nhân không nằm trong chính quyền là những đường dẫn thông tin quan trọng về các trại cải tạo và tị nạn cho Quốc hội như thế nào. Khi các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Washington và Hà Nội bị đình trệ, các nhà hoạt động đã làm việc để duy trì động lực hướng tới việc giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân đạo thời hậu chiến.

 

Bà Ginetta Sagan và bà Khúc Minh Thơ dẫn đầu trong các nỗ lực, khi nhân danh cho những người tị nạn và tù nhân cải tạo miền Nam Việt Nam.

 

Bà Sagan sinh ở Ý vào thập niên 1920, gia đình tham gia cuộc kháng chiến chống phát xít trong Thế chiến thứ hai và cha mẹ bà đã bị giết. Bà gần như gặp phải một số phận tương tự trước khi những người đồng cảm giải cứu bà ra khỏi nhà tù vào năm 1945. Di cư đến Hoa Kỳ sau chiến tranh và định cư tại California, bà thành lập một phân bộ thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế ở bờ biển phía Tây và Quỹ Aurora, một tổ chức phi chính phủ, đấu tranh cho nhân quyền.

 

Bà Khúc Minh Thơ làm việc cho Toà Đại sứ của miền Nam Việt Nam ở Philippines. Người chồng đầu tiên của bà là một sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã tử thương trong khi chiến đấu, lúc bà Thơ đang mang thai đứa con thứ ba.

 

Bà Thơ đang ở Philippines khi Sài Gòn sụp đổ, nhưng các con và người chồng thứ hai của bà vẫn còn ở Việt Nam. Bà đã được nhập cảnh vào Mỹ và dành mười lăm năm tiếp theo để vận động cho những người tị nạn và bị giam giữ trong khi cố gắng đoàn tụ với gia đình của bà. Bà Thơ thành lập Hội Gia đình của các Tù nhân Chính trị người Việt Nam (Families of Vietnamese Political Prisoners Association, FVPPA) từ nhà riêng ở Virginia và kết nối với những người miền Nam Việt Nam lưu vong khác đang ở Hoa Kỳ, mà họ có người thân còn ở lại Việt Nam.

 

Bà Sagan và bà Thơ đã điều trần trước các Ủy ban Quốc hội về người tị nạn và trại cải tạo, và các báo cáo của hai bà đã ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.

 

Bằng cách tập trung vào công việc của bà Sagan và bà Thơ, Demmer tiết lộ vai trò của cảm xúc trong việc hoạch định chính sách và cách liên đới giữa giới tính và cảm xúc mở ra không gian và thậm chí mong đợi phụ nữ trở thành trung tâm của việc hoạch định chính sách trong thời kỳ xung đột và sau đó.

 

Cùng lúc với bà Sagan và bà Thơ tranh đấu cho việc đoàn tụ gia đình của người miền Nam Việt Nam, Sybil Stockdale (vợ của một tù nhân chiến tranh Việt Nam) thành lập Liên đoàn những người vợ và thay mặt để vận động cho các gia đình các tù nhân chiến tranh và mất tích trong khi đang chiến đấu (POW/MIA).

 

Những người phụ nữ này đã không đi ngược các quy ước về giới tính, và việc tuân thủ theo tinh thần phụ nữ truyền thống của họ đã mang lại cho họ lợi thế. Những nỗ lực của họ đã nhận được sự ủng hộ từ cả hai phía của các cuộc vận động hành lang tại quốc hội.

 

Việc trình bày các vấn đề trại tị nạn, trại cải tạo và POW/MIA là những vấn đề gia đình nhằm nhấn mạnh đến một trọng điểm mà người Mỹ đã đặt ra trong các kinh nghiệm và đấu tranh của các gia đình quân nhân trong thế kỷ XXI ở Iraq và Afghanistan.

 

Tập trung vào vấn đề gia đình, bằng cách nào đó, các vấn đề quân sự có vẻ như không có tính cách chính trị hoặc đáng được có sự ủng hộ của lưỡng đảng.

 

Nhân quyền là yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách của Hoa Kỳ sau năm 1975, nhưng Demmer cũng chỉ ra giới hạn của nó như một ý thức hệ về ngoại giao.

 

Khi Đổi mới, Việt Nam mở cửa đất nước ra trước thị trường toàn cầu, các [nhóm] lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ đã vận động hành lang để bình thường hóa mà không có sự bảo đảm từ phía Hà Nội về các biện pháp bảo vệ nhân quyền.

 

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, triển vọng về an ninh của Hoa Kỳ đã thay đổi, và việc cô lập Việt Nam là một cú đấm nhỏ hơn trong một phạm vi địa chính trị, vì vậy Hoa Kỳ ít có động lực khích lệ hơn để yêu cầu Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền.

 

Tuy nhiên, ngay cả khi nhân quyền mất thu hút về mặt ngoại giao, miền Nam Việt Nam vẫn là một mối quan tâm đối với người Mỹ.

 

Demmer đi đến kết luận đầy thách thức là, mặc dù Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, nhưng họ vẫn tiếp tục giữ người miền Nam Việt Nam trong một mối quan hệ đặc biệt.

 

Với chuyên khảo được nghiên cứu công phu và được diễn đạt rất trong sáng này, Demmer đã hoàn tất được hai kỳ công.

 

Đầu tiên, bà minh họa một cách thuyết phục rằng, ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một điểm kết thúc giả tạo, nếu không muốn nói là không chính xác cho chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ đã không phủi tay vô trách nhiệm đối với Việt Nam khi người Mỹ cuối cùng rời khỏi đất nước.

 

Từ kế hoạch thời tổng thống Ford cho việc tái định cư người tị nạn Việt Nam, đến việc kiên quyết của Reagan trong trách nhiệm toàn diện đối với các POW/ MIA của Hoa Kỳ, sự tham gia của Hoa Kỳ với Việt Nam bắt đầu từ thập niên 1940 vẫn tiếp tục cho đến thập niên 1990.

 

Mặc dù Hoa Kỳ đã cô lập Việt Nam về mặt ngoại giao và kinh tế trong suốt hai thập niên sau khi Sài Gòn sụp đổ, Washington và Hà Nội đã hợp tác để đưa ra và thực hiện các chương trình tái định cư và hồi hương. Sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam luôn gắn liền với việc xây dựng đất nước về mặt chính trị, và sứ mệnh này không bao giờ bị cắt giảm và khô cằn, vì vậy khi cho rằng có những khởi điểm và chung điểm rời rạc không thể hiện chính xác về việc can dự của Hoa Kỳ ở Việt Nam.

 

Thứ hai, Demmer bổ sung cho nỗ lực về nghiên cứu lịch sử, nhằm loại bỏ các câu chuyện kể về chiến tranh Việt Nam ra khỏi sự đóng kín trước đó của một nhóm các nhà sử học và phóng viên, họ là những cá nhân đầu tư vào trong một quan điểm cụ thể, mà nó đã dẫn đến một câu chuyện không đầy đủ về cuộc chiến và hậu quả của nó.

 

Đối với các nhà sử học, không nên mất hơn bốn mươi năm để tìm hiểu về các kinh nghiệm của người miền Nam Việt Nam, trại cải tạo và vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Thực hiện những việc như vậy, đòi hỏi nhiều viễn kiến của người Việt và thách thức tinh thần tương đối đã chấp nhận coi một cuộc sống mười năm trong trại cải tạo là lãng phí vì họ đã chiến đấu cho phía thua cuộc.

 

Khi xem miền Nam Việt Nam và người miền Nam một cách nghiêm túc, Demmer tiết lộ rằng, thật là kỳ lạ khi Hà Nội trong chừng mực cũng làm như vậy, đã giúp thúc đẩy bình thường hóa với Hoa Kỳ. Demmer khéo léo và vô tư khi điều hướng giữa các tác nhân và triển vọng lịch sử khác nhau, không đưa ra yêu sách đối với một trường phái chuyên biệt nào về chiến tranh Việt Nam.

 

Công trình của Demmer không khác gì một mô hình ngắn gọn cho cách viết lịch sử mới của chiến tranh Việt Nam nên như thế nào. Không thể thời sự hơn được nữa với cách này.

 

Khi Hoa Kỳ rút ra khỏi Afghanistan, người Mỹ cần quyết định phải làm gì đối với các đồng minh Afghanistan của họ, những  người chạy trốn, cũng như những người bị bỏ lại.

 

Nếu việc tái định cư của những người tị nạn Afghan không chuyển thành những con bài để thương lượng trong địa chính trị, thì người Mỹ sẽ phải xác định mức độ mà họ coi nhân quyền là một mục tiêu ngoại giao đáng giá vì lợi ích riêng của mình.

 

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng sẽ phải chuẩn bị cho khả năng mà Taliban sẽ không hợp tác cởi mở như Hà Nội làm.

 

Đối với tất cả những khác biệt giữa Afghanistan và Việt Nam, những bài học mà Demmer đưa ra về các mối quan hệ huyết thống hình thành giữa người Mỹ và người Việt có liên quan đến mối quan hệ mà Hoa Kỳ hiện có với người Afghanistan và Taliban.

 

______

 

Tác giả: Heather Marie Stur, Ph.D. là Giáo sư Sử học, Đại Học Southern Mississippi và chuyên gia cao cấp tại Dale Center for the Study of War & Society và là tác giả sách “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties” (NXB Cambridge ấn hành năm 2020).

 

 

Bài liên quan:

 

Người Việt đừng quên ý nghĩa của ngày 30/4/1975 và chiến tranh Việt Nam

 

Người Mỹ không nên quên các bài học sống động của ngày 30/4/1975 và chiến tranh Việt Nam






No comments:

Post a Comment

View My Stats