Monday, 5 December 2022

WORLD CUP : TỪ MÌ XÀO ĐẾN SƠN HÀO HẢI VỊ (Nguyễn Xuân Thọ)

 



World Cup: Từ mì xào đến sơn hào hải vị

Tho Nguyen
5 tháng 12, 2022

https://saigonnhonews.com/world-cup-2022/world-cup-tu-mi-xao-den-son-hao-hai-vi/

 

World Cup 2022 đã khẳng định một điều: Nhiều tiền không giúp được gì mấy cho bóng đá. Ecuador, đội bóng trung bình của Nam Mỹ, đã giúp đội Qatar, đương kim vô địch châu Á, mở mắt. Biển cả khác xa ao nhà, dù là cái ao to.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1446929640.jpg

Ảnh: Elsa/Getty Images

 

Có tiền chưa chắc mua được tiên

 

Qatar sống trên núi tiền từ dầu mỏ đã đạt được khá nhiều. Có tiền thì một triệu người Qatar có thể sai khiến hai triệu nô lệ để làm cho xứ sở của họ trở thành tâm điểm thế giới. Không chỉ giải World Cup 2022 đầy tranh cãi, mà rất nhiều sự kiện thể thao và chính trị khác đã được tổ chức ở Doha. Qatar đã trở thành một siêu cường mini, thao túng các xung đột ở Trung Đông. Qatar đang là một đế quốc Hồi giáo khiến cả thế giới phải bàn với họ mỗi khi muốn đạt được điều gì ở Afghanistan. Nền bóng đá Qatar được bơm tiền để hy vọng làm nên cơm cháo gì đó trong cơ hội ngàn năm có một tại World Cup 2022 này.

 

Vô ích, vì bóng đá khác với chính trị và kinh tế ở chỗ nó là cái gì đó gắn với văn hóa, với truyền thống. Các nước mới giàu như Trung Quốc, Qatar có thể dùng tiền để khuynh đảo nền chính trị và kinh tế thế giới. Nhưng cho dù có mở các trung tâm đào tạo hiện đại nhất, có mời các huấn luyện viên giỏi nhất, có bỏ tiền mời các siêu sao về đá ở nước mình, bệnh lùn vẫn không thể khắc phục được.

 

Chỉ những huấn luyện viên tầm trung cần tiền và chỉ có các siêu sao về hưu trên sân cỏ châu Âu mới chạy sang các nước này. Vì bóng đá cần có truyền thống. Giải bóng đá Trung Quốc có nhiều khán giả nhất thế giới, ăn tiền khủng từ quảng cáo và vé bán, vẫn chỉ là giải bóng đá mỳ xào. Từ mỳ xào đến sơn hào hải vị không chỉ là các món đổ vào chảo, mà là nghệ thuật, là truyền thống và ngày nay còn là cả một nền khoa học. Tất cả điều đó không thể mua bằng tiền.

 

Ngay cả ở các nước châu Âu có trình độ bóng đá lâu đời, đổ tiền vào một CLB cũng không ăn nhanh được. Manchester City và Paris Saint-Germain mua cầu thủ cả tỷ đôla cũng phải chờ mỏi mắt mới hy vọng giành được Cup Champions League.

 

Bóng đá đỉnh cao vẫn thuộc về “thực dân”

 

Giải World Cup 2022 này đem lại nhiều bất ngờ đầy kịch tính, ví dụ như Đức thua Nhật, Saudi Arabia quật ngã Argentina. Xưa nay vẫn vậy. Từ năm 1966, Bắc Triều Tiên đã quật ngã Italy. Ở giải World Cup 2018, Đức cũng bị Nam Hàn cho về vườn từ vòng bảng. Đó là sự diệu kỳ luôn chứa đựng trong bóng đá.

 

Có điều là trật tự thế giới bóng đá vẫn chưa thay đổi về cơ bản: “Chủ nghĩa thực dân bóng đá” của châu Âu và Nam Mỹ vẫn ngự trị. “Các nước thế giới thứ ba” (trong bóng đá) như Nhật Bản, Nam Hàn, Saudi Arabia, Senegal v.v. có được những thành tích bất ngờ tại các giải World Cup chính vì nhờ có kinh nghiệm từ châu Âu do hội “lính đánh thuê” mang về. Nền bóng đá ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ, thể hiện qua các giải vô địch quốc gia và khu vực, vẫn là “ao làng” so với hai nền bóng đá kia. Do vậy việc các trai làng quật đổ các võ sỹ thành đô mới là niềm cảm hứng mà bóng đá đem lại. Ai cho rằng “ao ta” nay đã to như biển tức là vẫn ngộ nhận.

 

Khoảng cách đang rút ngắn lại, nhưng còn lâu mới đến lúc người Việt háo hức xem giải vô địch Nhật Bản qua kênh K+, chứ đừng mong dân Đức xem tường thuật tại chỗ trận chung kết AFF như ta thức đêm xem từng trận vòng bảng Euro.

 

Thử nhìn Đông Á

 

Qatar hy vọng dùng tiền để nâng đội bóng của mình lên tầm thế giới, như họ đã làm trong hàng không, vũ trụ, truyền hình, giáo dục đại học, dầu khí v.v. Nhưng bóng đá khó hơn nhiều. Một nước với gần một triệu công dân và chỉ có 6,000 người biết đá bóng thì khó thể hy vọng kiến tạo được một nền bóng đá mạnh.

 

Có chăng chỉ là một nền bóng đá gà nòi. Các nước nhỏ như Croatia vẫn có thể có nền bóng đá mà ai cũng nể, vì đằng sau đó là cả một dân tộc hâm mộ. Người Qatar kéo đến sân xem đội nhà vì lòng tự hào, vì nghĩ rằng đội nhà sẽ oai lắm, chứ không mấy ai hâm mộ bóng đá. Khi đội nhà thua Ecuador đến quả thứ hai (ngày 20 Tháng Mười Một) thì họ bỏ về hết, để cho các cầu thủ tội nghiệp cô đơn trên sân nhà. Đó không phải fan của một nền bóng đá. Tiền không mua được lòng hâm mộ là vậy.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-85758763.jpg

So với Hàn Quốc, bóng đá Bắc Hàn chênh lệch một trời một vực (ảnh: Koji Watanabe/Getty Images)

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats