Friday, 2 December 2022

PHI THUYỀN TRUNG QUỐC CHỞ 3 NGƯỜI CẶP TRẠM VŨ TRỤ THIÊN CUNG (AP)

 



Phi thuyền Trung Quốc chở ba người cập trạm vũ trụ Thiên Cung

AP

30/11/2022

https://www.voatiengviet.com/a/6856275.html

 

Sáng ngày 30/11, phi thuyền chở ba phi hành gia Trung Quốc đã cập vào trạm vũ trụ Thiên Cung, nơi họ sẽ có vài ngày để bàn giao với phi hành đoàn ba thành viên khác đã có mặt trên trạm và tiếp tục công việc xây dựng hoàn thiện trạm vũ trụ này, theo AP.

 

https://gdb.voanews.com/03370000-0aff-0242-839a-08dad2e36b13_w1023_r1_s.jpg

Tên lửa Trường Chinh -2F của Trung Quốc.

 

Phi thuyền Thần Châu-15 kết nối với trạm vũ trụ Thiên Cung diễn ra vào lúc 5:42 sáng ngày 30/11, khoảng 6 tiếng rưỡi sau khi được phóng đi bằng tên lửa Trường Chinh -2F từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền.

 

Sứ mệnh dài sáu tháng, do ông Fei Junlong chỉ huy và phi hành già kia là ông Deng Qingming và ông Zhang Lu, sẽ là nhiệm vụ cuối cùng trong giai đoạn xây dựng trạm vũ trụ, theo Cơ quan Vũ trụ có Người lái Trung Quốc (CMSA). Modun thứ ba và cũng là modun cuối cùng đã cập vào trạm hồi đầu tháng này, một trong những bước cuối cùng trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm duy trì sự hiện diện liên tục của phi hành đoàn trên quỹ đạo.

 

Phi hành đoàn của Thần Châu-15 sẽ có vài ngày bàn giao với phi hành đoàn ba thành viên đã có mặt trên trạm Thiên Cung. Ba phi hành gia đó sẽ trở về Trái đất sau sứ mệnh kéo dài sáu tháng của họ.

 

Ông Fei, 57 tuổi, là phi hành gia đã bay trong sứ mệnh Thần Châu-6 dài bốn ngày năm 2005 -- lần thứ hai Trung Quốc đưa người vào vũ trụ. Ông Deng và ông Zhang bay chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của họ.

 

Trạm không gian này hiện đã mở rộng đến kích thước tối đa, với ba modun và ba tàu vũ trụ được kết nối với tổng khối lượng gần 100 tấn.

 

Thiên Cung có thể chứa 6 phi hành gia cùng lúc và quá trình bàn giao sẽ mất khoảng một tuần. Nhiệm vụ lần này đánh dấu việc luân chuyển phi hành đoàn trên quỹ đạo lần đầu tiên của trạm.

 

Trung Quốc chưa cho biết cần phải làm thêm những công việc gì để hoàn thiện trạm này. Năm tới, họ có kế hoạch phóng kính viễn vọng không gian Tầm Thiên, mặc dù không phải là một phần của Thiên Cung, nhưng sẽ quay quanh quỹ đạo theo trình tự với trạm và thỉnh thoảng có thể cập vào trạm để bảo trì.

 

Nếu không kể các tàu vũ trụ kết nối vào trạm, trạm Thiên Cung của Trung Quốc nặng khoảng 66 tấn — chỉ bằng một phần của Trạm Vũ trụ Quốc tế, nơi có modun đầu tiên được phóng vào quỹ đạo vào năm 1998 và nặng khoảng 465 tấn.

 

Với tuổi thọ từ 10 đến 15 năm, Thiên Cung một ngày nào đó có thể là trạm vũ trụ duy nhất còn hoạt động nếu Trạm Vũ trụ Quốc tế ngừng hoạt động trong những năm tới theo kế hoạch.

 

Mặc dù chương trình không gian có người lái của Trung Quốc đã chính thức hoạt động tính đến năm nay được ba thập kỷ, nhưng nó thực sự được tiến hành vào năm 2003, khi Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba duy nhất sau Mỹ và Nga đưa người vào vũ trụ bằng chính nguồn lực của mình.

 

Chương trình được điều hành bởi quân ủy của Đảng Cộng sản cầm quyền, Quân đội Giải phóng Nhân dân, và đã tiến hành gần như hoàn toàn mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Hoa Kỳ đã loại Trung Quốc khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế vì các mối quan hệ quân sự trong chương trình của họ, mặc dù Trung Quốc đã tham gia hợp tác hạn chế với các cơ quan vũ trụ của các quốc gia khác.






No comments:

Post a Comment

View My Stats