Wednesday, 7 December 2022

HÀ NỘI và NHỮNG CÁI 'BẪY CỦ KHOAI' (Lê Thiệt / Saigon Nhỏ)

 


Hà Nội và những cái ‘bẫy củ khoai’

Lê Thiệt  - Saigon Nhỏ
6 tháng 12, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/ha-noi-va-nhung-cai-bay-cu-khoai/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/04-ha-noi-chat-chem-1.jpg

Quán hàng rong bị tố “hét giá” 80.000 đồng cho một củ khoai nướng – Ảnh: NVCC

 

“Khoái ăn sang” làm câu nói lái thời bao cấp, nghĩa là “sáng ăn khoai”. Hồi đó nếu không ăn khoai thì cũng chẳng có gì để ăn.

 

Hồi đó, khoai lang, khoai mì là thứ thực phẩm ngay cả heo còn chê, nhưng người vẫn phải ăn. Không ăn thì cũng chẳng có gì bỏ vào bụng cả.

 

Giờ thì khoai lang, khoai mì là món ăn vặt mà bọn trẻ rất thích. Nhiều gánh hàng rong ở Hà Nội bán khoai lang, khoai mật nướng đắt khách lắm. Tính ra chỉ có hơn 10.000 đồng một củ, thêm một trứng gà nướng 10.000 đồng, một trái bắp (ngô) nướng 15.000 đồng nữa, thì một người chỉ tốn từ 35.000 đồng đến 40.000 đồng là được một tối vui vẻ bên bạn bè.

 

Nắm được sở thích, tâm lý của nhiều người, những cái bẫy chặt chém được giăng ra khắp nơi ở Hà Nội, nhất là những nơi tập trung nhiều người đi dạo đêm. Đám chặt chém này không chỉ nhắm vào du khách, mà ngay người dân địa phương, nếu không biết cũng trở thành “nạn nhân một đêm” của chúng.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/04-ha-noi-chat-chem-2.jpg

Những mẹt trái cây hấp dẫn này rất dễ là chiếc “bẫy” giá nếu khách không hỏi rõ trước khi mua – Ảnh: Thanh Niên

 

Những chiếc bẫy giá…

 

Chuyện cô Minh Hoàn (20 tuổi) cùng nhóm bạn rủ nhau ra khu vực hồ Gươm ăn đêm sau tan ca ngày 2 Tháng Mười Hai, là một thí dụ sống động về nạn “chặt chém” tại Hà Nội. Họ vào một quán bán ngô, khoai, nướng dọc vỉa hè hồ Gươm nằm trên phố Lê Thái Tổ.

Nhóm gọi 10 quả trứng nướng, 4 củ khoai nướng và 3 bắp ngô nướng. Đến khi thanh toán, bà chủ báo giá 580.000 đồng, trong đó 80.000 đồng một củ khoai nướng, trứng và ngô mỗi loại 20.000 đồng.

 

Nhóm của cô ngậm ngùi thanh toán 580.000 đồng và đăng bài chia sẻ lên các hội nhóm để cảnh báo.

 

Thực tế, tình trạng “chặt chém” khách lạ đến Hà Nội của một số người bán hàng rong, vỉa hè diễn ra từ rất lâu. Chị Phương, một du khách từ Sài Gòn ra Hà Nội chơi kể với báo Thanh Niên, khi chị và nhóm bạn dừng lại hỏi mua trái cây gọt sẵn tại bên lề đường cạnh vòng xoay Hàm Cá Mập (quận Hoàn Kiếm). Chị Phương, một thành viên trong nhóm hỏi giá trái cây bán sao? Người bán nhanh nhảu trả lời 15.000 đồng. Chị chọn một quả dứa, 1 quả ổi, 3 quả roi, 2 quả mận. Người bán tay thoăn thoắt cắt nhỏ trái cây cho vào bịch, lấy muối, que xiên… báo giá 320.000 đồng. Nghe nhầm là 62.000 đồng, chị Phương lấy ra tờ 100.000 đồng nhưng người bán nhắc lại 320.000 đồng và giải thích… 15.000 đồng cho một lạng (!)

 

Nghe giọng trước khi chặt chém

 

Đó là chiêu của những cửa hàng có “máy chém”. Nếu bạn nói giọng Hà Nội, có nghĩa là dân địa phương, họ sẽ bán đúng giá. Còn bạn nói giọng tỉnh, nhất là giọng miền Nam thì họ mở “máy chém” ra tức thì.

 

Rút kinh nghiệm từ vụ trái cây vỉa hè, tại điểm bán “trà chanh chém gió” đầu phố Lương Văn Can, chị Nguyên – người sinh ra lớn lên tại Hà Nội – dặn cả nhóm bạn hãy để chị hỏi giá bằng giọng Bắc để tránh bị chặt chém.

 

Quả đúng như vậy. Chị Nguyên gọi 10 ly nước, 2 gói hạt hướng dương ngồi “tám” cùng cả nhóm, người bán chỉ lấy tổng 230.000 đồng (20.000 đồng/ly trà chanh). Thế nhưng, chiều hôm sau, cũng tại điểm bán đó, vẫn là 3 người phụ nữ lớn tuổi bán hàng của ngày hôm trước, cũng chỗ ngồi đó… khách nói giọng miền Nam kêu tính tiền, người bán nghiễm nhiên tính… 30.000 đồng/ly trà chanh, cao hơn 50% so với giá hôm trước.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/04-ha-noi-chat-chem-3.jpg

Du khách nước ngoài bị nhóm “nữ quái” ở Hồ Tây chèo kéo, chèn ép mua chuối và chụp ảnh năm 2017 – Ảnh: Dân Trí

 

Nạn “chặt chém” nghiễm nhiên trở thành “đặc sản” ở Hà Nội. Nó tràn lan đến nỗi trên các blog, trang tin du lịch nước ngoài, nhiều khách du lịch liệt kê ra một số điều lưu ý tránh bị “rip off” (chặt chém) khi lang thang Hà Nội, khu vực ven hồ Gươm.

 

Trang itourvn.com lưu ý: “Có những người chuyên lừa đảo du khách ‘lén lút’ bằng cách bán hàng rong như bánh rán, trái cây, đánh giày… luôn chào mời bạn chụp hình chung, hãy từ chối nếu không sẽ bị buộc mua hàng sau đó. Nếu không mua phải trả… phí chụp ảnh, những số tiền phải tốn không đáng có”. Đã có rất nhiều người vào comment đồng ý với những chia sẻ này.

 

Trang Theculturetrip.com lại lưu ý “đậu phộng không đậu phộng” khi uống bia có kèm đĩa đậu phộng, cứ sau 1 ly bia lại có đĩa đậu mang ra cho dù bạn không yêu cầu. “Tuy nhiên, hãy biết rằng chúng (đĩa đậu phộng) hầu như luôn đắt như bia, vì vậy hóa đơn bạn có thể cao gấp đôi mức bạn dự kiến phải trả”.

 

Bởi thế, khi đến Hà Nội thì đừng vội mở miệng hỏi bất cứ điều gì, nếu không có người bạn thủ đô đi cùng. Nếu không, bạn sẽ trở thành nạn nhân kế tiếp, không thì cũng nhận một câu hỏi chẳng đẹp đẽ chút nào: “Mày biết bố mày là ai không?”

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats