Saturday, 25 June 2022

"CHIẾC ÁO MỚI" THÂN NGA CỦA CÁC NƯỚC KHÔNG LIÊN KẾT (Thụy My / RFI)

 



«Chiếc áo mới» thân Nga của các nước không liên kết 

Thụy My  -  RFI

Đăng ngày: 25/06/2022 - 23:49Sửa đổi ngày: 25/06/2022 - 23:51

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220625-chi%E1%BA%BFc-%C3%A1o-m%E1%BB%9Bi-th%C3%A2n-nga-c%E1%BB%A7a-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-kh%C3%B4ng-li%C3%AAn-k%E1%BA%BFt

 

Tác giả Nicolas Baverez trên Le Point tuần này nói về « Những bộ áo mới không liên kết ». Nhiếu quốc gia mới trỗi dậy từ lâu vẫn cho là « không liên kết », nay xích gần lại với Nga - một mối nguy lớn cho các nền dân chủ.

 

https://s.rfi.fr/media/display/adf1c948-f4cf-11ec-8ee2-005056bfb2b6/w:1024/p:16x9/hdba_02.webp

Từ trái sang : Đại diện Ukraina tại Liên Hiệp Quốc Sergiy Kyslytsya và đại diện Ấn Độ T. S. Tirumurti đang lắng nghe phát biểu của bộ trưởng Quốc phòng Ireland Simon Coveney tại Hội Đồng Bảo An, ngày 19/04/2022. AP - John Minchillo


Cuộc xâm lăng Ukraina không chỉ đánh dấu sự quay lại của chiến tranh ở châu Âu và sự đối đầu trực diện giữa các chế độ dân chủ với độc tài. Trước cuộc chiến tranh lạnh mới giữa phương Tây và nước Nga của Vladimir Putin được Trung Quốc của Tập Cận Bình hòa giọng, các nước đang phát triển từ chối chọn bên.

 

Tiêu biểu là Ấn Độ đã vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc và không áp dụng trừng phạt đối với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ tương tự dù là thành viên NATO, chỉ hành động vì lợi ích của mình. Ả Rập Xê Út tuy bị Hoa Kỳ làm áp lực vẫn không chịu tăng sản lượng để giảm giá dầu.

 

Dưới chiêu bài không liên kết, là một sự thiên vị có lợi cho Nga. Bị phương Tây cô lập, nhưng Matxcơva vẫn được sự hỗ trợ của Indonesia, Brazil, Mêhicô, nhiều nước vùng Vịnh, Nam Phi và đa số nước châu Phi. Các quốc gia không liên kết trước đây chỉ khẳng định về chính trị, nay đòi hỏi độc lập chiến lược và muốn gây ảnh hưởng lên các vấn đề quốc tế từ an ninh, y tế cho đến thương mại, sản xuất các mặt hàng thiết yếu. Mục đích tối hậu là trở thành trung tâm thế giới trong thế kỷ 21, và phương bắc trở nên ngoại vi.

 

Sức mạnh đang lên của các nước không liên kết là hệ quả trực tiếp của sự cất cánh kinh tế. Được hưởng lợi từ toàn cầu hóa, những quốc gia mới nổi nay chiếm 52 % GDP toàn cầu. Thương mại Nam-Nam hết sức năng động, đặc biệt tại Châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, phương Tây không còn kiểm soát được trật tự thế giới, với một loạt cuộc chiến thất bại từ Afghanistan đến Sahel, khủng hoảng tài chánh, không bảo vệ được người dân trong đại dịch Covid…

 

Hoa Kỳ co cụm, châu Âu bất lực tạo nên một khoảng trống chiến lược cho những chế độ độc tài chen chân vào và ngày càng tỏ ra thù địch với phương Tây. Sự ủng hộ của các nước không liên kết đối với Matxcơva trong cuộc xâm lăng Ukraina là dấu hiệu cảnh báo quan trọng cho các nền dân chủ : phương Tây không thể đánh mất các nước phương nam.

.

=========================================

.

.

Mỹ và đồng minh tăng cường hợp tác với khu vực Thái Bình Dương

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 25/06/2022 - 13:37

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220625-my-dong-minh-hop-tac-thai-binh-duong

 

Nhà Trắng hôm 24/06/2022 thông báo Mỹ cùng với Nhật Bản, Úc, Anh Quốc và New Zealand thành lập một nhóm công tác nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, ngoại giao với các đảo quốc ở Thái Bình Dương.

 

https://s.rfi.fr/media/display/305dce0a-f47a-11ec-bf9e-005056a90284/w:1024/p:16x9/AP22158338814390.webp

Một du thuyền sang trọng neo đậu tại cảng biển của quần đảo Fidji, Nam Thái Bình Dương, khu vực đang diễn ra cuộc cạnh tranh giành quyền ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 15/04/2022. AP - Leon Lord

 

Nhóm này mang tên Partners in the Blue Pacific – Các đối tác tại Thái Bình Dương Xanh. Quyết định được đưa ra trong lúc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương.

 

Theo thông cáo từ phủ tổng thống Mỹ, mục tiêu của Washington và các nước đồng minh là nhằm mở rộng quan hệ trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến ngoại giao, giữa các đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương với 5 quốc gia vừa nêu và với phần còn lại của thế giới. Chính quyền Biden nhấn mạnh đến quyết tâm hỗ trợ khu vực Nam Thái Bình Dương, đặc biệt là trên các vấn đề bảo vệ chủ quyền, quyền tự chủ của khu vực này.

 

Theo giới quan sát lời lẽ trên gián tiếp nhắm vào Trung Quốc, đang thúc đẩy quan hệ với các đảo quốc trong vùng. Ngoài ra Hoa Kỳ đã cam kết sẽ hỗ trợ các đối tác ở Ấn Độ -Thái Bình Dương nhiều hơn nữa, để làm đối trọng với những nỗ lực của Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng cả về kinh tế, quân sự, lẫn an ninh với các quốc gia trong khu vực.

 

-----------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

ÚC - MỸ - NAM THÁI BÌNH DƯƠNG

Mỹ và Úc nỗ lực chống các sáng kiến của Trung Quốc tại Nam Thái Bình Dương

 

QUAD - BỘ TỨ - TRUNG QUỐC - NGA

Bộ Tứ - QUAD tuyên bố « không dung thứ » cho việc thay đổi nguyên trạng ở Châu Á – Thái Bình Dương

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats