Monday, 11 April 2022

NGA - UKRAINE : 'PHIẾU CỦA VIỆT NAM LỘ QUAN ĐIỂM GẦN VỚI TRUNG QUỐC HƠN ASEAN' (TS Bill Hayton - BBC News)

 



Nga-Ukraine: 'Phiếu của Việt Nam lộ quan điểm gần với Trung Quốc hơn Asean'   

TS Bill Hayton

Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ London

11 tháng 4, 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61068980

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F6CD/production/_124118136_gettyimages-1239907156.jpg.webp

Một trái đạn pháo chưa nổ còn sót lại trên cánh đồng ở Ukraine

 

Cuộc xâm lược Ukraine đã cho thấy trong các khía cạnh chính, chính sách đối ngoại của Việt Nam gần với Trung Quốc hơn là với các thành viên khác trong khối ASEAN.

 

Trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã làm giống Trung Quốc khi từ chối chỉ trích các hành động của Nga, khác với hầu hết các thành viên khác của ASEAN.

 

Bill Hayton hỏi trong cuộc chiến Ukraine, VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?

'Hòa Nga xoa EU': Serbia, Hungary ‘đu dây’ để ‘tự vệ trước sức ép chống Nga’

LHQ đình chỉ Nga ở Hội đồng Nhân quyền: VN và TQ bỏ phiếu chống

Cựu phụ tá Putin: 'Cấm vận dầu khí sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến Ukraine'

 

Đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) kể từ khi Nga tiến hành xâm lược.

 

Lần đầu tiên là nhằm lên án cuộc xâm lược; Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai là yêu cầu bảo vệ dân thường; Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba, vào ngày 7/4, là trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; Việt Nam bỏ phiếu chống.

 

Quan điểm của Việt Nam trong mỗi lần biểu quyết này giống hệt như Trung Quốc và Lào. Ngược lại, các thành viên ASEAN khác là Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đều đã biểu quyết khác với Việt Nam và Lào trong cả ba lần. (Lá phiếu của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc vẫn do chính phủ trước đó đưa ra, cho nên không được tính ở đây.)

 

Duy trì sự cân bằng

 

Các quốc gia bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc thể hiện nhiều thái độ đối với cuộc xâm lược của Nga.

 

Có một nhóm gồm bốn quốc gia 'chơi rắn', là Belarus, Eritrea, Bắc Hàn và Syria.

 

Các nước này ủng hộ Moscow trong cả ba cuộc bỏ phiếu của LHQ. Cả bốn nước đều không có nhu cầu phải giữ cân bằng giữa việc ủng hộ Nga với những tính toán khác. Họ đã phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây vì phổ biến vũ khí, vi phạm nhân quyền và đe dọa các quốc gia láng giềng. Nói cách khác, họ không có gì để mất khi ủng hộ Nga.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/A8AD/production/_124118134_gettyimages-1239908224.jpg.webp

Người biểu tình tại Anh phản đối việc lính Nga có những hành động tàn bạo với dân thường tại Ukraine

 

Thế nhưng Việt Nam có những thứ để mất khi công khai ủng hộ Nga theo cách tương tự.

 

Giới lãnh đạo Việt Nam đã có mối liên hệ chặt chẽ với Nga ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào cộng sản, thời thập niên 1920, trong suốt những năm chiến tranh và tiếp tục cho đến ngày nay.

 

Nga xâm lược Ukraine: Thế giới bí mật của những nhóm Facebook ủng hộ Putin

Người Nga 'chỉ được nghe từ Putin' về cuộc chiến Ukraine

Ukraine: Sáu tuần tàn phá và thách thức

 

Tuy nhiên, sự thịnh vượng kinh tế của Việt Nam cũng phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Châu Âu và Hoa Kỳ. Do đó, việc bỏ phiếu của nước này đối với Ukraine khá khác biệt so với các nước 'thân Nga'.

 

Thay vào đó, cách Việt Nam biểu quyết về ba Nghị quyết Ukraine tại UNGA đã cố gắng đi theo một đường lối ôn hòa hơn. Các phiếu bầu của Hà Nội giống hệt với 15 quốc gia khác, gồm 6 ở châu Phi (Algeria, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Mali và Zimbabwe), 6 ở châu Á (Trung Quốc, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào và Tajikistan), và 3 ở châu Mỹ (Bolivia, Cuba và Nicaragua). Các nước này không phải là một nhóm có phối hợp với nhau về đường lối ngoại giao, nhưng có một số điểm chung.

 

Cả 16 quốc gia này thân thiện với Nga nhưng bị hạn chế bởi các yếu tố khác. Tất cả đều tránh né việc chỉ trích trực tiếp Moscow. Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ hai của UNGA về Ukraine, tất cả đều bỏ phiếu trắng.

 

Mặc dù Nghị quyết đó chỉ nói về việc bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự, nhưng nó đã chỉ đích danh Nga là kẻ xâm lược Ukraine. Đó là mức lên án mà Việt Nam và các nước khác thấy là quá mạnh. Tuy nhiên, thay vì phản đối hoàn toàn, họ bỏ phiếu trắng.

 

Điều thú vị là, trong cùng phiên họp đó, UNGA cũng đã bỏ phiếu về một phiên bản khác của nghị quyết, trong đó hoàn toàn không nêu tên Nga.

 

Phiên bản đó đã được hỗ trợ bởi 50 quốc gia, bao gồm Nga, Trung Quốc, Lào và Cuba. Lẽ ra về mặt chính trị, Việt Nam dễ dàng ủng hộ nghị quyết này, nhưng kỳ lạ thay, phái đoàn Việt Nam tại LHQ lại không hề biểu quyết, thậm chí không hề bỏ phiếu trắng.

 

Không rõ đây là một sự nhầm lẫn, hay là phái đoàn cố tình rời khỏi phòng để tránh phải đưa ra lựa chọn của mình.

 

Trong số 16 quốc gia "thân thiện với Nga", trên thực tế hầu hết đều là các quốc gia độc đảng. Tất cả các nước này đều bị quốc tế chỉ trích về hồ sơ nhân quyền trong nước và đều bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của họ. Việt Nam cũng không khác gì.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0C6D/production/_124118130_gettyimages-1390107731.jpg.webp

Trong cuộc bỏ phiếu thứ ba, Việt Nam là một trong 24 nước biểu quyết phản đối việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền LHQ

 

Cuộc bỏ phiếu thứ ba tại UNGA, về việc đình chỉ Nga khỏi tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có kết quả sát sao hơn nhiều so với các cuộc bỏ phiếu trước đó.

 

Chỉ 93 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc ủng hộ nghị quyết. Việt Nam là một trong 24 quốc gia bỏ phiếu chống, bên cạnh bốn quốc gia "ủng hộ Nga" và 16 quốc gia "thân thiện với Nga".

 

Đại sứ Việt Nam Đặng Hoàng Giang phát biểu phản đối nghị quyết này, khẳng định rằng thông tin gần đây về thương vong dân sự ở Ukraine "cần được xác nhận một cách minh bạch với các bên liên quan." Theo quan điểm của Việt Nam thì "cách duy nhất để tiến về phía trước là tiếp tục đối thoại nhằm đạt các giải pháp lâu dài", ông nói.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/B52D/production/_124118364_70189634-597e-43bc-b90b-5dab46cc0403.jpg.webp

Danh sách đầy đủ kết quả biểu quyết của các nước trong lần bỏ phiếu thứ ba tại ĐHĐ LHQ về việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền. Xanh: đồng ý, Đỏ: phản đối, Vàng: bỏ phiếu trắng

 

Các nước phi dân chủ như Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã tìm cách làm giảm hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

 

Trong quá khứ, Hội đồng đã nêu lên tình trạng lạm dụng mà chính phủ các nước này áp dụng để đàn áp trong nước.

 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số quốc gia độc tài đã được bầu vào Hội đồng.

 

Vào năm 2020, có Trung Quốc, Nga và Cuba được bầu. Venezuela được bầu vào năm 2019. Việt Nam đã tuyên bố ứng cử vào Hội đồng vào năm tới. Có vẻ hợp lý khi Việt Nam sẽ phản đối nguyên tắc các quốc gia có thể bị đình chỉ khỏi Hội đồng dựa theo kết quả bỏ phiếu tại UNGA.

 

Một phần khác của bức tranh là tình hình kinh tế.

 

Tuy thương mại của Việt Nam với Nga ít hơn nhiều so với thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ hoặc Liên minh Châu Âu, nhưng nó lại tập trung vào các lĩnh vực chiến lược.

 

Nga cung cấp phần lớn lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam và các nhà đầu tư Nga đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực dầu khí của Việt Nam. An ninh của Việt Nam phụ thuộc vào cả nguồn cung cấp vũ khí liên tục của Nga và dòng dầu liên tục được bơm bởi các công ty Nga.

 

Việt Nam và các thành viên khác 'thân thiện với Nga' trong Liên Hiệp Quốc phải cân bằng quan hệ với nhiều quốc gia đồng thời bảo vệ lợi ích của chính họ - hoặc ít nhất là lợi ích của các cấp lãnh đạo chính trị của họ.

 

Giới lãnh đạo Việt Nam biết rằng nếu họ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng chính trị nào đó trong tương lai, Nga sẽ ủng hộ họ trước áp lực dân chủ hóa của phương Tây.

 

Sự trung thành đó từ Moscow cần phải được đánh đổi bằng sự trung thành to lớn từ Hà Nội.

 

--------------------------

Bài thể hiện quan điểm của tác giả, cựu phóng viên BBC từng có thời gian thường trú ở Hà Nội, và hiện là học giả tại Viện nghiên cứu Chatham House, Anh Quốc.

 

--------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Bill Hayton hỏi trong cuộc chiến Ukraine, VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?

8 tháng 3 năm 2022

 

Chiến tranh Ukraine: Những 'siêu hâm mộ' Putin trên Facebook thực thi nhiệm vụ

11 tháng 4 năm 2022

 

Cựu phụ tá Putin: 'Cấm vận toàn diện dầu khí Nga sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến Ukraine'

10 tháng 4 năm 2022

 

Ngoại giao ‘hòa hoãn Nga, xoa dịu EU’ của Serbia, Hungary

8 tháng 4 năm 2022

 

LHQ tạm đình chỉ Nga ở Hội đồng Nhân quyền: Việt Nam cùng Lào và TQ chống lại

8 tháng 4 năm 2022

 

Truyền thông Nga tố Ukraine và phương Tây dàn dựng vụ thảm sát Bucha

7 tháng 4 năm 2022

 

Ukraine: Sáu tuần tàn phá và thách thức khi thế giới vật lộn với cuộc khủng hoảng

9 tháng 4 năm 2022

 

Thủ tướng Anh Boris Johnson có chuyến đi bất ngờ đến Kyiv  

10 tháng 4 2022

 

Biogas là vũ khí giúp châu Âu không cần phụ thuộc năng lượng Nga?

6 tháng 4 năm 2022

 

=================================

.

Video   -  Đại sứ Ukraine tại VN: 'Mong sự kiện như thế này lan tỏa sự thật về cuộc chiến'

BBC News Tiếng Việt

11 tháng 4, 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61074216

 

Trả lời BBC sau buổi cầu nguyện vì hoà bình cho Ukraine tại nhà thờ Hàm Long Hà Nội tối 10/4, tân đại sứ Ukraine tại Việt Nam, ông Oleksandr Gaman, nói:

 

"Chúng tôi ở đây để cầu nguyện cho hoà bình ở Ukraine. Chúng tôi rất biết ơn tất cả những người Việt đã có mặt ở đây với chúng tôi hôm nay và giúp Ukraine kết thúc chiến tranh.

 

Có rất nhiều tin giả [về cuộc chiến] nên tôi hy vọng những sự kiện như thế này sẽ giúp lan toả sự thật về cuộc chiến ở Ukraine.

 

Chúng tôi chưa bao giờ gây chiến, chưa bao giờ xâm lược nước nào, dù là nước láng giềng hay nước khác."

 

Là một phần của Chúa nhật Lễ Lá, buổi cầu nguyện được đông đảo giáo dân, nhân viên đại sứ quán Ukraine và một số cán bộ ngoại giao quốc tế tại Hà Nội tham dự.

 

Nhiều giáo dân và người dự lễ bày tỏ ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất với vị tân đại sứ và người dân Ukraine.

 

Sau nhà thờ Cửa Bắc và Thái Hà, đây là lần thứ ba đại sứ quán Ukraine tại Hà Nội thực hiện lễ cầu nguyện tại nhà thờ với nỗ lực quyên góp cho trẻ em và nhân dân Ukraine trong cuộc chiến chống Nga.

 

Hình ảnh do Nhật Lam cung cấp.

 

VIDEO : https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61074216

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats