Friday, 29 April 2022

EU ĐANG BỊ ÁP LỰC PHẢI CỨNG RẮN VỚI HỒ SƠ NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM (David Hutt)

 



EU đang bi áp lực phải cứng rắn với hồ sơ nhân quyền của Việt Nam   

David Hutt 

DCVOnline dịch thuật

POSTED ON APRIL 27, 2022

https://dcvonline.net/2022/04/27/eu-dang-bi-ap-luc-phai-cung-ran-voi-ho-so-nhan-quyen-cua-viet-nam/

 

Giới chuyên gia đang kêu gọi EU cần có lập trường cứng rắn với hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong những cuộc đàm phán thương mại mới.

 

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) nhằm cải thiện các vấn đề về quyền con người ở Việt Nam

 

Kể từ khi phiên đối thoại nhân quyền đã định với Việt Nam bị hoãn vào đầu tháng này, Liên minh châu Âu đang phải chịu áp lực đòi họ phải cứng rắn hơn đối với nước CHXHCN Việt Nam độc đảng, thường bị coi là một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất ở châu Á.

 

Thương mại song phương tăng khoảng 13% vào năm 2021, phần lớn là do kết quả của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào năm trước, được Brussels ca ngợi là “thỏa thuận thương mại tự do nhiều tham vọng nhất từng được ký kết với một nước đang phát triển.

 

Một phần của luận cứ của Ủy ban châu Âu dùng để thuyết phục những người còn hoài nghi trong Nghị viện châu Âu là EVFTA yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thực hiện một số đổi mới, đặc biệt là về quyền của công nhân và nới lỏng việc giám sát đối với các nhóm xã hội dân sự. Nhiều người cho rằng đây là một lời hứa cuội.

 

Maria Arena, một MEP và là chủ tịch tiểu ban Nhân quyền của Châu Âu cho biết, EVFTA được cho là sẽ mang lại những cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam, “nhưng kể từ khi thỏa thuận được ký kết vào năm 2020, sự đàn áp đối với giới hoạt động xã hội và môi trường của chính quyền Việt Nam chưa bao giờ cao hơn.”

 

Đàn áp đang gia tăng

 

Jessica Nguyen, nhân viên vận động của 88Project, một nhóm giám sát, cho biết có ít nhất 207 người hoạt động và tù nhân chính trị bị bỏ tù ở Việt Nam, con số cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á, và tình trạng đang trở nên tồi tệ hơn.

 

Theo báo cáo sắp công bố của họ cho năm 2021, trong khi số vụ bắt giữ và xét xử vào năm 2020 và 2021 tương đương nhau, mức độ nghiêm trọng của các bản án năm 2021 lớn hơn nhiều. Trong số 32 ngườià hoạt động bị xét xử năm ngoái, 23 người bị kết án 5 năm tù giam trở lên, trong khi chưa đến một nửa số người bị xét xử vào năm 2020 nhận những bản án dài như vậy.

 

Một viên chức của EU cho biết một cuộc đối thoại nhân quyền song phương được cho là sẽ được tổ chức tại Brussels vào đầu tháng này nhưng đã bị hoãn lại vì lý do y tế khiến phái đoàn Việt Nam không thể đi lại. Không biết khi nào phiên họp sẽ được tổ chức. Peter Stano, người phát ngôn EU, cho biết :

 

“Chúng tôi chia sẻ những quan ngại của những tổ chức xã hội dân sự về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

EU đã liên tục kêu gọi nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho những người bị bắt giữ và bảo đảm quyền được xét xử công bằng cho tất cả mọi người.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi nhân quyền ở Việt Nam, và làm việc với tất cả những người có liên quan để cải thiện tình trạng hiện nay. Bất chấp những lo ngại, chúng tôi tin rằng EU phải tiếp tục làm việc với các cơ quan hữu trách của Việt Nam và làm việc tại Việt Nam. Cơ hội có sẵn tiếp theo là đối thoại Nhân quyền.”  (Peter Stano)

 

Chính sách thương mại ‘không tương thích’ với nhân quyền

 

Arena, chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Nghị viện Châu Âu, cho rằng có rất ít hy vọng rằng phiên họp mới này “sẽ mang lại bất kỳ thay đổi nào ở Việt Nam nếu Ủy ban [Châu Âu] tiếp tục dung túng cho chính phủ Việt Nam vi phạm trắng trợn các nghĩa vụ và cam kết nhân quyền của họ.”

 

Bà lưu ý:

 

“Nhìn chung, Việt Nam là một ví dụ rõ ràng cho thấy rằng chính sách thương mại của chúng ta không tương thích với các mục tiêu thúc đẩy nhân quyền và môi trường với các đối tác thương mại của chúng ta.”  (Maria Arena)

 

Camille Nessel, một chuyên gia phân tích tại Đại học Libre de Bruxelles và Đại học Ghent, đã viết về nỗ lực của EU trong việc tạo ra cái mà bà gọi là “câu chuyện đạo đức.” Bà Nessel nói với DW

 

“Theo luận cứ của EVFTA, giới tinh hoa chính trị của Việt Nam phần lớn đã ‘phi côn đồ hóa’.

EU giới thiệu Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang đấu tranh với các vấn đề phát triển, thay vì một nhà nước độc tài.

EVFTA được xem là mang lại sự phát triển kinh tế cho Việt Nam và do đó cần thiết để chống lại tình trạng ‘kém phát triển’ ở Việt Nam. Đồng thời, hầu như không có cơ quan nào của bộ máy chính trị độc tài của Việt Nam được giao trách nhiệm về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.”  (Camille Nessel)

 

Là một phần của EVFTA, cả hai bên phải thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) cho riêng mình, với thành phần xã hội dân sự để cho phép các quan sát viên độc lập giám sát việc thực hiện mục đích của EVFTA, đặc biệt là trong các lĩnh vực như quyền của công nhân, quyền đất đai và môi trường.

 

Mặc dù EU đã thành lập DAG vào tháng 12 năm 2020, đối tác Việt Nam vẫn chưa được hình thành. Nguyên, thuộc Dự án 88, cho biết Việt Nam “đang tự trì hoãn” và cho biết thêm rằng các cuộc gặp song phương đã phải hoãn lại.

 

Giới phê bình cho rằng có quá ít thay đổi

 

Tệ hơn nữa, vào tháng 7 năm ngoái, nhà báo Mai Phan Lợi và luật sư Đặng Đình Bách đã bị bắt với cáo buộc vì tội danh trốn thuế. Họ bị kết án lần lượt 4 và 5 năm tù vào tháng Giêng. Cả hai đều là thành viên ban điều hành của Mạng lưới VNGO-EVFTA, một tổ chức không chính thức của DAG do một số các nhóm xã hội dân sự Việt Nam thành lập.

 

Xoa thêm  muối vào vết thương, chính quyền Việt Nam vào tháng Giêng cũng đã bắt giữ nhà bảo vệ môi trường nổi tiếng Nguy Thị Khanh, người vừa kết thúc dự án kéo dài 5 năm do EU tài trợ.

 

Claudio Francavilla, người vận động của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại EU, gọi DAG là “màn khói, một câu chuyện cổ tích.”

 

Ông cho biết, DAG không những không thể tìm thấy bất kỳ nhóm xã hội dân sự độc lập nào và đã ghi danh ở Việt Nam mà chỉ có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện mục tiêu của EVFTA. Định nghĩa đó có thể được nới rộng nhưng các nhà chức trách Việt Nam sẽ không cho phép. Francavilla nhận xét

 

“Thật không may, phần lớn các Dân biểu Quốc hội châu Âu (MEP) bị EU và các doanh nghiệp thuyết phục nên họ có tham vọng rất thấp về nhân quyền.”  (Claudio Francavilla)

 

Nhưng đó là trường hợp ngay từ khi bắt đầu tiến trình. Vào năm 2019, vài tháng trước khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua EVFTA, nhà báo độc lập nổi tiếng Phạm Chí Dũng đã bị bắt vì đưa tin về hiệp định thương mại và các vấn đề nhân quyền liên quan. Ông ta đã bị kết án tù 15 năm vào đầu năm 2021.

 

https://www.youtube.com/embed/2RiVrFVIiq8?feature=oembe

Xem video 42’30” | Buôn bán trẻ em – Băng nhóm buôn người | DW

 

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


 Nguồn: 

 

EU under pressure to get tough on Vietnam rights record | David Hutt | DW | 26 Apr 2022.

 

Leah Carter biên tập.





No comments:

Post a Comment

View My Stats