Trần
Thị Vĩnh-Tường
21/10/2019
Ngày
14/10/2019 mùa thu sớm, hội trường Redwood khuôn viên đại học Oregon thành phố
Eugene, đón chào người yêu lịch sử từ tám phương trời đến nói cho nhau
nghe "Những Vấn Đề- Thách Thức-Tầm
Nhìn về Cộng Hoà ở Việt Nam/Studying Republican Vietnam: Issues, Challenges,
and Prospects.
Poster hội thảo (Hình: TTVTường)
36
Bài tham luận đọc tại hội thảo như hồi âm giáo sư Tường Vũ, trong ban tổ chức,
đại học Oregon:
-
“Tư tưởng cộng hòa đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 1910, trước cả chủ thuyết
cộng sản.
-
Từ thập niên 90, Việt Nam đã phục hồi một số giá trị cộng hòa dưới tên gọi mới
như kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, tự do tôn giáo, quyền con người, tự
trị đại học, giáo dục nhân bản.”
Chữ "cộng
hòa" Tường Vũ dùng là danh từ chung không viết hoa.
Khi
khu vực bãi Tư Chính (Vanguard Bank) thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN ở Biển
Đông đang bị nhóm tàu Hải Dương-8 của Trung Cộng uy hiếp suốt ba tháng nay, thì
hội thảo “giá trị cộng hòa” ở VN là điều đáng lưu tâm.
“CỘNG
HOÀ" MỈM CƯỜI VỚI AI MUỐN CƯỜI
Trong
36 tham luận của học giả và nghiên cứu sinh từ Đức, Anh, Ý, Mỹ có 7 bạn trẻ từ
Việt Nam.
Điều
thích thú, người Mỹ nói tiếng Việt rành rọt biết trái thơm/trái khóm/trái dứa
là một; biết Việt Nam đã ký Luật Đặc Khu chưa.
Điều
ngạc nhiên, các bạn trẻ trên dưới 30 đang học hay dạy đại học nhưng nghiên cứu
sâu, đa dạng, nhiều khuynh hướng khiến những xưng tụng dễ dãi “chuyên gia sử học"
nên nghĩ lại.
Điều
cảm động, một số cựu viên chức Việt- Nam Cộng-Hoà (Nguyễn Đức Cường, Nguyễn Mạnh
Hùng, Hoàng Đức Nhã, Phạm Kim Ngọc...) không còn trẻ không mỏi mệt lấp đầy vùng
trắng của lịch sử, vừa là nhân chứng vừa cho tư liệu chính/primary source.
Khai mạc hội thảo (Hình: Nguyễn Hòa/ Người Việt)
NHÂN CHỨNG NỀN GIÁO DỤC NHÂN BẢN
Theo
bạn tham dự như người quan sát, có lúc tôi thành nhân chứng đứng lên cung cấp
primary source vì gốc Bắc Kỳ di cư 1954 vô Saigon anh chị em tôi học tiểu học/trung
học/đại học miễn phí. Căn bản giáo dục ấy như một cái dù che thế hệ chúng tôi
nên có rời mái trường đi đâu cũng nhận ra nhau nhờ chất cộng hòa.
"cộng
hòa-politeia" là gì?
Theo
bản dịch của giáo sư Đỗ Khánh Hoan, triết gia Plato người Hy Lạp (428-348TCN)
định nghĩa “politeia” là đời sống công cộng và sinh hoạt chính trị trong thành
phố, dân chúng chung sống, tự quản; tham gia chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
politeia qua tiếng La-tinh là “de republica”, tiếng Pháp “la République” được
hiểu là chế độ hay chính thể, chính là chữ “cộng hòa” dùng ngày nay.
CHỮ VIẾT: VĂN MINH MIỀN NAM
Nếu
chữ viết là xương sống của nền văn minh thì chính hai “đại sư” Trương Vĩnh Ký
(1837-1898) và Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) đồng sanh hiệp lực gom văn minh Miền
Nam sẵn có thành một mối qua tờ Gia Định Báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên năm
1865, gầy dựng luôn ý thức
"Quốc
Ngữ chữ Nước Ta con cháu nhà đều phải học" mở đường cho nhà văn, nhà báo,
nhà giáo...
“Chữ
Quốc Ngữ phải trở thành chữ viết của Nước Nhà, là công cụ duy nhất để có thể đạt
tới trình độ “học thuật châu Âu”.
Thể
văn xuôi đơn giản được hoan nghênh hết sức tới nỗi người Pháp dùng Gia Định Báo
làm sách giáo khoa. Gia Định Báo sống tới 44 năm.
‘CÁCH MẠNG CHỮ VIẾT TRƯƠNG VĨNH KÝ’
Ở
Nam Kỳ năm 1882, chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nho trong công văn.
Năm
1907, do Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh gợi ý, sĩ phu Bắc Hà thành lập Đông
Kinh Nghĩa Thục, "cộng hòa" đầu tiên ở Hà Nội, cổ động học chữ
Quốc Ngữ.
Năm
1910, chữ Quốc Ngữ bắt buộc dạy tại Bắc Kỳ.
Từ
đó, Chữ Viết đạt hiệu quả bất ngờ từ Bắc tới Nam: "Thống Nhất Chữ Viết
dẫn đến Thống Nhất Lịch Sử"
Hơn
thế nữa, Chữ Viết như cây gậy boomerang đạt được điều mà người Pháp tính không
ra: công cụ chống Pháp.
124
năm trước cuộc "Cách Mạng Nhung 1989” ở Tiệp Khắc/Tchécoslovaquie,
“Cách mạng Chữ Viết Trương Vĩnh Ký 1865” không chém giết không đổ máu. Châu Âu
không có Plato và học trò là Aristotle sẽ không có trường học. Việt Nam không
có Trương Vĩnh Ký và học trò là Trương Minh Ký không có ngành sư phạm.
Hội thảo “Tưởng Niệm Petrus Vĩnh Ký”
8/12/2018 (Báo Người Việt - Hình: TTVTường)
“TINH
THẦN QUỐC GIA TRẦN TRỌNG KIM"
Vì
vậy với tôi, một tham luận tại hội thảo Oregon thật bất ngờ: Nguyễn Lương Hải
Khôi/ đại học Saigon đề cập đến “tinh thần quốc gia” trong Việt Nam Sử Lược do
Trần Trọng Kim (1883 -1953) biên soạn năm 1919. Lần đầu lịch sử VN viết
bằng chữ quốc ngữ!
Năm
1957 ở Saigon, Mẹ tôi bày VNSL trên kệ sách cho trẻ con bập bẹ đọc mỗi ngày nửa
trang không chỉ dạy sử mà còn dạy "làm người".
Mẹ
giảng trong bối cảnh Chữ Viết chỉ mới manh nha ở miền Bắc năm 1907, thì VNSL của
chỉ một cá nhân Trần Trọng Kim là kiệt tác/master piece” trong ý nghĩa “duy nhất/không
thay thế được/ảnh hưởng lâu dài”.
Tiếp
theo, nội cácTrần Trọng Kim chỉ trong bốn tháng ngắn ngủi (tháng 4-tháng
8/1945) tiếp nối “Tinh Thần Trương Vĩnh Ký” làm được ba việc phi thường chưa từng
thấy trong lịch sử đất nước:
-thống
nhất về mặt danh nghĩa vùng đất Nam kỳ vào nước Việt Nam;
-thay
tiếng Pháp bằng tiếng Việt ở bậc tiểu học và trung học,
-dùng
chữ Việt trong tất cả các văn thư chính phủ (trừ lĩnh vực y tế và liên lạc
với Pháp hoặc công ty Trung Hoa).
DÙ KẾT QUẢ KHIÊM NHƯỜNG
Đang
từ một xứ Khổng Nho trên vua dưới quan đang bị Pháp đô hộ, chỉ trong vòng 54
năm Chữ Viết Bắc-Nam làm được cuộc cách mạng mà Pháp mất tới hơn 900 năm mới có
cách mạng 1789.
Bà
nội tôi còn mù chữ nhưng ba mẹ tôi khác hẳn. Tất cả nhờ “giá trị cộng hòa” Trương
Vĩnh Ký miền Nam gửi đi- Trần Trọng Kim miền Bắc gửi lại, làm tiền đề cho chính
thể Việt- Nam Cộng-Hoà miền Nam dù ngắn ngủi 20 năm (1955-1975) nhưng để lại di
sản mà 44 năm sau VN hôm nay lần lượt áp dụng dù dè dặt.
Nếu
Plato đặt xã hội Hy Lạp trên cái xe cộng hòa rồi còng lưng đẩy cũng chưa đạt được
ý nguyện “Không bất hòa-Không bất lực-Không bất nhân” thì ngàn năm sau Plato lại
thành công ở nơi xa xôi với học trò Trương Vĩnh Ký-Trần Trọng Kim. Các
ông không đòi làm vương làm tướng mà ghé vai gánh vác nghiệp lớn trong bối cảnh
lịch sử hoang mang đến nỗi khó mong kết quả dẫu khiêm nhường.
Lá phong, giảng đường Redwood (Hình: TTVTường)
Đúng
100 năm sau Việt Nam Sử Lược, trong hương thu ửng vàng rơi trên bãi cỏ xanh sóc
nâu sóc xám nhảy múa khuôn viên đại học Oregon, học trò yêu sử chào mừng hội thảo
cho dù kết quả ban đầu dẫu có khiêm nhường.
Trần Thị Vĩnh-Tường
California
20/10/2019
---------------------
HỘI THẢO
VỀ VNCH TẠI ĐẠI HỌC OREGON
TRANH
LUẬN VỀ NHỮNG NĂM CUỐI CÙNG CỦA VNCH & TT NGUYỄN VĂN THIỆU (Nguyễn Hòa /
Nguồi Việt)
17/10/2019
****
HỘI
THẢO : HOÀN CẢNH KHIẾN VNCH CHON 'DÂN CHỦ MỘT PHẦN', DÂN THẤY 'BỊ PHẢN BỘI'
(VOA Tiếng Việt) 21/10/2019
HỘI
THẢO TẠI MỸ PHÂN TÍCH 'KHUYNH HƯỚNG CỘNG HÒA' Ở VIỆT NAM TRƯỚC 1975 (VOA Tiếng
Việt) 18/10/2019 - gồm
các nội dung sau đây :
Quốc
Phương (BBC News Tiếng Việt)
- YOU
TUBE
No comments:
Post a Comment