Tú
Anh – RFI
Đăng ngày 30-10-2019
Không
phải là lần đầu tiên câu hỏi liệu tổng thống Mỹ Donald Trump có cơ may tái đắc
cử hay sẽ thất bại cay đắng được đặt ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế
giới rối ren, và chỉ còn đúng một năm là đến ngày bầu tổng thống Mỹ, chuyện thắng
bại của nhân vật chủ trương « Nước Mỹ trên hết » gây chia rẽ
trong công luận Hoa Kỳ hơn bao giờ hết.
Donald Trump sẽ tiếp tục nhiệm kỳ hai hay sẽ hạ màn
vào ngày 03/11/2020 ? Đúng 12 tháng nữa, cử tri Mỹ sẽ định đoạt tương lai của vị
chủ nhân Nhà Trắng bị nhiều tiếng xấu, nhưng được một bộ phận dân chúng ủng hộ
triệt để.
Nếu tái đắc cử , Donald Trump không những chiến thắng
điều mà ông gọi là « thế lực tung tin giả » mà còn thoát được
một cách ngoạn mục cuộc điều tra để truất phế ông.
Cơ may và rủi ro của Donald Trump như thế nào ?
Cho đến bây giờ, bên đảng Dân Chủ đối thủ chưa có một
nhân vật nào lợi hại hơn tổng thống sắp mãn nhiệm.Trong số các chính trị gia
tranh vé đại diện có nhiều phụ nữ, hai người da đen, một người đồng tính và hai
nhân vật lão luyện, muốn lái con tàu Hoa Kỳ về phía tả. Phe Dân Chủ có một mục
đích chung là không cho Donald Trump đắc cử nhiệm kỳ hai, một thất bại mà từ
sau Thế chiến thứ hai đến nay chỉ có ba vị tổng thống nếm mùi cay đắng.
Bầu cử tổng thống 2020 là « trận chiến vì
linh hồn » nước Mỹ, cựu phó tổng thống Joe Biden xác quyết như thế. Phản
ứng của của Donald Trump là lên án phe Dân Chủ « muốn phá nát đất nước ».
Nhà phân tích chính trị Allan Lichtman, giáo sư sử học
gạo cội của American University nhận định : "Phải tìm lại trong lịch sử
xa xưa, thời đại khủng hoảng, mới thấy có một cuộc đầu phiếu nóng bỏng và đầy bất
trắc như cuộc bầu cử sắp tới". Trong bầu không khí căng thẳng này, các
cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo Matxcơva tìm cách tác động vào sự lựa chọn của cử
tri Mỹ như trong năm 2016.
Tác động toàn cầu
Kết quả đêm 03/11/2020 còn ảnh hưởng đến toàn cảnh
thế giới. Bởi vì Hoa Kỳ đang là tâm điểm của xung khắc hay các hồ sơ nóng hiện
nay :Thương chiến với Trung Quốc và châu Âu, tương lai liên minh NATO, chiến sự
tại Afghanistan và Trung Đông, bế tắc hạt nhân Bắc Triều Tiên, biến đổi khí hậu…
Chiều hướng tiếp cận các vấn đề nóng bỏng này tùy thuộc hoàn toàn vào chính
sách của Washington với một lãnh đạo mới hay vẫn là vị tổng thống đặt « Nước
Mỹ trên hết », để rồi trở thành « Nước Mỹ cô độc » mà
bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã cảnh báo.
Tuy nhiên, theo AFP, cho đến nay, rất khó dự đoán một
cách chính xác những gì sẽ xảy ra trong bầu không khí giông bão này. Các kết quả
thăm dò vẫn cho là điểm tín nhiệm của Donald Trump loanh quanh ở 40%. Thế nhưng
đừng quên là trong cuộc bầu cử ba năm trước, không một cơ quan thăm dò nào dự
báo Donald Trump chiến thắng cho dù thấp điểm tín nhiệm và thua Hillary Clinton
đến 3 triệu phiếu. Chủ nhân Nhà Trắng rất có thể sử dụng lại chiến thuật cũ,
huy động thành phần cử tri trung thành để chiếm đa số ở một vài tiểu bang quan
trọng có nhiều đại cử tri để chiến thắng một lần nữa.
Do thành phần cử tri cốt lõi của đôi bên, phe muốn
triệt Donald Trump và phe ủng hộ hết mình, đều kiên quyết lập trường, cho nên
ít có hy vọng thay đổi đột ngột. Thông số cần theo dõi là nhóm cử tri « ủng
hộ đôi chút » chính sách của Donald Trump có chao đảo vào giờ chót hay
không, theo chuyên gia thăm dò ý kiến, Charles Franklin.
Cuộc điều tra để truất phế tổng thống, cho dù sẽ bị
Thượng Viện ngăn lại, sẽ tạo cơ hội làm cho cuộc vận động tranh cử bốc lửa
thêm.
No comments:
Post a Comment