Hà Lan -
Zing.vn
07:35 28/10/2019
https://news.zing.vn/tt-trump-bi-chi-trich-vi-muon-cong-ty-my-khai-thac-dau-o-syria-post1006600.html
Tổng
thống Donald Trump hôm 27/8 đã hứng chỉ trích khi đề nghị tập đoàn dầu khí
ExxonMobil hoặc một công ty dầu khí khác của Mỹ vận hành các mỏ dầu của Syria.
"Những gì tôi dự định làm có lẽ là thỏa thuận với
ExxonMobil hoặc một trong các công ty dầu khí tuyệt vời của chúng tôi để họ đến
đó và làm điều đúng đắn, làm lan tỏa sự giàu có", ông Trump nói,
theo Reuters.
Exxon Mobil và Chevron, hai công ty dầu khí lớn nhất
của Mỹ hoạt
động ở Trung Đông, từ chối bình luận về đề nghị của ông
Trump.
"Luật pháp quốc
tế rõ ràng là chống lại những kiểu khai thác như vậy", Laurie Blank, giáo sư trường Luật Emory (thuộc Đại học Emory ở Atlanta,
Georgia) kiêm Giám đốc Trung tâm Luật So sánh Quốc tế của trường, nói.
"Đây không chỉ dừng lại là động thái pháp lý đáng ngờ, nó gửi đi
thông điệp tới toàn bộ khu vực và thế giới rằng Mỹ muốn đánh cắp dầu", Bruce Riedel, cựu cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ và hiện là thành viên cao cấp
của Viện Brookings, nhận định.
Đề xuất mới của ông Trump bị giới chuyên môn cho là
trái đạo đức và bất hợp pháp. Các công ty Mỹ sẽ phải đối mặt với một loạt thách
thức để hoạt động tại Syria.
Syria sản xuất
khoảng 380.000 thùng dầu/ngày trước khi cuộc nội chiến ở nước này nổ ra. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2016 ước tính rằng sản lượng này đã giảm
xuống chỉ còn 40.000 thùng/ngày.
"Mỹ nên quan tâm đến số phận của các mỏ dầu
Syria", Alex Cranberg, Chủ tịch công ty năng lượng Aspect Holdings, có ý
kiến trái ngược các chuyên gia bên trên. Aspect Holdings từ thăm dò dầu tại
Iraq nhưng không còn dự án nào đang tiến hành trong khu vực.
"Bản thân dầu không phải là vấn đề quan trọng đối với Mỹ, nhưng việc
sử dụng sai nó có thể gây ra những vấn đề trong tương lai cho Washington nếu nó
rơi vào tay kẻ xấu", ông Cranberg nói.
Công ty của ông chưa được Nhà Trắng đề cập đến.
Theo ông, việc Mỹ kiểm soát việc bố trí các mỏ dầu
và tiền tệ sẽ gây ra ảnh hưởng đáng kể đến việc định hình tương lai của Syria.
Robert O hèBrien, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết
quân đội Mỹ sẽ hiện diện để bảo vệ các mỏ dầu của Syria.
--------------------------------------
Tú
Anh – RFI
Đăng ngày 27-10-2019
Tình hình Syria vẫn căng thẳng cho dù có lệnh ngưng bắn Nga-Thổ và Mỹ-Thổ. Tại vùng biên giới bắc Syria, Tổ Chức Nhân Quyền Syria OSDH cho biết có nhiều trận đánh khốc liệt giữa lực lượng Kurdistan-Syria FDS và các nhóm võ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ. Sáu chiến binh FDS và chín chiến binh theo Thổ Nhĩ Kỳ tử trận.
Chiến sự xảy ra vào lúc một lực lượng khỏang 2000
quân Syria cùng với hàng trăm quân xa tiến vào vùng biên giới đông- bắc Syria,
tiếp giáp với vùng kiểm sóat của quân Thổ Nhĩ Kỳ. Đoàn quân Syria có quân cảnh
Nga tháp tùng.
Từ Ankara, một lần nữa tổng thống Erdogan đe dọa là
sẽ mở lại chiến dịch « cày nát khủng bố » còn bám trụ trong khu vực 30 cây số
cách biên giới nếu thỏa thuận với Matxcơva không được tôn trọng.
Trong khi đó, Washington đưa quân tăng viện đến tỉnh
Deir Ezzor, khu dầu mỏ chiến lược của Syria, hiện do FDS và 200 binh sĩ Mỹ yểm
trợ, kiểm sóat. Theo AFP, một đoàn quân xa 13 chiếc, treo cờ Mỹ, đã từ Irak đi
qua cửa khẩu biên giới Syria hôm Thứ Bảy, rồi xuyên qua thành phố Qamichli, nơi
có đa số dân cư là người Kurdistan.
Một viên chức thuộc bộ Quốc Phòng Mỹ chỉ cho biết vắn
tắt là Hoa Kỳ bắt đầu tăng cường lực lượng tại Syria để bảo vệ các mỏ dầu Syria
đề phòng « Daech và các phần tử khác » tái chiếm.
Khu mỏ dầu Deir Ezzor được lực lượng FDS chiếm lại từ
tay chiến binh của Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech vào năm 2017.
Sự kiện quân Mỹ tự do đi vào Syria làm Nga tức giận.
Matxcơva cáo buộc Washington hành động như « một băng bất lương quốc tế ».
*
VOA Tiếng Việt
27/10/2019
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Bảy đả kích kế hoạch của Mỹ
duy trì và tăng cường sự hiện diện của binh sĩ Mỹ ở miền đông Syria là “hành vi
thổ phỉ nhà nước cấp quốc tế” thúc đẩy bởi ý muốn bảo vệ những kẻ buôn lậu dầu
mỏ chứ không phải bởi những lo ngại thực sự về an ninh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Sáu nói rằng
Washington sẽ điều xe bọc thép và binh sĩ tới các mỏ dầu ở Syria để ngăn chúng
rơi vào tay những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo.
Ông phát biểu như vậy sau khi Tổng thống Donald
Trump đầu tháng này rút khoảng 1.000 quân nhân Mỹ ra khỏi đông bắc Syria, một
bước đi đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ phát động một cuộc tiến công xuyên biên giới nhắm
vào lực lượng dân quân YPG người Kurd vốn từng là đồng minh của Mỹ chống lại
Nhà nước Hồi giáo.
Quyết định của ông Trump khơi lên phản ứng dữ dội từ
Quốc hội Mỹ, bao gồm những nghị sĩ Cộng hòa chủ chốt, những người coi việc rút
quân là sự phản bội người Kurd và một hành động có thể tiếp sức cho Nhà nước Hồi
giáo.
Trong một thông cáo, bộ quốc phòng Nga nói
Washington không có thẩm quyền theo luật pháp quốc tế hoặc luật pháp Mỹ gia
tăng sự hiện diện quân sự của mình ở Syria và nói kế hoạch của Mỹ không xuất
phát từ những lo ngại thực sự về an ninh trong khu vực.
"Vì thế những hành động hiện thời của Washington - chiếm giữ và duy
trì sự kiểm soát quân sự đối với các mỏ dầu ở miền đông Syria - nói một cách
đơn giản là hành vi thổ phỉ nhà nước cấp quốc tế," thông cáo nói.
Quân đội Mỹ và các công ty an ninh tư nhân ở miền
đông Syria đang bảo vệ những kẻ buôn lậu dầu mỏ kiếm được hơn 30 triệu đôla mỗi
tháng, thông cáo nói thêm.
Nga, vốn hậu thuẫn Tổng thống Syria Bashar Assad và
đã giúp ông này xoay chuyển cuộc nội chiến đẫm máu, lâu nay vẫn khẳng định rằng
sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria là bất hợp pháp.
Moscow tiếp tục củng cố vị thế của mình ở Syria sau
khi Mỹ rút khỏi vùng đông bắc của nước này, và đã đàm phán một thỏa thuận trong
tuần này với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan để giúp loại bỏ lực lượng dân
quân YPG người Kurd khỏi phạm vi 30 km dọc theo Syria biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara xem YPG là những kẻ khủng bố có liên hệ tới
những phần tử nổi dậy người Kurd hoạt động ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Việt Online
October 28, 2019
JARABLUS,
Syria (AP) — Tư lệnh lực lượng võ trang SDF của người Kurd ở
Syria, hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, nói rằng họ đã hạ sát kẻ được coi là chỉ huy
phó và cũng là phát ngôn viên của ISIS, trong cuộc hành quân hỗn hợp với quân đội
Mỹ ở phía Bắc Syria, chỉ ít giờ sau khi biệt kích Mỹ tiêu diệt người lãnh đạo
ISIS là Abu Bakr al-Baghdadi.
Tư lệnh SDF, ông Mazloum Abdi, nói rằng cơ quan tình
báo của lực lượng này đã hợp tác với quân đội Mỹ để phục kích phụ tá của
al-Baghdadi là Abu Hassan al-Muhajir tại một làng gần thành phố Jarablus
ở vùng Tây Bắc Syria hôm Chủ Nhật.
Ông Abdi cho biết đây là một phần của nỗ lực đang được
tiến hành nhằm truy lùng và tiêu diệt cấp chỉ huy ISIS.
Nếu điều này được xác nhận thì cái chết của
al-Muhajir sẽ là một đòn nặng nữa cho ISIS.
Tổ chức Syrian Observatory for Human Rights, có trụ
sở đặt tại Anh, cũng tường thuật cái chết của al-Muhajir, nói rằng người này
đang đi trên chiếc xe thì bị bắn. Thi thể những người ngồi trong xe bị cháy và
hiện chưa rõ việc nhận dạng al-Muhajir được thực hiện như thế nào.
Phát ngôn viên lực lượng SDF, ông Mustafa Bali, nói
họ tin rằng al-Muhajir đã đến Jarablus trong thành phần tiền đạo, chuẩn bị để
al-Baghdadi dời tới khu vực này, là cứ địa của thành phần võ trang được Thổ Nhĩ
Kỳ hậu thuẫn.
Al-Muhajir trở thành phát ngôn viên ISIS sau khi người
tiền nhiệm bị giết trong một cuộc không tập năm 2016 và cũng có tin nói rằng
al-Muhajir có thể sẽ là kẻ kế nhiệm al-Baghdadi.
Ông Bali vào khuya ngày Chủ Nhật nói rằng còn có
thêm nhiều nhân vật cao cấp ISIS đang lẩn trốn ở vùng này. (V.Giang)
No comments:
Post a Comment