Monday, 8 April 2019

THIẾU HAI CHỮ "NHÂN QUYỀN" - NGUỒN CƠN BỐI RỐI VIỆT NAM, THỰC TẾ & CƠ SỞ LÝ LUẬN (Phùng Hoài Ngọc - VNTB)




09/04/2019

(VNTB) - Nhà trường không biết, không được dạy hai chữ ấy. 
Mặt khác, nhà cầm quyền sợ hãi kiêng tránh hai chữ ấy.
Khi có hành vi vi phạm nhân quyền, pháp luật xử nhẹ hều.
VIệt Nam bạo lực và bạo hành tràn lan, gồm nhiều nguyên nhân.

CHÚNG TA CÓ QUYỀN VÌ CHÚNG TA LÀ CON NGƯỜI

Cái ác và bạo lực diễn ra tràn lan trên các mặt:

Bạo hành gia đình

Phần lớn người phụ nữ và trẻ em phải chịu đựng, án mạng đã xảy ra đây đó. Cái giá phải trả cho đàn ông vũ phu là án mạng giết chồng. Con giết bố mẹ ông bà. Bà giết cháu vì mê tín dị đoan.v.v…

Bạo lực nhà trường

Nhiều năm nay. Còn bao nhiêu hiện tượng thầy - trò đánh nhau. học trò đập nhau, học trò đánh và hạ nhục và hành hạ bạn yếu hơn, thầy cô hành hạ học trò… chưa bao giờ nở rộ như bây giờ.

Trong khi đó, mọi nhà trường không hề biết đến hai chữ “Nhân Quyền”.

Bạo lực xã hội 

Lỡ đụng va quệt nhẹ trên đường giao thông, nhẹ nhất là chuyệ người này nhắc nhở người kia đừng vượt đèn đỏ, thế là có đánh lộn, thậm  chí án mạng hoặc thương tật còn nặng nề hơn tai nạn giao thông. Tài xế lái xe bạt mạng giết người hàng ngày.

Chủ nhà giàu nuôi cả chục con chó dữ, thả rông bất chấp pháp luật đã từng có. Một em bé 8 tháng ở Hà Nội (2018) và cậu bé 7 tuổi ở Hưng Yên bị chó xé xác cách đây 3 ngày. Ngyên nhân sâu sa bền vững ổn định là các nhà cầm quyền địa phương bỏ mặc không phạt chủ chó được tự do vi phạm nhân quyền.

Bạo lực công an

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư TP. Đà Nẵng) cho biết, hành động ném chất bẩn vào nhà Nguyễn Hữu Linh là “không nên và pháp luật không cho phép”, rằng “có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167”, rằng “có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015”. Tuy nhiên, chưa có đại diện pháp luật nào đã lên tiếng cho những tiền lệ trước đó: không phải một mà là rất nhiều lần, nhà của những nhân vật đấu tranh đã từng bị tạt chất bẩn, từng bị khóa trái cửa, từng bị ném đá làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc… 

Trong vài trường hợp, chất bẩn được ném vào nhà “những người tranh dấu nhân quyền” là phân trộn nhớt hoặc phân pha với sơn; cửa nhà họ không chỉ bị khóa trái mà ổ khóa còn bị xịt keo dán sắt; cổng nhà họ cũng bị một nhóm “lạ mặt” nào đó đến quấy nhiễu, trước sự chứng kiến của con cái họ. Thủ phạm là những kẻ “khẩu trang”- không báo chí nào dám  lên án.

Trong bất kỳ xã hội nào, người dân cũng có khuynh hướng chỉ trích chính quyền, từ thuế má đến bảo hiểm y tế... Tuy nhiên, chỉ trích chính sách nhà nước khác với TÂM LÝ THÙ HằN CHế Độ. Ở nước nào đó đôi khi cũng có cảnh sát đánh dân nhưng chỉ “ở đây”- Việt Nam mới có chuyện “thanh niên tự đập mặt vào gậy cảnh sát giao thông khiến hốc mắt bị lún” hoặc “thanh niên nhập viện cấp cứu sau khi tự va vào dùi cui và súng của công an”, hoặc chết trong đồn công an khi bị đánh hội đồng…

Câu chuyện trung tá đảng viên Nguyễn Chí Kiều đứng bên lề đường nhìn kẻ ác sắp đâm chết cô gái nhưng chỉ giơ cái que lên và ú ớ.


Và đây là đối chứng ở một nước hiểu rõ hai chữ NHÂN QUYỀN

Eric - cảnh sát trẻ PCCC ở thủ đô Đan Mạch huy động toàn đơn vị đi khắp thành phố tìm cứu một bà già bị nạn gọi điện kêu cứu mà không thể nói được địa chỉ. Cái kết có hậu.

Cả một hệ thống nguyên nhân 

Nguyên nhân lịch sử
Nước ta trải qua chiến tranh quá dài, khắc nghiệt và tàn bạo. Lòng người chai sạn. (Nhạc sĩ Văn Cao quá vui mừng ngày chấm dứt chiến tranh, nhưng ông chẳng phải nhà khoa học nên hạn chế về nhận thức. Ông có tài nắn trên cung đàn những giai điệu du dương, chọn khéo những hợp âm và nhịp điệu thổn  thức lòng người). Hậu quả chiến tranh vô cùng dai dẳng, không thể lường hết được. Chất độc màu da cam có thể đo được bằng máy móc hiện đại. Chất độc da “người”, “chất độc tâm hồn người” phải chờ nó bộc phát khi có dịp. Bởi vì, giới khoa học xã hội- nhân văn nước ta không làm tròn phận sự, họ chỉ mắc bận những công trình nghiên cứu mì ăn liền và phần nào bưng bô vuốt ve chế độ để lấy kinh phí, lành hơn một chút là những công trình tầm chương trích cú tầm phào kiểu mọt sách, chẳng có hiệu quả gì cho cuộc sống này.

Nguyên nhân chính trị tư tưởng
Cụm từ “công cụ chuyên chính vô sản” là bài học chính trị cho nhiều lớp học trò chúng tôi. Nó chính là sự bảo đảm về lý luận cho chế độ cai trị gần một thế kỷ tự tung tự tác. Cả một hệ thống tuyên giáo nửa thế kẻ cổ vũ quyền độc tào và bạo lực.

Nguyên nhân giáo dục & văn học nghệ thuật
Sách giáo khoa hơn nửa thế kỷ qua phần lớn cổ vũ bạo lực chiến tranh dưới các kiểu bình phong, vỏ bọc hình tượng yêu nước (với những câu thơ tiêu biểu Chế Lan Viên: “Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất” được gọi là “Cạm bẫy ca”). Tình trạng đó vẫn kéo dài hàng chục năm sau khi chấm dứt chiến tranh 1975 và thỉnh thoảng báo đài truyền thông lại “khuấy đục bạo lực” vô giới hạn.

Kết

Đỗ MạnH Hùng 200k và Nguyễn Hữu Linh, và… và…

Hãy so sánh Đỗ Mạnh Hùng ở huyện An Lão, Hải phòng, người nêu tấm gương “ép hôn” cô SV 21 tuổi trong thang máy Hà Nội và hành động tương tự của Nguyễn Hữu Linh vừa nghỉ hưu ở tp.Đà Nẵng. 

Với Hùng một người kinh doanh bình thường, công an phạt 200k, người dân chỉ chê cười và  hài hước. 

Với Linh viện kiểm sát nhân dân kiêm bí thư đảng ủy ép hôn bé gái 7 tuổi trong 58 giây, người ta căm ghét tới mức kéo tới tận nhà bôi bẩn và viết, vẽ, chưa kể sự chửi rủa trên mạng kéo dài tới mức người ta quên thảm cảnh cậu bé 7 tuổi bị một đàn chó dữ 10 con cắn xé rách nát và chết trên sân vận động thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, Hưng Yên.

Tương tự, người ta có thể chia buồn trước cái chết của một ông Đỗ Văn Mười nào đó nhưng tại sao “dân mạng” lại hả hê trước cái chết của “đồng chí Đỗ Mười”?... Người dân thù ghét chính quyền là “hiện tượng” có thực, chẳng phải như chị phó bí Sài Gòn-HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm suýt ăn một cái dép bay sau khi nói “nhân dân ta vẫn tin Đảng”, “con cán bộ làm cán bộ là hạnh phúc của dân tộc” (thực ra học mót câu nói của ông sư Thích Thanh Quyết biệt danh Thích Cúng Sao). Sẽ không có một phân tích tâm lý nào đúng với bản chất vấn đề trước “hiện tượng” xã hội này nếu nguồn gốc dẫn đến hiện tượng bị phớt lờ đi. (Fb.Phạm Lưu Vũ)

Trước khi lên án những hành động và phát biểu “vô văn hóa” của “dân mạng”, hãy đặt câu hỏi tại sao người dân thù ghét chính quyền; tâm lý đặc biệt này đến từ đâu và nguyên nhân đích thực ?

Tại sao giới truyền thông, ngành giáo dục né tránh hai tiếng nhân quyền?

Mỗi khi có vụ nổi cộm bạo hành trẻ em, bạo hành học trò, các nhà báo lại vác máy đi phỏng vấn một số nhà nghiên cứu, nhà giáo, học giả, cán bộ lãnh đạo ngành hoặc bàn tròn thảo luận trên ti vi, kể cả thảo luận nghị trường quốc hội .v.v… Mỗi vị đều tung ra lý luận nghề nghiệp của mình. Nào là con người bây giờ vô cảm, cán bộ thiếu trách nhiệm, nào là nhà trường không dạy kỹ năng sống, không có tổ tư vấn tâm lý cho học trò. v.v…

Thực ra, lý do đơn giản hơn nhiều. 

Nhà trường không biết, không được dạy hai chữ ấy. 
Mặt khác, nhà cầm quyền sợ hãi kiêng tránh hai chữ ấy.
Khi có hành vi vi phạm nhân quyền, pháp luật xử nhẹ hều.

Đề nghị 

Giới nghiên cứu xã hội- nhân văn hãy lập đề cương nghiên cứu đi. Đề tài cấp thiết và nóng hổi đấy.
Hãy bắt đầu từ hai chữ NHÂN QUYỀN, mặc dù đề tài này rất cũ, có tuổi thọ 230 năm kể từ năm 1789.
“Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966” chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết.
Các giới nghiên cứu và giáo dục hãy bắt đầu từ ba bản tuyên ngôn sau đây.
Lần lượt theo thời gian lịch sử.

Bắt đầu từ một văn bản cột mốc, đưa loài người vào thời kỳ hiện đại:

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 
(Nguyên bản tiếng Pháp: Déclaration des droits de l’Homme et du citoyen) là văn bản nền tảng của Cách mạng Pháp, trong đó quy định các quyền cá nhân và quyền tập thể của tất cả các giai cấp là bình đẳng. Chịu ảnh hưởng bởi học thuyết các quyền tự nhiên, các quyền con người là bình đẳng: có giá trị tại mọi thời điểm và tại mọi không gian, gắn với bản chất con người. Dù văn bản này thiết lập các quyền cơ bản cho tất cả công dân Pháp và tất cả con người không ngoại lệ, dù chưa kịp đề cập đến vị trí của phụ nữ cũng như nô lệ; dù vậy, nó vẫn là tiền thân của các phương thức nhân quyền quốc tế.

Được chấp thuận bởi Quốc hội Pháp, 26 tháng 8 năm 1789

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 

Tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt..

Đây văn bản mới nhất:

Công uóc Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị 1966 


 Chính phủ Việt Nam đã ký kết.

Công ước chỉ có 53 điều. Nếu giáo viên làm biếng thì chỉ cần nhớ một điều 7 của CÔNG ƯỚC và giảng bài minh họa là đủ. Điều 7 nói về quyền sống và bất khả xâm phạm của cá nhân.






No comments:

Post a Comment

View My Stats