Gió Bấc
2019-04-27
2019-04-27
Không thể cứ tứ trụ là được quốc tang
bất kể có công hay có tội. Tứ trụ là cán bộ của đảng, hãy làm đảng tang, quốc
tang xin dành cho những liệt sĩ hy sinh vì đất nước ở Gạc Ma, Vị Xuyên, Lão
Sơn…
Hình minh hoạ. Đám tang cố Chủ tịch nước Trần
Đại Quang ở Hà Nội hôm 27/9/2018. AFP
*
Từ cái chết của Trần
Đại Quang, sau 3 quốc tang trong cùng năm 2018 dư luận đã lâm râm bàn về quốc
tang. Ai được tổ chức quốc tang và quốc tang như thế nào? Rõ là cứ ngồi ghế tứ
trụ là được hưởng quốc tang thì không ổn. Có những người khi sống phung phí tiền
của, gây khổ cho dân, khi chết lại bắt dân chịu quốc tang.
Cứ ngồi tứ trụ là được quốc tang!
Theo luật của chính
quyền cộng sản Việt Nam tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP, cứ vào hàng tứ trụ chết,
cả nước phải làm quốc tang. Cũng theo nghị định này, Bộ Chính trị có quyền quyết
định việc tổ chức lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng
góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân
dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.{1}
Theo quy định này
thì trung bình xoàn soạt trong 5 năm cả nước có tối thiểu 4 cái quốc tang. Thực
tế riêng năm 2018 đã có ba cái tang liên tiếp.
Trong hai ngày tang
công sở phải treo cờ rủ, mọi hoạt động vui chơi giải trí biểu diễn văn hóa nghệ
thuật phải đình hoãn. Rồi lễ nghi phúng viếng đưa đón rườm ra tốn kém gây khốn
khó cho người dân đã quá nhiều khốn khó.
Đặc biệt phản cảm
và khó chịu với người dân trong quốc tang là phải chịu tang những người không xứng
đáng, thậm chí là những kẻ từng gây tội ác hay những quyết định sai lầm làm tổn
hại tinh thần, tiền của người dân.
Nhà báo tự do Chu
Vĩnh Hải đã viết trên Facebook Quốc tang, giống và khác nhau chỗ nào? đặt vấn đề
về sự dư thừa quốc tang ở Việt Nam. Bài báo dẫn tài liệu cho thấy tại nước Anh,
nơi sinh ra nghi lễ quốc tang suốt hai trăm năm của thế kỷ 19 - 20 chỉ có 9 quốc
tang mà không có ai nằm trong hoàng tộc. Không phải cứ vua là được quốc tang,
quốc tang chỉ dành cho người công trạng lớn với đất nước. Ở Mỹ, Đức cũng tương
tự như vậy {2}
Dân có quốc tang riêng, không cần lệnh!
Truyền thống yêu nước
nhân nghĩa của người Việt không bao giờ hẹp hòi, ngược lại, rất trân trọng thậm
chí chấp nhận dấn thân đối đầu với bạo lực để thể hiện lòng yêu thương, quý trọng,
tưởng nhớ những anh hùng, người có công lao với đất nước. Lễ tang người tù bị
lưu đày cấm cố Phan Chu Trinh năm 1926 là minh chứng hùng hồn. Hàng chục vạn
người dự tang và đưa tang tại Sài Gòn và lan ra cả nước. Học sinh bãi khóa, biếu
tình hưởng ứng lễ tang. Hàng ngàn học sinh bi đuổi học.
Với những nghệ sĩ
tài năng được nhiều người mến mộ từ nghệ sĩ Thanh Nga, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn…
không cần có quy định, sự cưỡng chế pháp luật nào, vẫn có hàng vạn người tham dự
đưa tiễn với lòng thương yêu, kính trọng.
Đó là những quốc
tang tự nguyện, tư phát của lòng dân.
Nói cho công bằng,
ngay với những cán bộ cao cấp của chính quyền cộng sản cũng có vài đám tang được
người dân ngưỡng mộ, phúng viếng, đưa tiễn, không phải do uy quyền nhà nước như
đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Một lý do thật đơn
giản là người chết đã làm được, nói được những điều lay động cuộc sống vật chất,
tinh thần của người dân, bất chấp chức phận của họ là gì. Người tù Phan Chu
Trinh đã chỉ ra được con đường đi lên của dân tộc là Hưng dân trí, chấn dân
khí, hậu dân sinh.
Đám tang nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Sài Gòn hôm 4/4/2001 AFP
Nghệ sĩ Thanh Nga,
Trịnh Công Sơn đã nói thay cho bao người về những u uất, buồn vui của họ từ cô
Diệu, cô The, cô Sơn nữ Phà Ca hay Cô gái da vàng, Diễm xưa…Với Võ Nguyên Giáp
người ta thấy ngay chiến thắng Điện Biên và vai trò phụ trách Dân số và Kế hoạch
hóa gia đình. Với Nguyễn Văn Linh, lúc đó người dân đơn giản xem ông là người
trả ruộng cho dân, chưa biết về cái mật ước Thành Đô. Với Võ Văn Kiệt là người
xông xáo đổi mới, tự chủ kinh doanh, xóa ngăn sống cấm chợ. …
Trọng bệnh, Anh chết, ai chủ xị quốc
tang?
Lần này, cái chết
già không đúng quy trình của Lê Đức Anh càng gây thắc mắc, lúng túng. Với người
dân, buộc họ phải chịu quốc tang kẻ bán nước sẽ gây phẫn nộ. Làn sóng comment
nguyền rủa buộc con trai Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà phải xóa dòng trạng thái báo
tang cho thấy phần nào sự phẫn uất của người dân.
Với đảng, chính quyền,
buộc Tổng Tịch đang đau yếu vì thời tiết ra đứng phò tang thì bất tiện hoặc sẽ
lộ ra điều gì mà người ta đang muốn giấu. Kịch bản đối phó phần 1 đã diễn ra
sau nhiều ngày chờ đợi là gia đình xin đơn giản quốc tang rút gọn trong một
ngày và chuyển thi hài từ Hà Nội vào an táng ở nghĩa trang liệt sĩ TP. HCM. {3}
Cách này có thể phần
nào vuốt ve dư luận và mở ra cơ hội giải thích cho sự vắng mặt của Nguyên Phú
Trọng trong lệ tang nhưng cũng chưa ổn lắm vì người dân vẫn còn phải mang chữ
quốc tang và còn hàng loạt những cái quốc tang mà lòng dân không phục khác đang
chờ đợi. Những người trong tứ trụ đã bị nhân dân điểm mặt biếm danh bằng những
cái tên biếm nhẽ như Mạnh mượt, Sanh Hường, Ba X, Tư Sâu.
Làm sao giải phóng
cho người dân khỏi tai ách quốc tang?
Xin hiến cho đảng,
nhà nước một kế nhỏ đắc sách lưỡng toàn, đảng vui, dân khỏe, các vị tứ trụ cũng
yên lòng về với thế giới Mác, Lê theo lễ nghi long trọng đó là làm đảng tang
thay vì quốc tang.
Cán bộ của đảng, làm đảng tang là hợp
lẽ!
Về lý lẽ đảng lãnh
đạo, toàn diện, đứng trên luật pháp, ngay trong nghị định về quốc tang cũng ghi
nhận Bộ chính trị có quyền quyết định lễ tang cho người ngoài tứ trụ thì cái
tên và nghi lễ đảng tang đắc sách hơn quốc tang gấp vạn lần. Cán bô từ cấp dân
quân tự vệ, trụ trì chùa cho đến tứ trụ thảy đều do đảng bổ nhiệm, đảng cử ra
thì làm lễ đảng tang càng hết sức chính danh.
Lễ đảng tang không
liên quan đến người dân nên quý vị muốn làm cho ai tới cấp nào cũng được, mấy
ngày cũng chẳng sao. Đương nhiên cái đảng của quý vị không làm ra được đồng xu
nào, lễ lạt đều tốn tiền thuế của dân, tài nguyên đất nước nhưng dân đã quen rồi,
so với hao tốn của Vinashin hay Petroline, thêm một vụ nữa của không sao miễn
là người dân không bị làm phiền.
Riêng với đảng tang
Lê Đức Anh thì cũng cần làm cho khéo vì e rằng với Trung ương cục cõi âm thì
các ông Phạm Văn Xô, Nguyễn Văn Thi, Đồng Văn Cống …. đang cầm đơn tố cáo ngồi
chờ để xóa đảng tịch. Ở Quân Ủy trung ương cõi âm thì Tướng Võ Nguyên Giáp,
Nguyễn Nam Khánh, Đặng Vũ Hiệp, và thậm chí có cả Hoàng Văn Thái, Lê Trong Tấn
đang họp thường vụ để xét xử những tội lỗi ở Tổng Cục II. 64 liệt sĩ Gạc Ma và
hàng chục ngàn hồn oan liệt sĩ khác đang chờ hỏi vì sao họ hy sinh mà biên giới,
hải đảo và chủ quyền quốc gia vẫn mất.
Quốc tang nên dành cho liệt sĩ
Một thông lệ khác
mà các nước thường áp dụng nhưng Việt Nam thì chỉ ghi nhận nhưng chính phủ chưa
quy định cụ thể đó là quốc tang để kỷ niệm những sự kiện bi thương, những mất
mát thiệt hại đau đớn của đất nước. Nghi lễ này không phải vì hình thức mà nhằm
khơi gợi tinh thần dân tộc, tình đoàn kết cộng đồng của quốc gia, tạo sức mạnh
đưa đất nước tiến lên. Thí dụ, Campuchia tổ chức lễ quốc tang để tưởng niệm những
người bị thiệt mạng trong vụ hỗn loạn vào đêm 22/11/2010.
Thay vì quốc tang
cho tứ trụ, Việt Nam nên dành quốc tang kỷ niệm những liệt sĩ chống Trung Quốc ở
Gạc Ma, Lão Sơn, Vị Xuyên. Đó là những cá nhân hy sinh mạng sống, là những sự
kiện đẫm máu cả dân tộc đời đời phải khắc ghi để dành lại, để bảo vệ từng tấc đất
biên giới, hải đảo.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự
Do
--------------------
XEM
THÊM
Thứ Sáu, 04/26/2019
- 13:27 — Chien Thanh
No comments:
Post a Comment