Đăng ngày
27-04-2019
Các nhà khoa học báo động về hiện tượng hàng
nghìn con chim cánh cụt nhỏ bị chết hàng loạt ở Nam Cực. Nguyên nhân là do nhiệt
độ ấm bất thường từ 3 năm nay. Halley nơi cư trú lớn thứ hai trên thế giới của
loài chim cánh cụt Hoàng đế gần như biến mất.
Chim cánh cụt Hoàng đế ở Nam Cực. Celine Le Bohec / CNRS / AFP
Hàng năm, khoảng 25.000 con chim cánh cụt Hoàng đế tập
trung lại với nhau và sinh sống ở khu khu Halley ở Nam Cực, phía nam Achentina.
Để sinh sản và ấp trứng, chúng thường đến sống trên các tảng băng lớn.
Theo AFP, từ 3 năm nay, chu kỳ sinh sản này bị đe dọa
do các tảng băng đó bị yếu đi do nhiệt độ tăng cao và thời tiết giông bão. Hầu
hết số chim cánh cụt mới sinh đã không chống chọi được điều kiện thời tiết khắc
nghiệt bất thường này.
Dù hiện khó có thể gắn liền tình trạng chim cánh cụt
chết hàng loạt với việc nhiệt độ Trái Đất nóng lên, nhưng các nhà khoa học thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Anh về Nam Cực đã quan sát được hiện này trong suốt ba năm
liên tiếp và khẳng định : « Chưa từng xảy ra ! »
Chim cánh cụt Hoàng đế là loại lớn nhất trong gia
đình chim cánh cụt và cũng có vẻ rất nhạy cảm với hiện tượng biến đổi khí hậu.
Một điều an ủi cho các nhà bảo vệ môi trường và những người yêu loài động vật
này là chim cánh cụt hoàng đế ở khu vực sinh sống bên cạnh, Dawson Lambton, vẫn
tiếp tục tăng thêm dân cư.
No comments:
Post a Comment