08/12/2018
Cho
đến nay, kết quả ‘cải thiện nhân quyền’ rõ rệt nhất và cũng bôi bác nhất mà nhà
cầm quyền Việt Nam đã thực hiện là … quyền bình đẳng giới.
Đơn giản vì đây là một thứ quyền vô thưởng vô phạt
và chẳng ảnh hưởng gì đến chính trị hay quyền lực thực tế của giới cai trị tại
Việt Nam. Chính vì thế, ngày càng diễn ra hoang loạn nhiều cảnh giới đồng tính
diễu hành như một cách biểu tình và cả quậy phá tưng bừng ở đất nước này nhưng
chỉ bị giới cảnh sát… giương mắt nhìn.
Ngược lại, có quá nhiều bằng chứng đã tích tụ kể từ
năm 2013 khi Việt Nam được chấp nhận là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên
hiệp quốc: nhà cầm quyền Việt Nam vẫn liên tiếp truy bắt, bỏ tù hàng trăm nhà
hoạt động nhân quyền bằng những điều luật cực kỳ mơ hồ và ngụy tạo.
Chính quyền Việt Nam thậm chí còn thoải mái ký kết
Công ước quốc tế về chống tra tấn, để ngay sau đó hàng năm cứ liên tiếp xảy ra
quá nhiều cảnh công an đánh đập dã man người hoạt động nhân quyền và người dân
biểu tình, quá nhiều cảnh công dân phải ‘tự chết’ trong đồn công an, trong đó số
trường hợp các nhân viên công an bị phát hiện đã tra tấn đến chết người dân lại
quá hiếm hoi.
Ngay sau khi nhận ra không còn là ‘quốc gia được hưởng
lợi lớn nhất trong Hiệp- định TPP’, từ giữa năm 2016 đến cuối năm 2017, nhà cầm
quyền Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch bắt bớ dữ dội và sắc máu đối với hơn
ba chục người hoạt động nhân quyền.
Còn rất nhiều bằng chứng khác về tình trạng đàn áp
nhân quyền trầm trọng của chính quyền Việt Nam - như một bản sao của chế độ đảng
độc trị ở Trung Quốc. Ngay trước mắt, Luật An ninh mạng của chính quyền Việt
Nam sắp đi vào thực hiện từ đầu năm 2019 sẽ mang lại cơ chế siết bóp nặng nề đối
với quyền tự do ngôn luận của người dân, những tiếng nói phản biện xã hội và tiếng
nói bất đồng về quan điểm chính trị.
Vào tháng Mười Hai năm 2018 khi chính quyền Việt Nam
đệ trình bản báo cáo nhân quyền cho Liên hiệp quốc với thành tích ‘bảo đảm tự
do tôn giáo’, hàng loạt chùa chiền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất -
từ Sài Gòn đến Đà Nẵng - đã bị nhà cầm quyền cưỡng chế giải tỏa và ủi sập không
thương xót. Trong khi đó, hàng loạt tu sĩ Cao Đài, Tin Lành, Công giáo bị sách
nhiễu, hành hung và đấu tố…
Không bao lâu nữa, vào ngày 22/1/2019 chính thể độc
đảng ở Việt Nam sẽ phải giải trình và đối thoại về báo cáo này tại Liên hợp quốc.
Như một não trạng và thói quen dối trá quá khó bỏ,
báo đảng rút tít: ‘Việt Nam đã thực hiện xong 96,2% khuyến nghị về
nhân quyền’.
Những tờ báo đảng, trong đó có cả ‘tân binh báo đảng’
là tờ Thanh Niên, dẫn lời của quan chức Hoàng Thị Thanh Nga - Phó vụ trưởng Vụ
Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao), tự đánh giá rằng bản báo cáo về nhân quyền
của Việt Nam “được xây dựng rất công phu với sự tham gia của 18 bộ, ngành liên
quan và các tổ chức xã hội, phía Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán về bảo
vệ và thúc đẩy quyền con người”… Tại UPR chu kỳ 2 vào năm 2014, Việt Nam đã chấp
nhận 182/227 khuyến nghị nhận được và đến nay đã thực hiện xong 175 khuyến nghị
(chiếm 96,2%), cao hơn tỷ lệ 96/123 (78%) của chu kỳ 1 năm 2009… Việt Nam đã sửa
đổi 96 văn bản luật, pháp lệnh để nhấn mạnh quền con người, trong đó có những
văn bản hết sức quan trọng như Hiến pháp 2013, bộ luật Hình sự, bộ luật Dân sự...
Về các quyền dân sự, chính trị, Việt Nam đã đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp
luật của mọi công dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và 2 nghị định hướng dẫn thực
thi luật cũng đã ra đời để đảm bảo tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Từ
năm 2015 – 2017, cũng đã có 5 cơ sở đào tạo tôn giáo mới được thành lập tại Việt
Nam. Việt Nam cũng hiện có 857 cơ quan báo chí với 1.119 ấn phẩm, 50 triệu
người dùng internet (chiếm 54% dân số), 58 triệu tài khoản facebook...
Nhưng đã có phản một phản ứng đích đáng từ châu Âu.
Ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi chính thể độc
đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban châu Âu đồng thuận làm tờ trình
cho Hội đồng châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam (Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - châu Âu), Nghị viện châu Âu đã bất ngờ tung ra
nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Toàn bộ nội dung của bản nghị
quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đang thép lên án chính
thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự
do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người
hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…
Đến lúc này - năm 2018, những hành vi lừa mị và lừa
đảo về ‘cải thiện nhân quyền’ đã bị nhìn thấu tim gan không chỉ bởi người dân
trong nước mà từ cả cộng đồng quốc tế.
No comments:
Post a Comment