Mạnh Vạn Châu (Meng Wanzhou) , Phó Tổng Giám đốc Huawei phụ trách tài chính, bị bắt và đưa ra tòa tại Canada vì tội gian dối tài chính. Cô đã dùng công ty SkyCom làm bình phong trong các thương vụ tài chính với Iran vốn bị Mỹ và đồng minh cấm vận nhưng lại che dấu SkyCom chính là công ty con của Huawei.
Mạnh Vạn Châu là con gái Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), ông chủ của tập đoàn điện tử viễn thông Huawei hùng mạnh, một trong những đạo quân tiên phong của CT Tập Cận Bình trên con đường chinh phục thế giới.
Vụ án này sẽ phức tạp và có thể kéo dài, nhưng có thể nói, nó một lần nữa khẳng định: cánh cửa cho Huawei xâm nhập các quốc gia tiên tiến nhất đã gần như đóng chặt.
...
Lập nên cả một vương quốc điện tử viễn thông, Nhậm
Chính Phi là một nhân tài của nước Trung Hoa vĩ đại.
Con gái của anh, Mạnh Vạn Châu, cũng là một nhân tài.
.
Nhưng các quốc gia tiên tiến lại không muốn làm việc với cha con anh. Có nhiều lý do, nhưng lý do chính là vì...
AN
NINH MẠNG.
...
...
Nhiều thiết bị điện tử viễn thông, về mặt nguyên tắc,
đều có thể được cài đặt phần cứng và phần mềm để truyền thông tin về một hướng
khác ngoài ý muốn của người sử dụng. Vấn đề then chốt của an ninh mạng ở mỗi quốc
gia là chính phủ phải có trách nhiệm kiểm soát các lỗ hổng đó chứ không ở việc
kiểm duyệt xem trên các mạng xã hội nhân dân của mình đang nói gì.
Từ khi TQ được mở cửa và phát triển, các quốc gia phương Tây lần lượt hiểu ra sự khác biệt quá lớn giữa họ với TQ trong cách vận hành nền kinh tế cũng như khoa học-công nghệ và an ninh mạng nói riêng.
Fergus Hanson , chuyên gia của viện Chính trị Chiến lược Australia (Australian Strategic Policy Institute) vạch rõ trên đài ABC, rằng tại TQ có điều luật bắt buộc mọi công ty khoa học-công nghệ đều phải hợp tác với cơ quan an ninh (tình báo) khi được yêu cầu.
Từ khi TQ được mở cửa và phát triển, các quốc gia phương Tây lần lượt hiểu ra sự khác biệt quá lớn giữa họ với TQ trong cách vận hành nền kinh tế cũng như khoa học-công nghệ và an ninh mạng nói riêng.
Fergus Hanson , chuyên gia của viện Chính trị Chiến lược Australia (Australian Strategic Policy Institute) vạch rõ trên đài ABC, rằng tại TQ có điều luật bắt buộc mọi công ty khoa học-công nghệ đều phải hợp tác với cơ quan an ninh (tình báo) khi được yêu cầu.
Tiếc thay, chúng ta cũng có thể thấy điều khoản tương tự như vậy trong Dự Luật an ninh mạng của VN, một mô hình du nhập từ TQ, được thông qua gần đây.
Nigel Inkster, cố vấn cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế tại Anh (The International Institute for Strategic Studies) và từng có 30 thâm niên công tác tại cơ quan phản gián M16, thì nói trên một chương trình radio như sau: “Việc sử dụng thiết bị Huawei rõ ràng kèm theo nguy cơ – cho dù nguy cơ ấy khó được xác định… Và cho dù Huawei có niềm tự hào rằng họ là một công ty tư nhân, và tôi tin rằng họ cũng muốn là như vậy, nhưng cuối cùng thì khi mà bị ĐCS ra lệnh thì họ cũng phải làm theo”.
Như vậy, cho dù Huawei có cố gắng đến đâu, nhưng chính là luật an ninh mạng của TQ đang làm hại sự nghiệp của Huawei tại các quốc gia phát triển.
Cho đến nay, danh sách các quốc gia phát triển đã quyết định cấm Huawei cũng như ZTE tham gia vào các dự án có ý nghĩa an ninh quốc gia đã phủ hầu khắp các châu lục, từ Bắc Mỹ, Châu Âu cho tới Australia và New Zealand. Tại Australia, trong nhiều năm vận động hành lang qua các đời chính phủ Công Đảng cũng như Liên đảng, Huawei đều bị từ chối cho tham gia đấu thầu trong dự án quốc gia Truyền thông băng tần dải rộng NBN. Tại Mỹ, nhân viên chính phủ và các cơ quan quốc phòng còn bị cấm sử dụng điện thoại của Huawei.
Ảnh minh họa: Nhậm Chính Phi hướng dẫn CT Tập Cận Bình thăm trụ sở Huawei
tại London, 21/10/2015.
Photo courtesey Gettyimages
*
Meng Wanzhou là con gái của Ren Zhengfei (Nhậm Chính
Phi), ông chủ của Huawei, với người vợ đầu là Meng Jun. Bà Meng Jun là con gái
của Meng Dongbuo, Phó Tỉnh trưởng Tứ Xuyên. Ở TQ ngày nay việc con gái lấy họ mẹ
khá phổ biến trong giới con ông cháu cha. Chẳng hạn Wang Yannan, đồng sáng lập
của China Guardian (tòa đấu giá TQ), chính là con gái của cố thủ tướng Triệu Tử
Dương nhưng đã lấy họ mẹ.
Cha của Meng Wabzhiu, Ren Zhengfei , có bằng kỹ sư, từng giữ chức vụ tương đương trung đoàn phó trong quân đội TQ, đảng viên ĐCS, là đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12. Năm 1987, Ren Zhengfei (đã ra khỏi quân đội) khởi nghiệp tại Thâm Quyến với công ty tư nhân Huawei chuyên về điện tử-viễn thông. Với số vốn ban đầu vẻn vẹn 20 nghìn NDT, Huawei phát triển rất nhanh thành ra một công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện tử-viễn thông trên toàn cầu tại TQ. Việt Nam là một trong những thị trường nước ngoài đầu tiên mà Huawei xâm nhập, với các đối tác quốc doanh lớn như Viettel, VNPT... Năm 2013, có hơn 30 nghìn trạm thu phát sóng của các nhà mạng VN sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE (một hãng điện tử viễn thông khác của TQ), con số các thiết bị di động được bán ra chưa được biết nhưng có lẽ là nhiều triệu đơn vị. Huawei nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Thông tin do chính Huawei đưa ra cho biết họ có 180000 nhân công đang làm việc tại trên 170 quốc gia, phục vụ khoảng 1/3 dân số toàn cầu.
Meng Wanzhou sinh 1972. Năm 1992, cô làm việc trong 1 năm cho Ngân hàng Xây dựng China Construction Bank. Năm 1993 cô về làm cho công ty của cha mình với công việc cấp thấp như trực điện thoại và tiếp tân. Năm 1999 sau khi lấy bằng Thạc sỹ tại Huazhong University of Science and Technology (ĐH Khoa học và Công Nghệ Hoa Trung, Vũ Hán), cô được nhận việc tại phòng Tài chính của Huawei. Với nhiều cống hiến cho Huawei Meng Wanzhou đã lên tới chức TGĐ văn phòng Huawei tại Hong Kong, và nay là Phó TGĐ Huawei phụ trách về tài chính và được coi là nhân vật kế nghiệp của người cha. Nếu như tài năng xuất chúng của Ren Zhengfei trong việc xây dựng nên một sự nghiệp đồ sộ như Huawei là không thể phủ nhận, thì việc Meng Wanzhou được chọn để kế nghiệp chắc hẳn không chỉ do xuất thân mà phải có thực tài.
Photo courtesy: Huawei.com/ABC News 11/12/18.
*
Vì sao?
Tờ Hoàn cầu Thời báo phụ bản của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS TQ, lên án vụ “bắt cóc” Meng Wanzhou một hành động “đáng khinh bỉ”, và khuyên tất cả các doanh nhân cấp cao của TQ làm ăn tại phương Tây phải cảnh giác tự bảo vệ mình và gia đình. Cho dù giận dữ, phản ứng của TQ vẫn là tìm cách phân hóa nội bộ Mỹ và tuyên bố đây là âm mưu chính trị từ phe Đảng Dân chủ nhằm “dội nước lạnh vào cố gắng hòa hoãn Trung-Mỹ”.
Quả thật, Meng Wanzhou bị bắt trong chính ngày mà TT Donald Trump và CT Tập Cận Bình gặp gỡ thỏa thuận tạm ngưng cuộc thương chiến trong 90 ngày. Đài CNN đưa một nguồn giấu tên cho rằng có thể cô Meng bị bắt để làm vốn cho phía Mỹ trong các cuộc thương thuyết thương mại tiếp theo với TQ, nhưng đồng thời cũng dẫn lời TS Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng, phủ nhận việc này.
Tờ Hoàn cầu Thời báo phụ bản của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS TQ, lên án vụ “bắt cóc” Meng Wanzhou một hành động “đáng khinh bỉ”, và khuyên tất cả các doanh nhân cấp cao của TQ làm ăn tại phương Tây phải cảnh giác tự bảo vệ mình và gia đình. Cho dù giận dữ, phản ứng của TQ vẫn là tìm cách phân hóa nội bộ Mỹ và tuyên bố đây là âm mưu chính trị từ phe Đảng Dân chủ nhằm “dội nước lạnh vào cố gắng hòa hoãn Trung-Mỹ”.
Quả thật, Meng Wanzhou bị bắt trong chính ngày mà TT Donald Trump và CT Tập Cận Bình gặp gỡ thỏa thuận tạm ngưng cuộc thương chiến trong 90 ngày. Đài CNN đưa một nguồn giấu tên cho rằng có thể cô Meng bị bắt để làm vốn cho phía Mỹ trong các cuộc thương thuyết thương mại tiếp theo với TQ, nhưng đồng thời cũng dẫn lời TS Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng, phủ nhận việc này.
Thủ tướng Canada thì cho biết ông đã được báo trước vài ngày về việc Meng Wanzhou sẽ bị bắt, nhưng đó là việc của cơ quan tư pháp mà chính phủ Canada không thể can thiệp. Ông nói: “Tôi có thể đảm bảo với mỗi người, rằng đất nước chúng tôi có cơ quan tư pháp hoàn toàn độc lập” và rằng trong vụ này “không có bất cứ một âm mưu can thiệp chính trị nào”.
Vụ bắt giữ Meng Wanzhou không chỉ làm đỏ đèn thị trường
chứng khoán từ Mỹ sang châu Á mà có lẽ còn sẽ khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng
ngoại giao giữa China với Canada và khoét sâu thêm mối căng thẳng trong quan hệ
Mỹ-Trung, thậm chí chấm dứt thỏa thuận hưu chiến 90 ngày vừa đạt được. David
Mulrony, cựu đại sứ Canada tại Bắc Kinh, cảnh báo các doanh nhân cao cấp của
Canada và Mỹ cũng có thể trở thành nạn nhân trong hành động trả đũa của Bắc
Kinh.
…
…
Từ lâu, TT Donald Trump vẫn khẳng định vấn đề vi phạm
sở hữu trí tuệ và gián điệp thương mại là mấu chốt trong mâu thuẫn Mỹ Trung.
Cho dù các chính trị gia có nói gì đi nữa, nhưng với một Huawei đã bị FBI Mỹ mở
điều tra từ năm 2016 và hiện tại lại đang nằm giữa tâm điểm sự đối đầu Mỹ-Trung,
thì tôi nghĩ rằng chẳng chóng thì chày sẽ có một nhân vật cao cấp nào đó của
Huawei bị tìm ra tội và bị bắt trong khi ở nước ngoài. Với vụ bắt giữ này, thậm
chí còn có ý kiến bình luận là các cánh cửa cho Huawei vào các nước Phương Tây
đang bị đóng lại.
Trong vụ này, Meng Wanzhou và cả vương quốc Huawei của cha cô, suy cho cùng, cũng là nạn nhân của sự khác biệt về luật pháp, hay nói cho đúng hơn là sự khác biệt về cách thức một xã hội được vận hành và phát triển như thế nào, giữa TQ và phần phát triển nhất của thế giới.
------------------------------------------
BBC
9 tháng 12 2018
.
8 tháng 12 2018
.
7 tháng 12 2018
6 tháng 12 2018
6 tháng 12 2018
----------------------
RFI
RFI | 09-12-2018
.
RFI | 09-12-2018
.
RFI | 08-12-2018
.
RFI | 08-12-2018
-----------------------
VOA
09/12/2018
09/12/2018
07/12/2018
07/12/2018
07/12/2018
.
06/12/2018
No comments:
Post a Comment