Tú Anh – RFI
Đăng ngày 20-12-2018
Quyết
định của tổng thống Donald Trump rút quân khỏi Syria không những tác động đến cục
diện chiến trường mà còn gây những hệ quả lớn cho các đồng minh của Mỹ, cho
chính nước Mỹ và Tây phương nói chung, từ địa chính trị cho đến ngoại giao,
theo cảnh báo của các nhà phân tích.
Trước hết là
về mặt quân sự. Không có lực lượng Mỹ trên chiến trường, Thổ Nhĩ Kỳ tha hồ thực
hiện kết hoạch tiêu diệt sắc dân Kurdistan sinh sống và kiểm sóat một vùng bắc
Syria, giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Irak. Chuyên gia Mỹ
Jonas Parello-Plesner, thuộc viện nghiên cứu chiến lược Hudson Institute phân
tích : Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tấn công lực lượng võ trang Kurdistan-Syria.
Thành phố Minbej do lực lượng Kurdistan trấn giữ sẽ « bốc lửa » đầu
tiên. Chiến binh Kurdistan sẽ không thể huy động lực lượng phản công tàn quân
Daech cố thủ dọc biên thùy Irak.
Về địa chính
trị, chiến tranh Syria là cuộc chiến giữa hàng chục xung khắc chồng chéo lên
nhau : đối lập chống chế độ cha truyền con nối ở Damas, giữa
chính phủ Syria chống thánh chiến, giữa các phe Hồi Giáo đối nghịch, giữa các sắc
tộc, giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurdistan, giữa Iran và Israel và cuộc chiến chống
Daech.
Chiến tranh
chống Nhà Nước Hồi Giáo là lý do chính thức để Hoa Kỳ tham dự. Do vậy, quyết định
rút quân của Donald Trump là một sai lầm, theo nhà cựu ngoại
giao Mỹ Ilan Goldberg của Trung Tâm An Ninh Mới của Mỹ. Ông dự báo là Daech sẽ
hồi sinh tại Syria như đã nổi dậy ở Irak khi tổng thống Barack Obama phạm sai lầm
rút quân Mỹ trong khi Irak chưa ổn định.
Jonas
Parello-Plesner, trích dẫn bên trên, lo ngại Matxcơva sẽ lấp chỗ trống, trở
thành chủ nhân ông tại Syria. Chưa hết, Donald Trump sẽ dựa
vào lập luận nào, cơ sở nào để đòi Iran chấm dứt hỗ trợ Damas trong khi ưu tiên
số một trong chiến lược Trung Đông của Mỹ là làm suy yếu Teheran ? Khi Israel,
một mình đơn độc, tuyên bố « tự lo thân », có nghĩa là một mặt trận mới
đang được chuẩn bị.
Nhưng tại sao
Donald Trump lại chọn một quyết định đầy bất trắc ? Chủ nhân Nhà Trắng có tiếng là đổi ý như « chong chóng » có thể sẽ
thay đổi nữa khi thấy rõ lợi hại. Tuy nhiên, theo AFP, rất có thể trong vụ này,
tính toán con buôn cũng là một thông số trong phương trình địa chiến lược của
Donald Trump: Không rõ do tình cờ hay hữu ý mà hôm thứ Tư 19/12/2018, tức là
cùng ngày, Washington thông báo đồng ý bán cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống lá chắn chống
tên lửa Patriot để khuyến khích Ankara ngưng dự án trang bị S-400 của Nga và
hòa giải với tổng thống Erdogan.
An ninh
châu Âu bị đe dọa
Paris cho biết là không rút lực lượng đặc biệt ở
Syria và sẽ tiếp tục chiến dịch chống Daech, dù có Mỹ hay không: Daech chưa bị
đánh bại hoàn toàn. Nhưng tâm trạng lo âu chung cho an ninh châu Âu được cựu thủ
tướng Bỉ Guy Verhofstadt, nay là nghị sĩ châu Âu phát biểu như sau: Mỹ rút lui là một chiến thắng
cho « Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và chế độ Damas ».
Đại diện của Lực lượng dân chủ Kurdistan tại Pháp cảnh
báo : Mỹ đã nhượng bộ trước áp lực của Erdogan. Nếu Tây phương không cung cấp
vũ khí cho chúng tôi tự vệ, Daech sẽ hồi sinh và lúc đó Pháp cũng như các nước
châu Âu khác sẽ bị tấn công.
Tóm lại, như chuyên gia Charles Lister, giám đốc
Chương trình chống khủng bố và cực đoan của viện nghiên cứu Trung Đông ở
Washington, nhận định : Quyết
định của Donald Trump là một « kịch bản tuyệt vời » cho mưu đồ của
Daech, Matxcơva và chế độ Assad.
--------------------------------
Tú Anh – RFI
Đăng ngày 20-12-2018
Tuyên
bố chiến thắng Daech tại Syria, tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh triệt thoái
toàn bộ 2000 quân đang bố trí ở miền bắc Syria. Đây không phải là lần đầu tiên
lãnh đạo hành pháp Mỹ thông báo ý định rút quân. Nhưng quyết định loan trên «
tweet » hôm thứ Tư 19/12/2018 gây sửng sốt và chống đối ngay trong phe của tổng
thống.
Từ
Washington, thông tín viên Grégoire Pourtier tường thuật :
"Chắc chắn Donald Trump đã làm cho giới thân cận
chưng hửng. Bởi vì trong những ngày gần đây, nhiều quan chức Mỹ còn nói là lực
lượng Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện ở miền bắc Syria trong một thời gian nữa. Thứ nhất,
tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào và quan trọng
hơn nữa là vấn đề chính trị tại Syria chưa giải quyết xong. Thế mà, toàn khu vực
có ổn định hay không, điều đó tùy thuộc vào tình hình Syria.
Sự thực là dường như Donald Trump lấy quyết định một
mình và gần như không thông báo một ai trong giới thân cận. Ngày thứ Tư, vẫn
chưa có một thông tin nào liên quan đến phương thức tổ chức và lịch trình triệt
thoái. Cũng không tìm ra một viên chức nào lên tiếng biện minh cho quyết định của
Donald Trump. Trái lại, ngay trong đảng Cộng Hòa, nhiều nghị sĩ không giấu thái
độ bất bình. Một người còn lên án gay gắt : « Đây là một quyết định chiến lược ngu ngốc nhất lịch sử
».
Giới phân tích không quên nhắc lại sai lầm của tổng
thống Obama khi quyết định rút quân khỏi Irak, mở đường cho Daech tấn công. Quyết
định của tổng thống Donald Trump sẽ tạo thuận lợi cho Iran, kẻ thù của Mỹ, cũng
như giúp cho Nga phát huy ảnh hưởng tại Trung Đông.
Ngược lại, người Kurdistan, đồng minh của Mỹ trong
cuộc chiến chống Daech, có nguy cơ phải phó mặc số phận cho Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi một
sự ngẫu nhiên, hôm qua
cũng là ngày Washington thông báo đạt được một hợp đồng khổng lồ bán vũ khí cho
Ankara."
Phản ứng
quốc tế: Đồng minh lo ngại, Matxcơva hài lòng
Theo bản tin Reuters ngày 20/12/2018, một viên chức
Mỹ giấu tên cho rằng toàn bộ 2000 quân sẽ rút đi, sau khi chiến dịch chống
Daech kết thúc, có thể kéo dài từ 60 đến 100 ngày.
Quyết định của tổng thống Mỹ được Matxcơva khen ngợi
ngay lập tức là sẽ tạo điều kiện cho một giải pháp chính trị tại Syria.
Trái lại, Israel, đồng minh của Mỹ trong khu vực rất
lo âu. Thủ tướng Netanyahu tuyên bố ngắn gọn: Israel sẽ tự lo bảo vệ an ninh
cho chính mình.
Anh Quốc, qua tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng
Tobias Ellwood, cho là Donald Trump đã sai lầm khi nói Daech chiến bại : Daech
đã biến thành những dạng cực đoan khác.
Pháp sẽ tiếp tục can thiệp quân sự vào Syria. Theo bộ
trưởng bộ Quân Lực Florence Parly, Daech chưa bị tiêu diệt, mầm mống vẫn còn.
Phát ngôn viên quân đội Pháp Patrick Steiger cho biết thêm: chiến dịch chống
Daech vẫn tiếp diễn, quyết định của tổng thống Mỹ không làm thay đổi gì.
No comments:
Post a Comment