(Tiếp theo)
Loạt bài „Môi trường“ của tôi không ngờ nhận được sự quan tâm rông rãi của
bạn đọc. Trong 5 ngày, đã có thêm 2300 người vào xem phim „Việt Nam vẻ đẹp dễ vỡ
trên“ youtube. Video trên FB đã được hơn 600 chia sẻ và thêm 25.000 người xem.
Hay hơn nữa là những tranh cãi trái chiều xung quanh vấn đề rừng và năng lượng ở
Việt Nam. Bạn Trần Hải, đang sống tại Việt Nam, có một commen dài, tôi xin đưa
lên để bà con tiếp tục tranh luận.
Trần
Hải viết:
Chào bác ạ..Cám ơn bác đã cho cháu làm bạn và tham
gia góp ý học hỏi cùng bác...Cháu theo dõi bác đã lâu. Cháu thấy loạt bài về
môi trường của bác... hay..nhưng còn thiếu...và hơi bi quan. Cháu mạn phép add
friend để góp chút ý kiến của mình.
Môi trường là 1 đề tài quá lớn. Mọi lo lắng của các nhà khoa học, và của những con người có lương tri về việc chúng ta đang ăn cắp của con cháu là hoàn toàn đúng. Vậy câu hỏi là:
Chúng ta làm được gì để ngăn cản? Hoặc giải pháp nào
cho vấn đề cốt tử của con người? Đó là năng lượng và tái tạo rừng.
Cháu muốn trình bày ở đây một cái nhìn tích cực, một
hi vọng. Nếu chúng ta không tích cực hi vọng và tích cực làm việc, chúng ta để
lại cho con cháu 1 di sản còn tệ hại hơn.
A-
Về rừng việt nam, chính xác như bác nói. Trước 1945, rừng
Việt Nam chiếm 60% lãnh thỗ, những năm chiến tranh, có thể rừng giảm đôi chút,
5-10% , nhưng ko đáng ngại bằng những năm từ 1975 -2000. Giai đoạn này có 3 tác
nhân làm cho rừng suy giảm nghiêm trọng:
1- Là những năm kinh tế mới, khi người dân bị dồn về
vùng hẻo lánh, rừng rú, để lập nông trường, lâm trường, làm kinh tế
2- Là sự gia tăng dân số sau chiến tranh, hay gọi là population bomb, như đã từng diễn ra ở châu Âu và châu Mỹ sau WW1 va WW2 - Bên Á đông mình còn gọi là đầu thai của người chết trong chiến tranh. Dù là gì, thì sau 1975 đến 2000 dân số Việt Nam tăng đột biến, kéo theo nhu cầu lương thực, nhu cầu đất đai canh tác.
3- Đói ăn - Do quản lý kinh tế quá kém từ 1975 -2000
dẫn tới việc người ta phải bám vào rừng, bám vào biển để có cái ăn. Thời đó chẳng
ai được làm kinh tế tư nhân, nạn thất nghiệp cao, phần lớn làm nghề nông, rồi cấm
vận, rồi chiến tranh biên giới, yếu kém trong quản lý kinh tế tập trung, làm
cho dân đói triền miên. Người ta buộc phải khai thác rừng biển cạn kiệt để sống
- Nói đến đây cháu thấy rất buồn vì chính cháu sinh ra ở thời này, đã đói đã khổ,
đã ăn đến cạn kiệt rừng biển quê hương.Tất cả người Việt sinh ra ở giai đoạn
này đều mang nợ của rừng, của biển.
Nói rõ nguyên nhân như vậy để thấy rằng, dù trên giấy
tờ hiện nay, nhà nước công bố đã phủ xanh được 40% lãnh thổ, nhưng thực tế
không phải vậy. Vì đó là báo cáo láo. Nó láo là vì trong quy hoạch đất đai, 60%
đất đai của việt nam trên quy hoạch là đất rừng. Và khi viết báo cáo về tình
hình rừng ở địa phương, người ta gọi những mãnh đất của xã thuộc quy hoạch đất
rừng là rừng,,,nếu nó còn 1 tí màu xanh...của dây leo dại ...không có ai khai
thác được..gọi là rừng. Cứ như thế Xã gởi báo cáo cho huyện, huyện gởi cho tỉnh,tỉnh
gởi trung ương, vậy là có báo cáo 40% rừng, mà thực chất chỉ là rừng nghèo...hoặc
địa phương nào có phát triển được từ chương trình trồng rừng keo hoặc bạch đàn
thì được khai thêm vào,dẫn đến 1 sự trái ngược giữa báo cáo nhà nước và hình ảnh
vệ tinh.
Tức là theo báo cáo nhà nước, trước 1945 chúng ta có
trên 45% diện tích rừng, và hiện nay đã trồng rừng được trên 40%, nhưng khi so
sánh giữa bản đồ 1945 và bản đồ vệ tinh ta thấy rõ sự khác biệt của 2 con số
“trên 40%“ này.
Cứ đi dọc miền trung thì rõ, chỗ nào đất hơi bằng phẳng
là có con người sinh sống, canh tác. Chỗ nào quá lồi lõm, dốc, ko thể sinh sống
thì người ta khai thác làm rừng độc canh các loại keo, điều...Những thứ làm
tăng màu xanh trong báo cáo, nhưng không mang bất cứ tính chất nào của rừng.
Nói ra điều này, không phải vì cháu tiêu cực hay bi
quan hoặc cố tình nhìn trái lại nhà nước...nhưng là để chúng ta tự vấn lại
mình, hãy tự trọng, và nhìn vào thực tế là mình chỉ còn dưới 20% diện tích mang
bản chất là rừng và tìm giải pháp cho nó.
Đó là thực trạng, vậy giải pháp ra sao?
Phải trồng lại rừng, và rừng này phải có đa dạng
sinh học và có thể nuôi sống dân địa phương. Giải pháp này được 1 nhà lâm học
Hà lan thực hiện ở Indonesia. Ở VN có vài người đang thử. Chính cháu cũng đang
thử ở trên lượng đất đai ít ỏi mà gia đình có, mời bác tham khảo mô hình đó ở
đây
Cụ thể là :
- Về kỹ thuật sẽ trồng rừng theo kiểu forest farming
1000 cây/ha. Trồng khoảng 10 loài cây bản địa có giá trị cao ( Xoan, khét,
chua, lát, dầu,sao,lim xanh,lát hoa, giáng hương,gõ) – tiến hành ứng dụng kỹ
nghệ Wood Acetylation để làm tăng giá trị sản phẩm.
- Về chính sách:Làm như người Nhật làm để tăng diện
tích rừng tiến hành phân chia rừng thành đất rừng quốc gia và rừng địa phương,
cho người dân địa phương hưỡng lợi từ khu rừng thuộc địa phương của họ. ( xin
được bàn kỹ hơn ở bài sau)
B-
Về phần năng lượng:
Hiện tại điện mà con người dùng có 40% là từ than.
Khi tiêu thụ năng lương hóa thạch này giảm về 0 thì nguy cơ băng tan và các
nguy cơ khác sẽ giảm.
Vấn đề ở chỗ than là cách rẻ nhất, dồi dào nhất, và kinh tế nhất trong việc làm ra điện. Hiện tại các năng lương sạch ko có loại nào có đầy đủ năng lực để cạnh tranh với than, về giá cũng như về quy mô đầu tư. 1 kw điện than chỉ vào khoảng 0,3-0,6usd kw.
Điện hạt nhân thì chi phí đầu tư cao, rủi ro lớn, và đầu ra cũng cao hơn than vào khoảng 0,5-0,9usd kw.
Tuy nhiên, có 1 giải pháp hoàn hảo, đó là GEOthernal
(Địa nhiệt). Ước tính toàn bộ tiềm năng GEOthermal của trái đất gấp 2 lần nhu cầu
năng lượng con người đang dùng hiện nay và nó có thể triển khai ở khăp mọi nơi.
Ưu điểm của nó là sạch vĩnh viễn, giá mỗi kw chỉ còn 0,096-0,4 USD/kw. dùng
24/24 ko phải như mặt trời, và ít bảo dưỡng, không tốn không gian như gió.
Vấn đề của GEOthermal là chi phí đầu tư vào nó còn quá lớn. Theo giá của Mỹ thì phải 200-300 triệu USD cho 1 nhà máy 5-20 Mega W,sản lượng quá thấp.
Vậy
có giải pháp không? Có:
Để tạo được nhà máy GEOthermal cần phải khoan được độ
sâu 5-10km vào lòng đất – đường kính 50cm. Chi phí khoan sẽ lên tới 20-100
triêu usd cho 1 mũi khoan như vậy
Có 2 cải tiến:
- 1 là dùng mũi khoan điện cao áp cao, Electric
pulse boring technology, sẽ giảm chi phí xuống chỉ còn 2-10 triệu USD /mũi
khoan
- 2 là dùng Super Critical Co2 làm chất dẫn nhiệt
thay vì dùng nước, sẽ tăng gấp 10 lần hiệu suất. tức là nhà máy 2-20 MW sẽ lên
tới 200-500 MW.
Vấn đề là ko một nhà đầu tư nào điên để bỏ tiền vào
1 dự án thí nghiệm mũi khoan electric pulse boring này cả. Hiện tại chỉ có các
đại học ở Mỹ, Canada, và châu Âu nghiên cứu làm cái này.
Bản so sánh giá thành của Geothermal và các loại năng lương khác. GEO đạt mức giá 79-117usd cho 1000kw điện, rẻ hơn hạt nhân, than. Tuy vẫn mắc hơn mặt trời và gió, nhưng lại ko tốn diện tích và dùng được 24h/24h và có thể triển khai ở khắp mọi nơi, trử lượng khai thác gấp 2 lần nhu cầu loài người đang cần hiện nay.
C-
Về vấn đề năng lượng sưởi ấm:
Nếu dùng Geothermal heatpump thì sẽ giải quyết được
lượng điện tiêu thụ hằng tháng cho sưởi ấm
Ngắn gọn là Air heatpump chỉ có CoP 1.7-2.5 - Các
hãng Nhật dùng Supercritical C02 làm chất truyền nhiệt thì CoP là 4, và nếu làm
2 bước heatpump thì có thể lên 7-8. Đó là air heat pump water – được gọi là
công nghệ Eco-Cute của Nhật. Nhưng với Geothermal heat pump thì có thể đạt hiệu
quả sưởi ấm CoP 3.5-6 xuyên suốt năm, ko lệ thuộc vào mùa.
Chi phí đầu tư cho 1 máy GEothermal heatpump vào khoảng
2000 -4000 USD. Cần thêm 100m dây trong lòng đất ở độ sâu 6-20m. Điều này mới
làm cho Geothermal mắc tiền và khó đầu tư. Nhưng nếu có ngân hàng cho vay thì
làm được.
Vài dòng gởi bác, nó bị giới hạn trong câu chữ và vì
đề tài quá rộng, mong được góp ý với bài viết về môi trường của bác. Cháu chỉ
muốn 1 cái nhìn lạc quan về tương lai cho bác, và cho những ai theo dõi đề tài
này.
Trần
Hải
*
*
Môi trường (3) - Việt Nam - Vẻ đẹp dễ vỡ.
Cách đây gần một năm, nhóm chúng tôi đã dịch và phụ
đề bộ phim tài liệu mà đài Truyền hình Đức ZDF làm về thiên nhiên Việt Nam -
„Việt Nam – Vẻ đẹp dễ vỡ“.
Cho đến nay có khoảng 8.000 người đã xem phim qua
Youtube và khoảng 13.000 người xem qua Facebook. Xét thấy bộ phim cần được phổ
biến rộng rãi hơn nữa cho người Việt nên hôm nay tôi post lại ở đây.
...Xem thêm
*
*
Môi trường (2)- Những thủ phạm.
(Tiếp theo)
Vốn chỉ là thợ điện tử nên tôi không dám coi các bài
viết của mình là công trình khoa học. Tôi chỉ chia sẻ những gì tôi cảm nhận qua
cuộc sống hoặc đọc được ở nơi khác. Mong các bạn bỏ qua các lỗi nhỏ kiểu như nhầm
cò với sếu.Dù sao thì việc loài chim không còn phải về Bắc Phi tránh mùa đông
là một thảm họa sinh thái không thể chối cãi.
...Đọc tiếp
*
*
Môi trường (1) – Ăn cắp của con cháu.
Suốt mấy tuần qua, giá xăng dầu ở Đức tăng vọt,
không phải vì dầu thô đắt, mà vì các con sông đều cạn đến sát đáy, mọi xà lan
chở xăng dầu bó tay. Mùa hè qua châu Âu khô nóng, hạn hán nhất kể từ khi con
người biết thống kê thời tiết. Mùa đông đã đến mà mưa vẫn quá ít. Chuyển bằng
xe bồn làm cho mỗi lít xăng tăng thêm 12 cents, mỗi lít dầu sưởi tăng 18 cents.
(May mà tiều phu đã thôi sưởi dầu từ 2014).
Hàng triệu con chim từ Bắc Âu bay về...
No comments:
Post a Comment