04/12/2018
LTS: Tiếp theo Hiệp định Paris, lần này Liên Hiệp quốc tổ chức hội thảo
COP24 về Biến đổi khí hậu tại Katowice, Phần Lan. LHQ cho nhân dân thế giới góp
ý kiến cho hội thảo trên một chiếc ghế ảo.
Nhà truyền thanh Anh quốc, Sir David David
Attenborough đã thay mặt nhân dân thế giới, yêu cầu lãnh tụ các quốc gia hành động
trước khi nền văn minh nhân loại bị suy tàn và thiên nhiên cho nhân loại tồn tại
bị phá vỡ.
Liên Hiệp quốc còn lập trang mạng chỉ dẫn cho chúng
ta biết mình có thể làm gì giúp nhân loại tránh thảm họa này. David
Attenborough là nhà nghiên cứu sử học theo trường phái bảo tồn thiên nhiên. Sau
đây là diễn từ của ông chia sẻ cùng bạn đọc.
_____
COP24,
Katowice, Poland
Ngày 3, tháng 12, 2018
Ông David Attenborough phát biểu tại Hội thảo Biến đổi
Khí hậu. Ảnh: Newshub
Kính thưa quý vị lãnh đạo, quý bà và quý ông,
‘Chúng tôi nhân dân các nước của Liên Hiệp Quốc’. Đó
là dòng chữ đầu tiên trong hiến chương LHQ. Một hiến chương đặt nhân dân là tâm
điểm. Một cam kết cho tất cả mọi người trên thế giới có tiếng nói về tương lai.
Một lời hứa bảo vệ kẻ yếu nhất và mạnh nhất trước mọi nhân hoạ.
Ngày nay, chúng ta đang trực diện với mối nhân hoạ cả
toàn cầu. Mối đe doạ ghê gớm nhất trong nhiều ngàn năm. Biến đổi khí hậu. Nếu
chúng ta không hành động thì sự sụp đổ của nền văn minh nhân loại và tận tuyệt
của thế giới thiên nhiên sẽ hiện đến trong chân trời.
Liên Hiệp Quốc là một diễn đàn độc nhất có thể đoàn
kết cả thế giới. Và Hiệp định Paris đã chứng tỏ, chúng ta có thể thay đổi được
cục diện. Trong thời điểm cốt yếu này, LHQ đã mời nhân dân thế giới lên tiếng,
bằng cách lập ra một ghế ngồi.
Ghế của Dân;
Cho mọi người một cơ hội họp lại ở đây hôm nay, qua
mạng, và nói trực tiếp cho quý vị, những người có quyền quyết định được nghe ý
kiến họ.
Trong hai tuần qua, nhân dân trên thế giới đã tham
gia, gửi thông điệp, trả lời thăm dò ý kiến, gửi hình ảnh nói lên suy nghĩ của
họ.
Tôi đến đây chỉ thay mặt cho “Tiếng nói của Nhân
dân”: Để gửi đến quý vị những suy nghĩ, ưu tư, ý kiến và đề nghị chung của
chúng tôi.
Đây là thông điệp của ‘Chúng tôi nhân dân các nước của
Liên Hiệp Quốc’:
Nhân dân thế giới đã lên tiếng. Thông điệp của họ rất
rõ ràng. Họ sắp mất hết thời gian. Họ yều cầu, những người nắm quyền quyết định,
hãy hành động ngay bây giờ.
Họ đứng sau quý vị, cùng với các đại diện xã hội dân
sự ở đây hôm nay. Yểm trợ quý vị làm những quyết dịnh khó khăn và họ sẵn sàng
chấp nhận phải hy sinh trong đời sống. Để giúp tạo thay đổi, LHQ đã phát động
chương trình Act Now, Hành động Ngay.
Giúp người dân nhận ra những hành động hàng ngày họ
có thể làm, bởi vì họ nhận ra chính họ cũng phải tham gia vào góp phần mình.
Nhân dân thế giới đã lên tiếng.
***
1
Comment
Tại Argentina G20, 19 lãnh tụ ký bản tuyên bố ủng hộ
LHQ chống BĐKH, ai cũng hiểu việc phải làm cho nhân loại tránh nhân họa này, chỉ
một lãnh tụ bất chấp báo cáo khoa học, không chấp nhận có nguy cơ BĐKH, rút ra
khỏi CO23 HĐ Paris, đó là TT Trump chọn bỏ ra đứng ngoài từ chối ký với 19 lãnh
tụ kia,
https://edition.cnn.com/.../us-climate.../index.html
Tuy vậy người Mỹ và các lãnh tụ tiểu bang Hk vẫn tiếp tục đi theo hướng cùa LHQ.
https://edition.cnn.com/.../us-climate.../index.html
Tuy vậy người Mỹ và các lãnh tụ tiểu bang Hk vẫn tiếp tục đi theo hướng cùa LHQ.
------------------------------------
VOANews
04/12/2018
Tổng
thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres cảnh báo là thế giới “đang gặp nhiều khó
khăn vì biến đổi khí hậu”.
Ngày thứ Hai 3/12, phát biểu tại buổi lễ khai mạc
hai tuần lễ thảo luận về biến đổi khí hậu tại Ba Lan, ông Guterres nói đây là
cuộc gặp gỡ quan trọng nhất về biến đổi khí hậu kể từ khi Hiệp định Paris được
ký.” Ông kêu gọi gần 200 quốc gia có đại diện tại Katowice, Ba Lan phải xem vấn
đề này là nghiêm trọng, và cam kết hành động đã được thỏa thuận tại Paris vào
năm 2015.
Các quốc gia ký kết Hiệp định cột mốc Paris 2015, đã
hứa cắt giảm khí thải nhà kính và giới hạn nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C
vào năm 2030.
Ông Guterres nói để đạt mục tiêu này, khí thải phải
giảm chỉ còn một nửa mức 2010 vào năm 2030.
“Tôi nhắc các bên đây là hạn chót quý vị đặt ra cho mình và điều tối cần
là quí vị đạt được mức này,” ông Guterres nói.
Đề cập đến các phúc trình ảm đạm mới đây, trong đó
có một phúc trình của các chuyên gia về khí hậu Liên hiệp quốc vào tháng 10 vừa
qua, ông Guterres nhắc đến các thảm họa do bão gây ra tại Barbuda và Dominica
mà ông gọi là “thật đau buồn”, nhưng cũng có thể “ngăn ngừa được”.
Tổng thống Donald Trump đã dọa là sẽ rút Mỹ ra khỏi
hiệp định Paris vì điều ông gọi là những thiệt hại về kinh tế do những điều khoản
của hiệp định gây ra.
Ông Trump là người cổ xúy cho việc sử dụng khoáng sản
và năng lượng hạt nhân và đã đề nghị thương thuyết lại Hiệp định Paris- một ý
kiến mà nhiều người cho là không thể thi hành được.
Ba lan, nước tổ chức hội nghị sẽ đưa ra đề nghị được
gọi là “một sự chuyển tiếp công bằng”đối với ngành dầu mỏ, khí đốt và than đá để
giảm thiểu những tác hại về tài chánh khi tránh xa những nguồn năng lượng gây ô
nhiễm này.
Tuy nhiên nhiều quốc gia bị đe dọa tức thì vì biến đổi
khí hậu trong đó có Fiji mà Thủ tướng Frank Bainimarama của nước này hồi năm
ngoái là chủ tịch hội nghị biến đổi khí hậu, yêu cầu các quốc gia đã phát triển
phải hành động ngay bây giờ để cứu trái đất.
“Hay, chúng ta hy vọng sẽ không xảy ra, chúng ta làm
ngơ đối với những chứng cớ không thể bác bỏ được và trở thành một thế hệ phản bội
nhân loại,” ông Bainimarama nói.
-------------------------
VOA Tiếng Việt
24/11/2018
Biến
đổi khí hậu sẽ khiến kinh tế Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ đô la cho đến cuối thế kỷ
này và tàn phá mọi thứ từ sức khỏe con người cho đến cơ sở hạ tầng và sản xuất
nông nghiệp, theo một bản phúc trình của Chính phủ Mỹ được công bố hôm 23/11.
Bản phúc trình được thưc hiện theo yêu cầu của Quốc
hội và được soạn thảo với sự hỗ trợ của một chục cơ quan và đơn vị của chính phủ
đã trình bày những tác động dự đoán của tình trạng ấm lên toàn cầu lên tất cả
các khía cạnh của xã hội Mỹ.
Bản phúc trình đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc này
mâu thuẫn với mục tiêu của chính quyền Tổng thống Donald Trump cổ súy cho nhiên
liệu hóa thạch.
“Với lượng khí phát thải tiếp tục tăng với tốc độ lịch
sử, thiệt hại hàng năm ở một số ngành kinh tế dự đoán có thể lên đến hàng trăm
tỷ đô la cho đến cuối thế kỷ - nhiều hơn GPD hiện tại của nhiều tiểu bang,”
phúc trình cho biết.
Phúc trình cũng nói rằng sự ấm lên toàn cầu cũng ảnh
hưởng đến người nghèo nhiều hơn, khiến sức khỏe con người xấu đi, tàn phá cơ sở
hạ tầng, khiến nước ngọt trở nên khan hiếm, thay đổi đường bờ biển và làm gia
tăng chi phí trong các ngành kinh tế từ nông nghiệp cho đến năng lượng.
Mặc dù phúc trình nói rằng nhiều tác động của biến đổi
khí hậu – trong đó có những cơn bão, hạn hán và lũ lụt đang xảy ra thường xuyên
hơn và có cường độ mạnh hơn – đã hiện diện, nhưng dự đoán về thiệt hại có thể
thay đổi nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính được ngăn chặn đáng kể.
“Những nguy cơ từ biến đổi khí hậu trong tương lai
tùy thuộc chủ yếu vào quyết định của chúng ta ngày nay,” phúc trình viết.
Bản phúc trình có tên gọi Đánh giá Khí hậu Quốc gia
lần thứ tư này đã bổ sung cho một nghiên cứu hồi năm ngoái vốn kết luận rằng
con người chính là tác nhân chính gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu và cũng cảnh
báo về những hậu quả thảm khốc đối với hành tinh chúng ta.
Những nghiên cứu này trái ngược với quan điểm của Tổng
thống Donald Trump vốn dẹp bỏ những biện pháp bảo vệ môi trường và khí hậu mà
người tiền nhiệm Barack Obama đưa ra để có thể sản xuất tối đa năng lượng hóa
thạch, trong đó có dầu thô mà hiện nay sản lương của Mỹ đã cao nhất trên thế giới,
trên cả Ả Rập Xê-út và Nga.
Ông Trump hồi năm ngoái đã thông báo rút Mỹ ra khỏi
Thỏa thuận Paris về khí hậu mà gần 200 quốc gia trên thế giới đã ký kết để đối
phó với biến đổi khí hậu với lập luận rằng thỏa thuận này làm tổn thương kinh tế
Mỹ và đem lại ít lợi ích cụ thể về môi trường. Bản thân ông Trump và nhiều
thành viên trong nội các của ông cũng liên tục bày tỏ nghi ngờ về biến đổi khí
hậu.
“Bản phúc trình này đã chứng minh rõ ràng rằng biến
đổi khí hậu chẳng phải là vấn đề tương lai xa vời. Nó đang diễn ra ngay lúc này
tại tất cả các nơi trên đất nước,” bà Brenda Ekwurzel, giám đốc chương trình
khoa học khí hậu thuộc Liên đoàn các nhà Khoa học Quan ngại và là một trong những
tác giả của phúc trình, cho biết.
Các nghiên cứu trước đây, trong đó các nhà khoa học
của chính phủ Mỹ, cũng đã kết luận rằng biến đổi khí hậu có thể gây ra hậu quả
kinh tế nghiêm trọng, trong đó có hủy hoại cơ sở hạ tầng, tàn phá nông nghiệp
và nguồn nước.
Các tình trạng thời tiết cực đoan cũng làm tăng nguy
cơ lây lan bệnh tật, làm giảm chất lượng không khí và làm tăng các chứng bệnh về
tâm thần.
Mười ba cơ quan chính phủ Mỹ tham gia vào ủy ban soạn
thảo phúc trình, trong đó có Bộ Nông nghiệp và NASA.
No comments:
Post a Comment