Trên danh nghĩa, thuế tariff mà ông Trump đặt ra
trên các mặt hàng của Trung Quốc, nhằm nâng giá những món hàng hóa đó cao hơn,
dẫn đến việc hàng hóa đến từ Trung Quốc sẽ … ÍT HƠN.
Điều đó cũng đồng nghĩa với giá thành cao hơn, khiến
người dân MỸ PHẢI TRẢ NHIỀU TIỀN HƠN CHO CÙNG MỘT MÓN HÀNG MÀ HỌ VẪN MUA.
Trên thực tế, Hoa Kỳ CHƯA BAO GIỜ CHUẨN BỊ nên CHƯA
CÓ HÀNG HÓA CỦA QUỐC GIA NÀO THAY THẾ HÀNG TRUNG QUỐC cả, và vì KHÁT HÀNG RẺ TIỀN
ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC, nên Mỹ vẫn nhập cảng đều đặn và với số lượng nhiều hơn. Dẫn
đến:
1- Trao đổi thất thoát cao hơn. Con số trong 2 năm
qua dưới thời Donald Hood đã chứng minh điều đó. Từ tháng 1 tới cuối tháng 9
năm 2017 con số trao đổi thua thiệt là 274 tỷ. Cả năm là 375 tỷ. Thế nhưng từ
tháng 1 tới cuối tháng 9 năm nay 2018 thì con số trao đổi thua thiệt tăng vọt
lên đến 302 tỷ. Dự đoán năm 2018 sẽ là con số thua thiệt phá kỷ lục ở mức trên
410 tỷ.
2- Thế thì ai sẽ phải trả cho những con số đó. Xin trả
lời không cần suy nghĩ: BAY CHỚ CÒN AI VÀO ĐÂY?
3- Vậy thì tiền thuế tariff đó sẽ đi về đâu? CHÚNG
NÓ CHIA NHAU RỒI CHỚ ĐI ĐÂU NỮA? Hỏi ngu thế mà cũng hỏi!
Qua cái Tax Cut chia cho bọn tài phiệt của “ngài”,
thâm thủng NỢ CÔNG sẽ tăng lên khoảng 1.5 ngàn tỷ. Bên cạnh việc in công phố
phiếu để vay nợ, thì những món tiền thuế như thuế tariff này, sẽ được dùng để
trám vào những cái lỗ hổng to tổ mẹ kia.
Vậy mà còn đứng dưới cắm đầu vỗ tay …
Chắc chỉ còn có nước … khiêng đi chôn thôi …
-----------------------------
Không chỉ riêng Trung Quốc, Đức và một số quốc gia
bên trời Âu cũng được hân hạnh liệt vào danh sách “Cấm Vận Kinh Tế” của ông
Trump. Những đe dọa liên tục suốt gần 2 năm qua đã khiến nhiều quốc gia trước
đây là đồng minh của Hoa Kỳ phải e ngại, và phải đi đến quyết định. Cái mối
“thân tình” giữa Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ý, Đức và khối Liên Hiệp Âu Châu đã có những
rạn nứt không thể hàn gắn vì ông Trump không muốn.
Bên cạnh những đe dọa, ông Trump lại còn có những lời
lẽ và những chỉ trích trịch thượng và vô cùng ngạo mạn đến những nhà lãnh đạo của
các quốc gia đã từng một thời tay nắm tay này. Năm ngoái, bà Angela Merkel, thủ
tướng Đức đã phải tuyên bố một cách rõ ràng và chắc chắn rằng: “Khối Liên Minh
Âu Châu, từ nay phải TỰ QUYẾT ĐỊNH cho sự sống còn của chính chúng ta!” sau cuộc
họp NATO và G7 gần như thất bại vì chẳng có kết quả gì.
“Nước Đức, chúng ta phải tìm "Đồng Minh Mới"
bởi vì với cái đà này, chúng ta không thể tin vào mối giao hảo với "Đồng
Minh Cũ", và chúng ta bắt buộc phải chấp nhận một trật tự mới cho thế giới”.
Những cuộc họp sau đó của chính quyền Đức đã cho thấy họ bắt đầu chuyển hướng
sang … Bắc Kinh. Cuộc họp giữa Trung Quốc và Âu Châu vào cuối tuần này ở Đức sẽ
mở tung cửa ngõ cho hướng đi mới của 2 phe, cùng nằm trong sự “Trừng Phạt Kinh
Tế” của ông Trump.
Hôm 28 tháng 11 vừa qua, trong một cái tweet, ông
Trump đã nhấn mạnh rằng ông ta sẽ đánh thuế tariff 25% trên các mặt hàng xe tải
nhẹ xuất cảng từ các quốc gia Âu Châu trong đó có Đức.
Trung Quốc vốn đang là bạn hàng trao đổi mậu dịch
cao nhất của Đức với tổng giá trị lên hơn 200 tỷ đô la trong 2 năm qua, vượt
qua mặt Hoa Kỳ tính từ khi ông Trump lên làm tổng thống tới nay. Hiện nay có
900 công ty của Trung Quốc đang có mặt ở Đức trong đó có 550 công ty đang hoạt
động ở bến cảng Hamburg lớn nhất của Đức.
Trung Quốc trong hơn 2 năm qua đã và đang cố gắng đặt
bàn đạp ở thị trường Âu Châu và công cuộc “Tự Cấm Vận” của ông Trump đã giúp
nhà cầm quyền Bắc Kinh cơ hội nhảy xa hơn bao giờ hết. Cứ mỗi bước Hoa Kỳ rút
chân ra, thì Trung Quốc lại có cơ hội tiến thêm 2 bước.
Trong một cuộc thăm dò mới đây nhất ở Đức, có tới
67% dân Đức cho rằng, Đức nên bắt tay hợp tác “làm ăn” với Trung Quốc, trong
khi chỉ có 41% cho rằng họ nên giữ chặt mối giao hảo với Hoa Kỳ. Trung Quốc giữ
vị trí đứng thứ 2 trên thị trường kinh tế thế giới và Đức giữ hạng tư.
Chính quyền Đức lo ngại, trong năm 2019 này, ông
Trump sẽ nhắm tới quốc gia này để trừng phạt kinh tế bằng cách đánh tariff trên
ngành sản xuất xe hơi ở đây.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Ngoại Giao của Mỹ ở Đức
cho hay, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng hơn 320 tỷ vào các quốc gia Âu Châu.
Trung Quốc làm chủ hoặc giữ quyền kiểm soát khoảng 10% các bến cảng ở đây. Điều
đó chứng minh rằng, Hoa Kỳ đừng tưởng những đồng minh này sẽ sống chết với Hoa
Kỳ khi ông Trump đe dọa họ.
Dựa theo câu tuyên bố của ông Wolfgang Ischinger
trong cuộc họp sắp tới giữa Bắc Kinh và khối Liên Minh Âu Châu, ta cũng có thể
đoán được hướng đi mới của họ: “Mối tương quan giữa Đức và 28 quốc gia trong khối Liên Hiệp Âu Châu với
Trung Quốc sẽ là cơ hội lớn nhất trong lịch sử cho cả đôi bên”.
Đàng sau “Cuộc Chiến Kinh Tế Tiêu Diệt Trung Quốc”
và sự “Co Cụm America First” của ông Trump, Trung Quốc vẫn cứ lặng lẽ và đều đặn
mở mang sự bành trướng của mình. Hiện nay, Trung Quốc đã đầu tư vào nhiều hạ tầng
cũng như thượng tầng cơ sở ở 60 quốc gia trên thế giới. Bến cảng Hamburg và
Duisburg của Đức Quốc, hai năm qua, đã trở thành hai trục giao thông vận chuyển
lớn nhất nối liền Âu Châu và Trung Quốc.
CÁI HÌNH ẢNH CÔ ĐỘC CỦA ÔNG TRUMP NGỒI GIỮA BUỔI HỌP
G20 Ở Á CĂN ĐÌNH HÔM VỪA QUA – Cho ta thấy, CUỘC TỰ CẤM VẬN DO ÔNG TRUMP KHỞI
XƯỚNG, ĐANG BẮT ĐẦU CÓ THÀNH QUẢ.
Câu hỏi được đặt ra là: KHI NÀO THÌ KINH TẾ TRUNG QUỐC
XẬP?
No comments:
Post a Comment