Monday, 24 December 2018

HẠT GIỐNG YÊU THƯƠNG PHAN KIM KHÁNH - MỘT NGƯỜI TRẺ YÊU NƯỚC (Báo Tham Nhũng)




By auther
December 21, 2018

Hơn một năm sau, nhắc lại ngày nghe tin con bị bắt, bố của Phan Kim Khánh, ông Phan Kim Dung, giấu tiếng khóc trong tiếng cười gãy vụn của mình vì kinh hoàng và thương con. Và kỳ lạ thay cả ông và vợ - không mảy may trách cứ con. Mỗi lần đi thăm lời dặn của ông là "Con hãy đọc Kinh thánh và tin vào những điều mình làm".


Phan Kim Khánh - cậu sinh viên quê Phú Thọ đang học năm cuối Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên thì bị bắt vì "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 Bộ luật Hình từ ngày 17/3/2017 và bị Tòa tỉnh Thái Nguyên kết án Sáu năm tù giam và 4 năm quản chế vào ngày 25/10/2017.

Trong cuộc trò chuyện, cả hai ba mẹ của Khánh là ông Phan Kim Dung và bà Đỗ Thị Lập - những nông dân hiền lành chất phát sống ở vùng trung du Phú Thọ đều nói Khánh không làm gì sai và họ hãnh diện về con mình.

“Khi nghe đến hàng trăm nghìn những sinh viên trẻ Hồng Kông, rồi hàng chục vạn người trẻ Hàn Quốc xuống đường biểu tình phản đối lãnh đạo cao nhất của chính quyền nước họ phải từ chức và chịu điều tra độc lập, phải trao trả quyền lực độc lập về cho nhân dân, tôi thấy đau đớn cho sự im lặng trong thân phận bé mọn của giới trẻ và sinh viên Việt Nam mình." Phan Kim Khánh

Nhìn vào hình Khánh, có thể nhận thấy Khánh đẹp như thiên thần.

Mặt mày sáng sủa khôi ngô tuấn tú và toát lên vẻ thiện lành bất kể em xuất thân từ một gia cảnh rất nhọc nhằn và bản thân cũng làm lụng vất vả từ nhỏ như nhổ lạc, chăn vịt cùng gia đình ở một vùng xa xôi hẻo lánh tận miền Trung Du Bắc bộ Việt Nam.

Ngay cả trong tấm hình khi Khánh bị bắt do VTV đưa tin, ở em cũng toát lên vẻ cương nghị đĩnh đạc và rất đẹp trai.

Nhìn vào hình ảnh của Bố Mẹ em, sẽ dễ dàng nhận thấy dấu ấn của cuộc mưu sinh khắc khổ gian truân hiện rõ trên gương mặt sạm nắng gió của cả cha và mẹ em, họ là những nông dân điển hình của Việt nam suốt đời làm lụng.

Nhìn thấy ngôi nhà tranh cũ rất cũ của gia đình thấy một sự tương phản kỳ lạ giữa sự nghèo nàn vể vật chất tinh thần nhưng một sự giàu có bao dung kỳ lạ đối với con cái mình và đặc biệt đối với Khánh.

Họ đã đi qua cái gọi là việc làm 'tày trời' "chống phá nhà nước' như truyền thông đảng và chình quyền kết tội con mình để đồng hành với con càng thấy kính trọng họ - những người nông dân chân chất giàu tình yêu thương và lẻ phải.

Khánh thật sự như một món quà đẹp đẽ tuyệt vời mà ơn trên đã mang tặng đến cho hai ông bà và ơn trên cũng đã cho Khánh một gia đình tuyệt vời.

Phan Kim Khánh lúc còn đi học

Trong cuộc trò chuyện với Mai Hoa, nhắc lại cái ngày con bị bắt, dù sự việc đã xảy ra hơn một năm thế nhưng ông Phan Kim Dung bố của Phan Kim Khánh không giấu được sự xúc động.

Người đàn ông nông dân này giấu tiếng khóc trong tiếng cười gảy vụn của mình về cái đêm kinh hoàng khi nghe tin con và thương con.

Ông Phan Kim Dung- Bố của Phan Kim Khánh

Và kỳ lạ thay cả ông và vợ - không mảy may trách cứ con. Mỗi lần đi thăm lời dặn của ông là "Con hãy đọc Kinh thánh và tin vào những điều mình làm".

Bà Đỗ Thị Lập mẹ Khánh và em gái Phan thị Trang hôm diẽn ra phiên tòa xử Khánh, cả hai không được vào dự

Phan Kim Khánh bị bắt khi chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc chương trình 5 năm đại học.

Bằng chứng để nhà cầm quyền kết tội Phan Kim Khánh là 2 blog "Báo Tham nhũng" và "Tuần Việt Nam"; 3 trang trên mạng xã hội facebook lấy tên là "Báo Tham Nhũng", "Tuần Báo Việt Nam" và "Dân chủ TV"; 2 kênh trên mạng xã hội YouTube lấy tên là "Việt Báo TV" và "Việt Nam online" mà Khánh lập từ cuối năm 2015 và quản trị.

Đây là lần đầu tiên chính quyền cộng sản bắt giữ một sinh viên không biểu tình, cũng không rải truyền đơn hay tham gia một tổ chức nào ngoài Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Khánh chỉ phát biểu một cách ôn hòa trên mạng, và cũng không tỏ ra chống nhà nước cộng sản mà chỉ muốn chống tham nhũng.

Gia đình Phan Kim Khánh: Bố Phan Kim Dung (áo trắng ở giữa), mẹ Đỗ Thị Lập (áo xanh chấm bi) em gái Phan Thị Trang (ẳm con phía sau) và hai con Trang trước nhà

*
*
"Tôi yêu chính trị..!
By Phan Kim Khánh

Tôi sinh ra ở làng quê nghèo, nơi mà những người thân của tôi phải dậy từ sớm trước cả tiếng gà gáy, để rồi ra đồng cấy cày, những người như bố tôi thì đi xây, đi sửa những ngôi nhà nhỏ…! Họ là những người vất vả nhất mà tôi từng thấy thế nhưng tôi cũng thấy họ là những người nghèo nhất mà tôi từng gặp…

Tôi sinh ra ở nơi mà mỗi người trẻ như tôi được đi học Đại học là niềm vinh dự cho cả gia đình dòng họ, Làng tôi nhiều người học giỏi, thanh niên học từ trường danh giá cho tới những đại học bình thường, từ những nghành học Hot cho tới những nghành học mà nghe tới đã không muốn học…! Họ học giỏi và ra được trường, nhưng họ chẳng xin được việc.

Tôi đi học, được chơi với những người bạn mới, họ đưa tôi đi tới những nơi sang trọng mà ở quê tôi chỉ nghĩ nó tồn tại trong phim, họ đưa tôi đi ăn những món ăn đắt tiền nếu quy giá cũng bẳng cả đàn gà bà tôi nuôi mỗi năm. Họ cho tôi những lọ nước hoa mà tôi vừa dùng vừa thấy tiếc mùi hương giá cả cân gạo. Tôi thường cau mày mỗi khi ngồi lại và nghĩ, giá như người dân quê tôi được hưởng thụ những thứ đó, chỉ 10% thôi thì có thỏa cái công họ làm lụng vất vả không?

Tôi yêu chính trị, bạn bè tôi nói tôi là chính trị gia, là người có ước mơ vĩ đại này nọ…! Nhưng với tôi, làm chính trị không phải để đạt được cái gì to tát như Đại biểu Quốc hội, bộ trưởng, chủ tịch này nọ…! Với tôi làm chính trị đơn giản là sao cho con đường của các em nhỏ tới trường được dễ dàng, cho đất cày của Bà con Nông dân quê tôi được mùa lúa cấy lên tươi tốt. Đơn giản là cho người với người sống yêu thương nhau..!

Tôi muốn thay đổi những nghịch lý ở trên, Nông dân được hưởng những thành quả lao động một cách xứng đáng, thanh niên đi học có công ăn việc làm, trẻ em được đi trên những con đường đẹp, người công nhân không phải ở trong những khu trọ tồi tàn v.v.v

Để làm được điều đó, cái tôi cần không phải là những mối quan hệ với người này người kia, không phải là bằng cấp… là tiền bạc…

Tôi cần tri thức, cần sự giáo dục, cần niềm tin.

Vì thế tôi chọn làm chính trị. Vì thế tôi yêu chính trị, tôi sống và chết cùng chính trị.

Cảm ơn nếu bạn đã đọc đến đây…!"

*
 Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook  

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/Vietnamese

*
Hạt giống yêu thương (208) Cây Đàn Tù

Với hơn 40 năm trong nhà tù cộng sản, từng nhiều lần bị ‘kỷ luật” và không ít lần nhỏ những giọt ai oán trước mỗi mạng tù nằm xuống, cây đàn tù đã chứng kiến nhiều đến nỗi nó không cất được giọng nào khác ngoài giọng buồn. Liệu cuộc chuyển giao kỳ lạ tới Melbourne – Úc Châu sẽ giúp cây đàn tù tìm lại được tiếng reo vui?

*
Hạt giống yêu thương (207) Trần Hoàng Phúc: Lối đi về phía trái tim

Giữa muôn vàn những vụ trấn áp, việc hai thanh niên trẻ bị đánh vẫn không khỏi khiến nhiều người ngỡ ngàng vì tính chất man rợ của sự việc vì đã diễn ra trên một quốc gia được xem là độc lập có nhà nước pháp quyền. Một nhóm người lạ mặt vây bắt đánh hai cậu thanh niên trẻ dã man, lấy hết tài sản và vứt họ ra giữa rừng chỉ vì họ đi ra miền Trung là nơi điểm nóng của thảm họa môi trường. Một trong hai thanh niên đó là Trần Hoàng Phúc.

Hạt giống yêu thương (206) Nguyễn Đặng Minh Mẫn – Bông hoa Trà Vinh ngoan cường!

Không mấy người biết về cô – một cô gái Trà Vinh chân chất, suốt ngày bám mẹ, rất nhiều anh theo nhưng chưa có bồ lại bị kết án nặng nề vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền”. Trong vụ án 14 thanh niên công giáo bị kết án cùng tội danh ở Nghệ An chỉ duy nhất cô và mẹ là hai phụ nữ và họ ở Trà Vinh …

*
Hạt giống yêu thương (203) Đỗ Cao Cường – Đứa con Đất Cảng

Chọn sống làm người tử tế trong một xã hội mà người tử tế trở nên là một vật cản, một cái gai trong mắt trong mắt người khác là điều không dễ. Đỗ Cao Cường, đứa con ngoan cường khẳng khái của Đất Cảng trước những đe doạ tính mạng vì dám lên tiếng cho các nạn nhân làng ung thư ở Hải Dương Hải Phòng, đã chọn đứng về phía các nạn nhân.

*
Hạt giống yêu thương (201) Núi ơi núi, rừng ơi rừng…

Hà Giang là nơi có địa hình núi non được khách du lịch quốc tế bình chọn là đẹp nhất nước Việt Nam và cũng là nơi nghèo nhất nước Việt Nam. Cơn lũ lụt kinh hoàng vào cuối tháng 6 tại Hà Giang chìm lẫn trong vô số những sự kiện lớn nhỏ ở Việt Nam để lại người dân tộc nơi này gồng mình với thiệt hai.

----------------------------

XEM THÊM
Bottom of Form

25/10/2017

Con yêu bố mẹ những người quan trọng nhất trong cuộc đời này.
Có lỡ sau này con gặp điều gì trắc trở, bố mẹ hãy vững tin vào con nhé.
*
*
Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe người này gọi người kia là cái thứ “đầu bò” hay đầu “bã đậu.” Mới đây, lại học thêm được một từ ngữ nữa – “đầu gỗ” – qua trang FB của luật sư Lê Luân:

“Khi nghe đến hàng trăm nghìn những sinh viên trẻ Hồng Kông, rồi hàng chục vạn người trẻ Hàn Quốc xuống đường biểu tình phản đối lãnh đạo cao nhất của chính quyền nước họ phải từ chức và chịu điều tra độc lập, phải trao trả quyền lực độc lập về cho nhân dân, tôi thấy đau đớn cho sự im lặng trong thân phận bé mọn của giới trẻ và sinh viên Việt Nam mình.

Hôm nay, sinh viên luật ở Mỹ lại có một hành vi chính trị được coi là quyền đương nhiên đến mức bình thường của một con người mà bất kỳ một công dân Hoa Kỳ nào cũng đều có thể hực hiện – họ chung tay đâm đơn kiện tân Tổng thống Donald Trump ra Toà án bảo hiến để chống lại sắc lệnh vừa mới ban hành của ông ấy khi họ cho rằng nó có dấu hiệu vi phạm vào Hiến pháp nước này…

Tuổi trẻ và thế hệ trẻ của chúng ta đang ở đâu và làm gì? Họ học gì và nói gì với nhau trên Tổ quốc đầy thương tổn và ngày càng khánh kiệt này?

Họ chỉ lo mưu cầu đời mình mà không tính dựng xây đất nước. Họ không hiểu giá trị của họ nên thành ra trở nên như những công dân đầu gỗ trên mảnh đất quê hương dung dưỡng chúng.”







No comments:

Post a Comment

View My Stats